Khi chúng ta tu tập trong Phật Pháp, chúng ta gặp rất nhiều chướng ngại. Nhiều người có tâm ý: “Tôi đi chùa mà để người nhà tôi buồn, họ cản trở, tổn phước nên tôi phải ở nhà”. Khi mình làm một việc thiện, mà mình lại sợ việc thiện của mình tổn hại đến người khác, như vậy mình rất khó để được như Phật.
Lúc trước, Yến phát nguyện sẽ rời bỏ gia đình để tu tập. Khi đó, có rất nhiều người nói rằng: “Mày không về nhà lo cho chu toàn nhà của mày đi, lo cho chồng, lo cho con. Ít nữa con mày hư hỏng, nó nghiện hút thì mày đi tu có lợi ích gì? Nếu chồng mày nó phải gái, nhà mày tan nát ra thì mày đi tu như vậy có lợi ích gì? Ừ tao đồng ý cho mày là có thể lợi ích cho người ngoài một chút, nhưng người nhà thì mày không làm lợi ích”.
Lúc bấy giờ, Yến có suy nghĩ, mình đã đi tu, mình làm việc theo nhân quả của mình, hằng ngày mình sẽ gieo nhân quả thiện, vậy những điều gì đến với mình phải tốt hơn lúc trước khi mà mình chưa làm. Nếu mình thực sự tinh tấn, mình tu hành đúng Pháp thì chắc chắn mọi việc phải tốt hơn lúc mà mình chưa tu.
Nhân quả của việc chết trong niệm thiện
Cũng như trong bài kinh “Vì Đức Phật Thuyết Pháp Mà Làm Cho Sáu Mươi Vị Tỳ-Kheo Hộc Máu Chết?” mà Sư Phụ đã thuyết giảng trước đó, chúng ta thấy rằng: Đức Phật biết trước mấy chục vị Tỳ kheo này đang bị nghiệp rất nặng, nếu chết thì sẽ bị đọa lạc rất đau khổ. Và Phật biết rằng nếu Ngài thuyết Pháp thì họ sẽ sám hối, vì sám hối nên nghiệp cũ này của họ sẽ được thay đổi, không tính đến mình còn mạng hay không còn mạng. Không phải còn mạng mới là người có phúc, mất mạng là người mất phúc, mà chúng ta phải xem trong lúc họ mất mạng, họ nằm trong tâm niệm nào để mất, và khi họ sống thì họ lấy tâm niệm nào để duy trì sự sống. Nếu họ lấy tâm niệm bất thiện để duy trì sự sống thì họ càng sống sẽ càng khiến cho họ tạo nhiều ác nghiệp, đau khổ mà thôi. Còn nếu để cho họ mất mạng mà họ duy trì những thiện Pháp thì họ sẽ được hạnh phúc.
Cũng giống như việc chúng ta đi làm phận sự: Chúng ta biết trời hôm nay mưa to, nếu chúng ta đi thì có thể sẽ bị cảm. Nhưng một người bị cảm kia sẽ đem lại phúc báu về sau rất nhiều, còn những người ở nhà sẽ không tăng được chút phúc báu nào.
Tư duy nhân quả để lợi mình, lợi người!
Bởi vậy, người Phật tử chúng ta phải xem những việc sắp tới sẽ làm là việc thiện hay việc ác. Nếu là thiện thì chúng ta tinh tấn hành thiện, còn nếu ác thì chúng ta bỏ việc ác đó, chúng ta sẽ được lợi ích. Mình khuyến tấn cho một người đi tu hành, có thể mình sẽ bị chồng họ, vợ họ, con họ ghét mình; nhưng mình cũng đừng trở ngại, mà vẫn cứ khuyến tấn cho họ tu hành. Vì họ còn ghét mình thì họ còn tìm đến mình trong các kiếp vị lai, mình cứ tu đúng thì mình sẽ độ được họ, chủ yếu tâm mình không ghét họ, không bỏ họ là được. Đức Phật cũng vậy, Ngài biết Pháp của Ngài thuyết ra sẽ lợi ích như thế nào cho chúng sinh nên Ngài mới nói. Nếu ngay trong hiện tại này họ có thể bị tổn hại vì nghiệp riêng của họ, nhưng sau đó họ sẽ được lợi ích rất lớn.
Bởi vậy, chúng ta phải hiểu biết sâu về nhân, về quả, chúng ta phải tư duy thì chúng ta mới làm lợi ích được cho chúng sinh.
Các bài nên xem:
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.