Câu lạc bộ tu hành gồm có 2 phần:
- Tu hành học Pháp tại chùa Ba Vàng, trạch Pháp để hiểu được lời Phật dạy rồi ứng dụng lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày.
+ Từ vô thủy kiếp đều hành xử trên ba nghiệp thân, khẩu, ý bằng tà kiến. Đến với Phật Pháp sẽ học lời Phật dạy để có đời sống tại gia, mọi suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm đúng với lời Phật dạy để được hạnh phúc, sống đúng nhân quả, đời đời kiếp kiếp có duyên xuất gia thực hành Pháp giải thoát.
+ Cư sĩ tại gia tu hành các Pháp hữu lậu và gieo duyên các Pháp vô lậu như ngày tu Bát quan trai một ngày, một đêm.
+ Thực hành Phật Pháp là phải từ thấp lên cao. Người tại gia cũng thực hành Tứ chánh cần - ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện.
- Phần hoạt động: mang ánh sáng Phật Pháp phổ độ rộng ra cho tất cả mọi người cùng được hiểu theo Phật Pháp để tinh tấn tu hành.
2. Hoạt động tụng kinh trong đám ma
- Theo quan niệm dân gian: Khi các gia đình có người thân mất, theo phong tục tập quán vẫn phải đưa ma, làm lễ tang, chôn cất và thường theo tập nghiệp tà kiến. Tức là nghĩ người sống sao, người chết làm vậy. Cho nên, trong gia đình khi cha mẹ mất thì con cái chia tài sản làm tổn hại đạo đức anh em, sát sinh hại vật để cúng tế.
- Thực hành theo đạo Phật: Trong đám ma làm sao giảm thiểu việc ác và để lại đạo đức cho thân nhân của người quá cố. Nên trong đám ma, người Phật tử làm sao nương vào giáo Pháp của Phật khéo léo khởi lên tình người trong mỗi người con của người đã mất. Tình người lớn nhất là hiếu đạo. Khi người con nghĩ đến cha mẹ thì sẽ lấy được đạo đức. Câu lạc bộ thường tổ chức đến đám ma để tụng niệm.
2.1. Ý nghĩa việc tụng kinh trong đám ma
- Đối với con cái trong nhà: Để người sống xoay lại mình, xem bản thân có bất hiếu không, từ đó khởi tâm ân hận những điều đã gây ra và có động lực cải đổi để khiến trở thành người tốt, sống biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
- Đối với hương linh: Như trong Kinh Ngạ Quỷ Nghe Kinh, có mẹ con Dạ Xoa nghe kinh liền được giải thoát. Nên đến đám ma để tụng kinh trong ngày mới mất và trong 49 ngày, đạo tràng tổ chức tụng niệm sẽ giúp cho gia đình, thân nhân của người đã mất tiếp cận với đạo Phật bằng các bài kinh. Qua đó, giúp người mất đang vào cõi hương linh, ngạ quỷ theo duyên nghiệp còn ái luyến gia đình, có thể về nghe kinh, nghe Pháp mà có thể hiểu được, xoay được tâm cùng với tâm của gia đình, xoay lại sám hối thì những oán kết, sân hận mới được hóa giải.
2.2. Tụng niệm trong đám ma
2.2.1. Trang bị về hình thức bên ngoài đến tôn ti, trật tự
- Oai nghi khi đến đám ma:
+ Quần áo Phật tử gọn gàng, sạch sẽ, trang nghiêm không được lôi thôi, bẩn thỉu, đầu tóc gọn gàng; để qua hình thức này, mọi người tôn trọng đạo Phật.
+ Đi đứng theo hàng, ngồi thẳng hàng.
- Phải biết nhẫn và hoan hỷ.
- Mong mỏi lời tụng kinh của mình, người ta nghe một câu kinh cũng thức tỉnh đạo đức - tức là thực hành Tứ chánh cần.
2.2.2. Khóa lễ
a. Chủ lễ (chủ sám)
- Vào khóa lễ, chủ sám là người niêm hương, bạch Phật.
- Hướng dẫn đại chúng tụng niệm.
- Phân công người đánh chuông, mõ, khánh.
b. Ý nghĩa của chuông, mõ, khánh
Để đại chúng được đồng đều với nhau, tức là ổn định oan nghi khi tụng niệm.
- Chuông là để nhiếp chúng. Tức là đại chúng vào nghe tiếng chuông thì biết vào khóa lễ, nên ai cũng chuẩn bị nhanh nhẹn, đúng oai nghi để vào. Và có tiếng chuông biết là lễ xuống.
- Mõ là mõ hiệu để đọc, tránh người đọc trước, người đọc sau. Tức là để ổn định đại chúng đọc thật đều.
- Khánh là để đại chúng nghe biết là tụng nhanh hay tụng chậm, đồng thời tiếng khác biết là lễ lên.
2.2.3. Ý nghĩa thông qua nghi thức
Gồm có các phần: nguyện hương, bạch Phật, tán Phật, khai chuông mõ vào khóa tụng kinh và phần cuối cùng là phục nguyện, hồi hướng.
a. Nguyện hương
“Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo”
- “Nguyện” là bản thân muốn được như thế, tuy bây giờ chưa được nhưng muốn được như vậy. Tức là nguyện tâm thành kính của mình đối với chư Phật, với Pháp, với chư Tăng theo khói hương lưu giữ trong Pháp giới không bao giờ mất.
- “Cúng dường ngôi Tam Bảo” trong đó có Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo:
+ Đối với chư Phật thì cung kính vì giáp Pháp của Ngài đưa đến giải thoát cho chúng sinh.
+ Cung kính đối với Pháp là thực hành giáo Pháp.
+ Cung kính Tăng bảo: Chư Tăng có tướng của Tam Bảo, các Thầy phát nguyện theo Phật, học lời Phật dạy, đoạn dục rồi mang Phật Pháp dạy cho chúng sinh.
“Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ”
- Có nguyện rồi cũng cần có lời phát nguyện, đó là trọn đời sẽ giữ đạo:
+ Giữ đạo: giữ Pháp ở trong tâm để thực hành bỏ ác làm lành. Ta sẽ phát nguyện học Pháp, trì trai giữ giới, tu các công đức (bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ).
+ Thề trọn đời giữ đạo: lúc nào đối với việc tu tập cũng cố gắng hết sức để thành tựu nguyện.
- Nhưng không phải tu cho riêng mình, mà tâm rộng mở, nguyện cùng với tất cả Pháp giới đều được sự gia hộ của chư Phật:
+ Bởi vì năng lực của chư Phật rất lớn nên cầu Phật, cầu đúng Pháp, cầu được tu, được thực hành Giới Pháp của Phật,... thì Phật sẽ gia trì để có đủ duyên tinh tấn tu hành. Tức là làm việc lợi ích trong Phật Pháp, cầu Phật sẽ được gia hộ để làm được những việc đó.
+ Thành tựu được một việc có nhiều nhân duyên, nhiều người ủng hộ mới thành tựu. Trong Phật Pháp cũng vậy, phải có sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ tát, chư Thánh hiền Tăng và tất cả sự ủng hộ của chư Thiên, Thiện thần mới tạo ra công đức, không phải tự bản thân mới làm được. Do đó, phải có tâm khiêm hạ, còn nếu đến đâu bảo là tự làm thì không bao giờ tu được bởi vì chính tâm ngã mạn.
“Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác”
- Vì hiểu được nhân quả, làm việc lành sẽ được quả báo lành và sẽ có chư Phật, Bồ tát gia hộ nên có tâm Bồ đề kiên cố. Hiểu như vậy, trong lúc nguyện hương, tâm sẽ tha thiết và dũng mãnh làm động lực để tu hành.
b. Bạch Phật
- Cầu trong đàn tràng có chư Phật lai đáo đến để gia hộ: Trong kinh Tế đàn, Đức Phật dạy ở tế đàn không có sát sinh thì có chư Phật đi tới.
- Bạch Phật lý do, ai mời tới, tới để làm gì và trong Pháp hội thỉnh mời những ai về để đọc kinh.
c. Tán Phật
Bài tán Phật do bà Võ Tắc Thiên sau khi được học Phật, thấy giáo Pháp của Phật quý hóa cho nên nói ra tâm tư qua bài tán Phật.
“Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng”
- Giáo Pháp của Phật vô thượng, lớn nhất không ai bằng, dạy được cho khắp chúng sinh. Ba cõi không ai có những lời chỉ dạy mà thực hành được hạnh phúc như vậy. Cho nên đáng được làm Thầy của trời, người. Tức là không ai có những lời dạy từ đạo đức, đến cách hành xử trong tâm khiến con người được hạnh phúc như giáo Pháp của Phật.
“Cha lành chung bốn loài.”
- Giáo Pháp là cha của muôn loài.
“Quy y trọn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ.”
- Nguyện quay đầu nương tựa giáo Pháp của Phật sẽ dứt sạch được nghiệp ba kỳ - quá khứ, hiện tại và vị lai. Tức là hiện tại bỏ hết tất cả các việc ác, hành tất cả việc thiện và tu với tâm giải thoát thì bao nghiệp quá khứ tiêu hết, nghiệp hiện tại cũng được chuyển hóa hết và vị lai không phải gánh chịu nghiệp khổ.
- “Quy y trọn một niệm”: Cái gì cũng phải nương vào giáo Pháp của Phật không có niệm thứ hai, chỉ trọn một niệm, không nương tựa vào bất cứ đâu, không nương tựa lời chỉ dạy giải thoát của bất cứ ai mà chỉ có lời dạy của chư Phật.
“Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.”
- Tức là thực hành rồi mang đến cho mọi người thực hành, nguyện đến bao nhiêu kiếp nữa cũng không hết được.
“Phật, chúng sinh tính thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.”
- Tính thanh tịnh của bản thân sẽ được khế hợp với tính thanh tịnh của mười phương chư Phật.
“Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.”
- Nguyện đạo tràng cũng giống như lưới trời, được bao quanh hết tất cả chúng sinh, đều được thanh tịnh như đạo tràng của mình vậy.
“Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.”
- Tất cả Pháp giới chỗ nào cũng có sự thị hiện của chư Phật.
“Trước Bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.”
- Là một người đệ tử Phật, phải biết nơi nào cũng có Phật nên ở mọi lúc, mọi nơi đều quy y giáo Pháp của Ngài. Nên phải quán tưởng tất cả mọi nơi đều có chư Phật và ở đâu cũng được sự chăm sóc, bảo hộ của các Ngài. Như vậy tâm mới thật, lúc nào cũng khiêm hạ, kiểm soát tâm.
- Cúi đầu xin thệ nguyện quy y: Lấy tâm khiêm hạ, nhẫn nhục trước tất cả chúng sinh.
d. Yêu cầu của người tụng kinh
- Là người hiểu đạo để khi tụng kinh đưa cả tâm, sự hiểu biết vào mới mang ý nghĩa truyền tải tâm mình đến tâm người khác. Nguời tụng kinh rất quan trọng, mang được ý nghĩa kinh qua giọng đọc, truyền tải đến người khác.
- Khi đi tụng kinh cần rất nhiều nguồn tâm và sự tu tập. Phải biết yêu thương đại chúng, mọi người đọc cao được thì ta đọc cao, đọc thấp thì ta đọc thấp.
e. Ý nghĩa của việc tụng kinh
- Lợi ích của việc tụng kinh Phật: Pháp của Phật là mẹ sinh ra các tâm thiện lành, báo ân Phật duy nhất là thường đọc tụng kinh điển, thực hành lời Phật dạy. Và hàng ngày tụng kinh mới khơi được tâm thiện, mới nương tựa vào giáo Pháp của Phật tu.
- Kinh Vu Lan có sức truyền tải Phật Pháp rất lớn, khi tụng kinh sẽ luôn luôn nhớ được ân đức của cha mẹ.
+ Kinh Vu Lan có tính chất nhân văn rất lớn khiến xoay lại và cha mẹ lúc nào cũng ở trong tâm. Chính tâm hiếu này, giúp đến kiếp sau, sinh ra ở đâu cũng sẽ là người có hiếu. Cho nên, gọi kinh Vu Lan là cứu độ chúng sinh: Tâm nào trước bất hiếu, giờ hằng ngày ăn năn sám hối, kiếp sau lại trở thành người con có hiếu, tức là sẽ phụng sự cha mẹ trong các kiếp sau được tốt đẹp hơn. Tức là chuyển tâm từ bất thiện sang thiện, từ keo xẻn, không biết cách báo hiếu thành biết cách báo hiếu.
+ Khi có người chết (cha mẹ bỏ báo thân) nên tụng kinh Vu Lan trong 49 ngày vì 49 ngày mới đủ đức để chuyển hóa nghiệp bất hiếu từ ngày bé đã sinh ra, mới cảm được đức của bản thân, mới chuyển từ người bất hiếu sang người có hiếu.
+ Tụng ở bất cứ nơi đâu, nếu có cơ hội; để mọi người cùng biết đến sửa đổi những cấu uế trong tâm, đánh thức tâm hiếu đạo của mỗi người sẽ làm lợi ích cho bản thân và mọi người.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Các bài nên xem:
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.