Câu hỏi: Tiền có quan trọng không? Để hạnh phúc có cần tiền không và có bao nhiêu là đủ?
Trả lời:
1. Đồng tiền như thế nào là đủ?
- Sự đủ là do mỗi người quy định. Ví dụ, khi đã có nhiều vật chất, tiền bạc thì chuyển sang ham danh. Từ đó lại càng phấn đấu, không dừng lại được việc kiếm tiền; cho đến khi cảm thấy mệt mỏi. Cho nên, sự đủ là do suy nghĩ mỗi con người.
2. Làm thế nào để biết đủ?
- Nên xác định xem cần gì trong cuộc sống và được hưởng những gì từ đồng tiền. Ví dụ, tư duy xem những đồ đang có đã đủ chưa?
- Xem thân cần gì và cân đối với việc tâm cần gì? Vì thường ta không nghĩ cho tâm mà chỉ nghĩ cho thân. Khi tâm khổ rồi mới nhận ra rằng, từ đầu đã không có định hướng gì cho hạnh phúc của tâm. Ví dụ, tâm muốn được hưởng an lạc, hiếu thuận, nghĩa tình; nhưng chỉ định hướng cho thân hưởng những thứ vật chất như nhà cao, cửa rộng,... mà không định hướng cho tâm. Cho nên, tâm bị khổ.
- Trong Phật Pháp, đồng tiền đúng nhân quả, trong sạch thì cả thân và tâm đều được an lành. Ví dụ, tâm tính toán có tiền bằng cách không dối trá, không tranh cướp - tuy sẽ kiếm được ít tiền nhưng khi đó, thân chấp nhận hưởng thụ ít đi thì thân và tâm không oán trách, làm khổ nhau. Nếu làm theo những gì thân đòi hưởng thụ, còn tâm tính toán để làm ra đồng tiền phục vụ thân thì tâm sẽ bị khổ.
- Tâm phải trong sạch thì thân mới được an ổn - tức tâm dẫn đầu các Pháp. Đồng tiền được kiếm ra để tâm được thanh thản, an lạc thì sẽ làm an ổn cả thân và tâm.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Các bài nên xem:
Cách ứng xử liên quan đến tiền bạc
Bình luận (3)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Huệ
Nguyễn Thị Huệ
Vũ Kim Chi