5 quy tắc thanh lịch và cách thực hành trong ngày lễ Phật đản

Trong Đại lễ Phật đản, bên cạnh không khí hân hoan, nô nức thì có thể sẽ khó tránh khỏi những điều bất như ý xảy ra khiến chúng ta mắc lỗi về giao tiếp. Vậy làm thế nào để chúng ta luôn cư xử thanh lịch, đối trị được tâm bất như ý mà làm tăng thiện duyên của mọi người, giúp mọi người có được duyên lành với Tam Bảo?

Kính mời quý đạo hữu cùng tìm hiểu 5 quy tắc thanh lịch và cách thực hành đối trị tâm mà Cô Phạm Thị Yến – Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa hướng dẫn sau đây; từ đó mang lại lợi ích cho mình và những người tham dự buổi lễ. Đây là những quy tắc, phương pháp rất đặc biệt dành cho những người con Phật.

Cách ứng xử trong ngày Phật đản

5 quy tắc thanh lịch: Tươi cười, chào hỏi, mời, nhường nhịn, lời nói thanh lịch

Đây là những “quy tắc” mà chúng ta nên nhớ trong ngày lễ Phật đản nói riêng và mọi hoàn cảnh nói chung. Sau đây là một số cách thực hành cụ thể:

1. Xưng hô bằng những từ thanh lịch như “đạo hữu, cô, cháu, anh, chị, em,…”. Không xưng mày, tao. Nên luyện tập ngay từ ở nhà để tạo thành thói quen.

2. Tư duy và tập trước các lời nói phù hợp với ngữ cảnh. Đây là bài tập về giao tiếp để chúng ta tập kiểm soát hành vi của mình.
Ví dụ: “Các đạo hữu ơi, tôi đang có việc vội, cho tôi qua một chút”.
Nếu không tư duy trước thì lúc đó chúng ta có thể nói mất kiểm soát do tập nghiệp. Chúng ta phải kiểm soát được hành vi của mình mới là người đệ tử Phật.

3. Nói những điều đáng nói, nghe những điều đáng nghe. Không làm mất thiện căn của người khác bởi các hành vi như: nhỏ to bàn tán về người khác, cáu gắt,… Chúng ta nên nói về những điều thiện như ý nghĩa của sự kiện Đức Phật đản sinh, hoan hỷ chia sẻ với nhau,…

4. Có hành động đẹp, mọi phiền não cần buông bỏ và xử lý sau. Trong đại lễ Phật đản, chúng ta chỉ nhất niệm hoan hỷ.

5. Gặp du khách thì chúng ta chào hỏi, giới thiệu, nhường nhịn,… để khách về chùa được hoan hỷ. Đó là trách nhiệm, công hạnh Bồ đề của mỗi người đệ tử Phật.

Xung phong trong công việc phận sự

Trong đại lễ chắc chắn rất cần sự sẵn sàng của các đạo hữu để giữ gìn vệ sinh môi trường, phục vụ cho các sự kiện,… Vì vậy, chúng ta nên:

– Tùy duyên thấy việc thì làm, xung phong phận sự: mang cơm hộp đến các địa điểm tập kết; thấy rác thì nhặt dù chỉ là mẩu giấy, vỏ kẹo; thấy bao rác đầy thì mang đến nơi tập kết (ở Thiền đường có xe rác),...

– Quan sát, lắng nghe để nếu thấy có vấn đề gì bất cập là hỗ trợ ngay; làm sao để chùa sạch đẹp, chương trình thành công, mang đến sự hoan hỷ cho mọi người.

Screenshot_1
Xung phong trong các việc phận sự trong ngày Phật đản

Cách để đối trị với tâm bất như ý và buông bỏ phiền não

1. Thế nào là bất như ý?

Đại lễ Phật đản dự kiến có hàng chục ngàn Phật tử về chùa tham dự, chưa kể du khách thập phương. Trong tình trạng đông người, những điều bất như ý sẽ xảy ra.

Để đối trị được tâm bất như ý, trước tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là bất như ý. Đó là: không được đứng, ngồi ở nơi mình muốn; ăn cơm không đúng bữa; mệt chưa có nơi ngả lưng ngay; có cảm thọ nóng, lạnh, đau chân;…

2. Cách đối trị tâm không vừa ý, điều phục phiền não

Thứ nhất: Thiểu dục tri túc tùy thời, tùy duyên

(1) Noi gương các bậc Thánh để tùy duyên

Trong bài kệ Cư trần lạc đạo, Phật hoàng Trần Nhân Tông viết:

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn nhọc ngủ liền”

Để đối trị những điều bất như ý, chúng ta học theo hạnh của những bậc xuất gia, rất tùy duyên: Nhân dân, Phật tử cúng gì, các Thầy thọ thức món đó, không cúng cũng không sao; khi mệt thì ngủ ở gốc cây, nghĩa địa cũng được;…

Chúng ta noi theo tấm gương của các bậc Thánh để ứng xử ở mọi duyên. Tự tại như vậy thì tâm chúng ta sẽ không phiền não trước những điều bất như ý.

280309067_3263163177302266_4143039701310725311_n
Xung phong trong các việc phận sự trong ngày Phật đản

(2) Tư duy trước và đối trị để phiền não không xuất hiện

Chúng ta thực hành chánh tư duy: Tư duy trước tất cả những sự việc có thể xảy ra, những phiền não có thể phát sinh và đối trị để phiền não không xuất hiện.

Đệ tử Phật hơn người chưa giác ngộ ở điều đó, chúng ta tự tại trong mọi nhân duyên. Ở nhân duyên nào, chúng ta cũng phải là người thanh cao vượt qua phiền não của mình, phiền não của người. Khi chúng ta vượt qua phiền não của mình thì sẽ vượt qua được phiền não người đưa đến cho mình.

Ví dụ: Khi đi diễu hành, tuy mệt, tuy khát nhưng chúng ta gặp người phiền não vì không có chỗ ngồi, chưa được uống nước thì chúng ta nhường cho họ chỗ ngồi, mời họ uống nước trước, hoặc nhường chỗ ngủ, mời mọi người lấy cơm trước,…

Trong tất cả mọi việc nên nhường nhịn. Chúng ta không vì tham dục mà làm xấu đi tâm của mình bằng cách chen lấn, xô đẩy,…

Thứ hai: Nhất niệm hoan hỷ

Trong Đại lễ Phật đản, chúng ta chỉ tư duy một niệm trong tâm: “Con về chùa là để tham dự lễ Phật đản vì trong tâm con thấy hạnh phúc khi có Đức Phật Đản sinh”. Không nên cố định tâm mình trong niệm tham dục, để niệm tham dục chi phối mình.

Trong bài kinh “Gần Phật và xa Phật” kể lại: Có 2 vị Tỳ kheo không ngại xa xôi đi đến thành Xá Vệ để gặp Phật. Con đường đi hoang vắng không có dân cư lại gặp hạn hán, các suối khô cạn. 2 vị Tỳ kheo đang trong lúc đường xa mỏi mệt, đói khát thì gặp được một vũng nước. Nhưng vũng nước lại có các loại côn trùng nhỏ khó có thể uống được.

Một vị đã uống nước thỏa thích để giữ thân mạng đi gặp Phật. Vị còn lại thì nhất quyết giữ giới không uống nước và đã chết khát. Thần thức vị này liền sinh lên cung trời Đao lợi, mang hương hoa xuống đảnh lễ, cúng dường Đức Thế Tôn. Vị Tỳ kheo còn sống kia đến nơi muộn hơn bằng thân phàm.

Qua câu chuyện này, chúng ta cũng noi gương các vị, với tâm hoan hỷ trước sự kiện Đức Phật ra đời mà nhẫn chịu những bất như ý. Bởi điều hạnh phúc của chúng ta là hoan hỷ với sự đản sinh của Đức Phật.

Tất nhiên trong đại lễ Phật đản, chúng ta sẽ không phải chịu đói chịu khát như các vị Tỳ kheo trên bởi Ban Điều phối sẽ chuẩn bị nước uống và vật thực ở khắp mọi nơi trong chùa. Trong lễ Phật đản, chúng ta cứ nghe theo sự điều phối, miễn sao đi đứng nằm ngồi cho trang nghiêm.

Thứ ba: Đặt tâm mình trong tâm nguyện Bồ đề

Chúng ta hãy để tâm mình nằm trong tâm nguyện Bồ đề: Mong muốn tất cả những ai có duyên với chúng ta sau này sẽ có duyên với Phật Pháp.

Nếu lưu giữ tâm Bồ đề được như vậy thì sẽ không có phiền não với tất cả sự mệt nhọc và chúng ta sẽ vượt qua được tất cả chướng ngại. Đó là sự cao quý của tâm Bồ đề, giúp chúng ta không phiền não, biết cho đi và sống đúng thời, đúng mục đích một cách kiên cố.

280616972_1404882913306838_2220505985216066997_n
Nhất niệm hoan hỷ, lưu giữ tâm Bồ Đề thì chúng ta sẽ loại bỏ được các phiền não trong ngày Phật đản

Lợi ích của việc đối trị tâm bất như ý

Thực hành được những điều trên, chúng ta sẽ có 4 lợi ích sau:

1. Tâm được thanh cao

Chúng ta đặt mình ở vị trí thanh cao, ở nguồn tâm thanh cao, tự khắc chúng ta sẽ thanh cao. Việc đối trị tâm giúp chúng ta thanh cao, vượt qua phiền não của mình và của người đưa đến.

2. Gặt hái lợi ích trong tâm Bồ đề

Với tâm hoàn toàn hoan hỷ, chúng ta sẽ gặt hái được những lợi ích trong tâm Bồ đề. Như dân chúng thành Ca Tỳ La Vệ và chư Thiên xưa kia hoan hỷ trong ngày Đức Phật đản sinh.

Nếu là chư Thiên, có Đức Phật ra đời thì chúng ta sẽ cúng dường. Có Đức Phật nào thành đạo thì chúng ta sẽ thỉnh Đức Phật chuyển Pháp luân. Nếu có Đức Phật tu hành để thành tựu Chánh đẳng giác dưới cội Bồ Đề, chúng ta sẽ cúng dường.

Nhưng nếu được như vậy, chúng ta phải hoàn toàn hoan hỷ bằng cách đối trị phiền não. Cho nên trong những ngày đại lễ ở chùa chúng ta nhất niệm hoan hỷ thì sẽ rất lợi ích trong nhiều kiếp.

3. Ở nơi đâu cũng được tốt đẹp

Khi biết đối trị tâm và phiền não, đối trị trước cả khi nó xuất hiện thì ở nơi đâu chúng ta cũng được tốt đẹp, dù là trong gia đình, công sở hay bất kỳ nơi đâu.

4. Bước trên con đường chuyển hóa từ phàm thành Thánh nhờ thực hành Tứ chánh cần

Trong Pháp của Phật có Tứ chánh cần (37 phẩm trợ Bồ Đề): Ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện. Cách tư duy đối trị tâm bất như ý trên chính là Tứ chánh cần: Những điều bất thiện, những tâm niệm ác trong tâm chưa sinh làm cho nó không sinh, đã sinh làm cho nó tiêu diệt. Đó là chúng ta đang thực hành pháp giải thoát.

Không một ai chứng đạo mà lại không thực hành Tứ chánh cần. Phải thực hành tứ chánh cần thì chúng ta mới có được tăng thượng tâm, mới chuyển hóa được từ phàm thành Thánh.

Từ các chia sẻ trên, Cô Phạm Thị Yến mong trong ngày Phật đản, quý đạo hữu giữ chánh niệm giải trừ phiền não, thăng tiến trên con đường giải thoát; tâm chúng ta được hoan hỷ và gửi hương tâm tới chư Phật, chư Bồ Tát. Đối với người đệ tử Phật, nơi nào cũng có thể tu, làm gì cũng là tu miễn sao các phiền não được tiêu trừ, hoan hỷ được sinh ra. Chúc quý đạo hữu tinh tấn!

Các bài nên xem:

-
aa
+
6,935 lượt xem
20/05/2023

Bình luận (10)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. X
    X

    Xuan Nguyen

    19/05/2023

    Con xin thành kính tri ân Cô Chủ nhiệm đã chỉ dạy những điều vô cùng giá trị!

  2. N
    N

    Nguyễn Thị Tuyền

    19/05/2023

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

  3. N
    N

    Nguyễn Kiên

    19/05/2023

    Con xin tri ân Cô Chủ Nhiệm đã chỉ dạy cho chúng con ạ.

  4. T
    T

    Tam Trần thi

    19/05/2023

    Chúng con xin tri ân công đức của quý Thầy và cô chủ nhiệm ạ

  5. N
    N

    Nguyễn Thị Yến

    18/05/2023

    Chúng con xin thành kính tri ân lời sách tấn ân cần của Cô CN ạ. Chúng con xin ghi nhớ và xin được làm theo lời chỉ dạy của Cô ạ.