Kinh Phật Độ Năm Vị Sa Môn Ở Núi Xa Thành

Thuở xưa, nước Ba-la-nại có một hòn núi cách thành bốn năm mươi dặm. Trên núi có năm vị Sa-môn ở tu học. Mỗi ngày vào lúc sáng sớm, năm vị ấy xuống núi vào thành khất thực. Sau khi thọ thực xong, họ trở về núi thì trời đã tối, thân thể mệt mỏi, không thể tọa thiền tu tập chỉ quán. Vì vậy, trải qua nhiều năm tu tập mà họ không chứng được đạo quả. 

Đức Phật biết chuyện, thương xót họ nhọc nhằn mà không thu được kết quả, nên hóa thành một vị đạo nhân đến núi đó thăm hỏi các Sa-môn:
- Các vị ẩn tu ở đây, có nhọc mệt lắm không?

Các vị Sa-môn đáp:
- Chúng tôi ở đây cách thành rất xa. Vì chuyện ăn uống mà mỗi ngày chúng tôi phải nhọc nhằn vào thành khất thực. Việc đi về rất vất vả. Nhiều năm cực khổ, sớm đi tối về như vậy, chúng tôi không còn thời giờ để tu tập, có lẽ suốt đời phải chịu như thế!

Vị đạo nhân nói:
- Người hành đạo phải lấy giới làm căn bản, lấy nhiếp tâm làm công hạnh, coi nhẹ thân thể, quý trọng chân lý, xả thân cầu đạo, ăn uống chỉ là để duy trì mạng sống tu tập thiền định. Phải hướng đến mục đích đắc đạo mà tu học chỉ quán, dứt trừ vọng tưởng. Còn nếu chỉ lo cung dưỡng thân thể, chiều theo dục vọng thì làm sao thoát được khổ đau? Ngày mai, các vị đừng xuống núi, nghỉ ngơi một ngày, tôi sẽ lo việc cúng dường. 

Lúc ấy, năm vị Sa-môn rất hoan hỉ trước việc hy hữu này. Ai nấy tâm ý đều an định, không còn lo chuyện đi khất thực. Giờ ngọ ngày hôm sau, vị đạo nhân mang thức ăn đến. Năm vị Sa-môn thọ trai xong, tâm ý thư thái, an tịnh.

Bấy giờ, đạo nhân nói kệ:
Tỳ-kheo thọ trì giới
Gìn giữ nhiếp các căn
Biết tiết độ uống ăn
Ý luôn luôn tỉnh giác.
Lấy giới hàng phục tâm
Giữ ý luôn chính định
Trong tu tập chỉ quán
Chính trí thường hiện tiền.
Sáng suốt gìn giữ giới
Trong chính trí tư duy
Hành đạo nếu tương ưng
Tự thanh tịnh hết khổ. 

Vị đạo nhân nói kệ xong, liền hiện lại thân Phật từ quang rực rỡ. Năm vị Sa-môn phấn chấn tinh thần, thúc liễm thân tâm, tư duy chính trí liền chứng quả A-la-hán. 

(Trích soạn từ: Kinh Pháp cú thí dụ, Quyển Thứ Nhất, Phẩm Giới Thận Thứ 6, Thí dụ 17, tr.78-80, Việt dịch: Thích Minh Quang, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012)

Các bài xem thêm:

-
aa
+
16,616 lượt xem
12/10/2021

Bình luận (8)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. P
    P

    Phạm Thị Thắng Pháp Danh là Thắng Phương Hòa

    18/11/2024
    Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni con xin thành kính tri ân Tam Bảo tri ân công Đức trên của Sư Phụ cùng các Đại Đức Tăng, Ni và Cô CN Chùa Ba Vàng ạ
  3. P
    P

    Phạm Ngọc Chinh

    08/11/2023
    Bài kinh rất tuyệt vời ạ. Con xin thành kính tri ân Tam Bảo, tri ân trên Sư Phụ ạ.
  4. N
    N

    Nguyễn Thị Mai

    29/08/2023

    Con thành kính tri ân ân đức Tam Bảo, trên Sư Phụ và Đại Tăng cùng cô chủ nhiệm ạ

  5. N
    N

    Nguyễn thị hải

    04/07/2023

    Bài kinh rất hay. Con xin tri ân công đức Sư Phụ ạ

  6. D
    D

    Dư Hà

    26/05/2023

    Bài kinh rất hay. Con thành kính tri ân Tam Bảo, tri ân công đức trên Sư Phụ đã truyền giảng cho chúng con những dòng sữa Pháp vô cùng quý báu ạ