Các dấu hiệu của người được gọi là "trọng pháp" khi thực hành lục hòa | Chu kỳ 10 - Chương trình 2

-
aa
+

Ngày 3 và ngày 4: Ngồi thiền:

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Trước khi biết đến Phật Pháp:

- Có yêu thích các việc giản dị, phạm hạnh, yêu thương, giúp đỡ người không?

- Có khuyên bảo người hướng tới đời sống đạo đức không?

2. Từ khi biết đến Phật Pháp:

- Có biết sống phạm hạnh, tinh tấn trì giới và sống theo chánh kiến chưa?

- Có giúp người được tinh tấn trong giới và chánh kiến không?

- Có tinh tấn thực hành lục hòa không?

- Hiện tại còn làm nhiều việc chưa lục hòa không?

- Hiện tại có hướng dẫn, lôi kéo mọi người làm các việc không đúng lục hòa không?

3. Sám hối, phát nguyện:

- Sám hối các việc tham dục, không đúng giới.

- Sám hối các việc si mê, không đúng chánh kiến.

- Sám hối không có tâm từ, không tu phạm hạnh.

- Sám hối đã giúp đỡ, chia sẻ với nhiều người khiến cho người không thực hành được các quy định của Pháp lục hòa, không đúng với giới và chánh kiến.

- Phát nguyện thực hành phạm hạnh theo các quy định của Pháp lục hòa đối với bạn đồng tu (hội chúng) của mình.

- Phát nguyện giúp đỡ, chia sẻ các phận sự theo bổn phận.

- Nguyện thực hành 1 hạnh không xen tạp (Trú tâm từ bi tu phạm hạnh, luôn giúp đỡ, giữ gìn giới, chăm học tu cho sáng tỏ, khai mở chánh kiến).

- Hướng nguyện mong cho mình thực hành để sau này thành tựu được là người trọng Pháp.

4. Tri ân:

- Tri ân lòng từ bi không thể nghĩ bàn của Đức Phật.

- Tri ân Sư Phụ và chư Tăng đã nối tiếp Đức Phật cắt ái từ thân, tu niệm từ, thực hành phạm hạnh, yêu thương bình đẳng khắp chúng sinh.

5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

*Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.

----------

Kinh Tăng Nhất - Các Dấu Hiệu Của Người Được Gọi Là “Trọng Pháp” Khi Thực Hành Lục Hòa

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật cùng đông đủ chúng đại Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị đều ngự trong rừng cây của Kỳ-đà, vườn ông Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
– Nay Ta sẽ vì các Ông nói pháp vi diệu, lời nói đầu, giữa và sau thảy đầy đủ chân chính, ý nghĩa thanh tịnh, phạm hạnh đầy đủ, đó là pháp tăng nhất. Vậy các Ông hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, hãy khéo suy nghĩ và ghi nhớ kỹ, về vấn đề này, ta sẽ nói cho. 

Khi đó các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy và lắng nghe. Phật bảo các Tỳ-kheo:

Có sáu pháp có nhiều thành quả, sáu pháp cần phải tu, sáu pháp cần phải biết, sáu pháp cần phải chứng ngộ.

Thế nào là sáu pháp có nhiều thành quả? Đó là sáu trọng pháp. Nếu Tỳ-kheo tu sáu trọng pháp này thì đáng kính, đáng trọng, hòa hợp với chúng, không tranh tụng, tu một hạnh không xen tạp. Thế nào là sáu? 

Ở đây vị Tỳ-kheo thân thường thực hành hạnh từ và tu phạm hạnh, đồng thời có tâm nhân ái, vị Tỳ-kheo đó gọi là trọng pháp, đáng kính, đáng trọng, hòa hợp với chúng không tranh tụng, tu một hạnh duy nhất không xen tạp. 

Vị Tỳ-kheo khẩu thường thực hành hạnh từ và tu phạm hạnh, đồng thời có tâm nhân ái, vị Tỳ-kheo đó gọi là trọng pháp, đáng kính, đáng trọng, hòa hợp với chúng không tranh tụng, tu một hạnh duy nhất không xen tạp. 

Vị Tỳ-kheo ý thường thực hành hạnh từ và tu phạm hạnh, đồng thời có tâm nhân ái, vị Tỳ-kheo đó gọi là trọng pháp, đáng kính, đáng trọng, hòa hợp với chúng không tranh tụng, tu một hạnh duy nhất không xen tạp. 

Vị Tỳ-kheo trên lại lấy vật được cúng dường của mình và đồ vật khác trong bát đem phân phối đồng đều cho chúng Tăng, không có tâm phân biệt bỉ, thử. 

Vị Tỳ-kheo đó đối với giới luật mà bậc Thánh hành trì không hề hủy phạm, không nhiễm ô, được người trí khen ngợi, khéo léo giữ gìn đầy đủ giới và thành tựu sự giải thoát bình đẳng của Hiền Thánh, hoàn toàn hết khổ. 

Vị Tỳ-kheo ấy, có chánh kiến và có các phạm hạnh; vị đó được gọi là trọng pháp, đáng kính đáng trọng, hòa hợp với chúng, không tranh tụng, tu một hạnh duy nhất không xen tạp. 

Này các Tỳ-kheo, đây gọi là pháp tăng nhất, nay Ta đã nói pháp này cho các Ông, Ta là đức Như Lai vì các đệ tử, những gì cần làm, Ta đã làm đầy đủ, từ mẫn, ân cần dạy dỗ các Ông. Vậy đối với pháp trên, các ông phải siêng năng phụng hành. 

Này các Tỳ-kheo! Phải ở chỗ thanh vắng, hoặc dưới gốc cây hay nơi trống trải, siêng năng tọa thiền, chớ tự buông lung. Nếu nay không nỗ lực cố gắng, về sau có ăn năn cũng đã muộn.

Đây là lời dạy của Ta, các Ông phải siêng năng thọ trì. 

Khi các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, liền hoan hỷ phụng hành.

(Trích soạn từ: Đại tạng kinh Việt Nam, kinh Trường A-Hàm - Tập 1, kinh Tăng Nhất, tr.447-462, Việt dịch: Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2005)

----------

Xem thêm các bài kinh:

Chương trình tu mùa hạ: tu Pháp Lục hòa

14,805 lượt xem
19/07/2022
1

Bình luận (23)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. T
    T

    Thu Vũ

    20/03/2025
    Con xin thành kính tri ân công đức của Cô Chủ Nhiệm ạ.
  3. N
    N

    Nguyễn Xuân Tố

    20/11/2024
    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con xin thành kính tri ân công đức trên Cô Chủ Nhiệm đã trạch giảng bài Pháp ạ!
  4. Đ
    Đ

    Đoàn Đức Khánh

    14/12/2023
    Con xin tri ân công đức của Cô Chủ nhiệm đã trạch pháp, hướng dẫn cho chúng con về việc \"trọng Pháp\" khi thực hành Pháp Lục hòa!
  5. Y
    Y

    Yến Phạm

    23/08/2023

    Chúng con xin chỉ ân công đức chỉ dạy của cô chủ nhiệm ạ

  6. L
    L

    Lê Thị Mai

    21/10/2022
    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Con xin tri ân công đức cô chủ nhiệm ạ