Đức Phật Thích Ca là người sáng lập ra đạo Phật, nhưng Đức Phật không bao giờ tự coi Ngài là giáo chủ. Đức Phật cũng không ràng buộc ai phải theo Ngài, mà Ngài tùy duyên hóa độ cho những chúng sinh có duyên với Ngài, có tâm cầu đạo giải thoát. Những lời Ngài dạy xuất phát từ trí tuệ và lòng từ bi bao la của Ngài, giúp chúng sinh biết tin sâu nhân quả, bỏ ác làm lành, tu hành chứng đắc đạo quả. Sau khi Ngài nhập diệt, Ngài căn dặn đệ tử phải “lấy giới làm Thầy”, bởi “Giới là con thuyền đưa chúng sinh đến bờ giải thoát”. Vì vậy, những ai tin theo và thực hành lời Phật dạy đều được lợi ích rất lớn, không chỉ kiếp này mà còn ở nhiều kiếp về sau.
Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc là đạo Phật có ảnh hưởng đến phong tục, tín ngưỡng của dân tộc không? Để có câu trả lời, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây!
Câu hỏi: Con kính bạch Cô Yến! Xin Cô cho con biết người Phật tử là dân tộc Thái theo đạo thì có ảnh hưởng đến phong tục, tín ngưỡng của dân tộc mình không ạ? Và nhân duyên tham gia, ứng xử, trách nhiệm phục vụ trong hoạt động tín ngưỡng cúng, giỗ của dân tộc mình như thế nào cho đúng với người con Phật ạ? Đặc biệt con thấy Phật tử tỉnh Sơn La phần lớn là dân tộc Thái.
Con mong Cô giải đáp giúp con ạ. Con xin cảm ơn Cô!
Đạo Phật dành cho tất cả mọi dân tộc!
Cô Phạm Thị Yến trả lời: Cô chào em! Bất cứ là người thuộc dân tộc nào, khi phát tâm tu theo đạo Phật cũng đều đem đến sự an lành và tốt đẹp cho chính người đó và những người xung quanh. Bởi vì người thuộc dân tộc nào cũng phải chịu sự chi phối về quả báo của chính hành các vi thiện hay ác mà người đó đã gây tạo.
Bất cứ người thuộc dân tộc nào cũng mong cầu hạnh phúc và an lạc. Đạo Phật dạy cho con người bỏ ác làm lành: bỏ ác là không làm ác với người và các chúng sinh; làm lành là làm các việc tốt đối với người và các chúng sinh. Vậy nên, học theo đạo Phật, tuy thực tế hiện tại xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại nhưng luôn phù hợp với phong tục tập quán, vì các phong tục đều để mong cầu hạnh phúc.
Có những phong tục được sinh ra bởi sự mong cầu hạnh phúc, nhưng thực sự phong tục đó gây tạo điều ác nên kết quả lại đem tới quả báo đau khổ cho người cầu mong. Và ngược lại với điều mình mong cầu. Cho nên, những phong tục đó cũng nên chuyển đổi. Ví dụ: giết voi, dê, ngựa,... để cúng tế mong cầu mạnh khoẻ, sống lâu trường thọ,... thì chúng ta thay bằng: cúng hoa quả, xôi chè, thóc gạo,... sau đó mang bố thí cho người và súc sinh. Cúng tế như vậy sẽ đem đến sức khoẻ và tài sản.
Tu theo đạo Phật không bỏ phong tục cúng tế, mà là cúng tế theo đúng nhân quả, đem tới lợi ích cho người cúng (tham khảo bài kinh: Cúng Linh và Tế Đàn) thiện lành về đạo đức hành động, mang tính nhân văn có kết quả tốt đẹp cho xã hội.
Theo Cô được biết, người Thái đều thờ Phật. Cô cũng đã đến lập bát hương cho gia đình dân tộc Thái. Và người Thái Lan họ xuất phát từ dân tộc Thái nên họ rất kính Phật và tu theo đạo Phật.
(Trích lời của Cô Phạm Thị Yến trả lời trong nhóm Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến - Tâm Chiếu Hoàn Quán)
Các bài nên xem:
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.