Tết Đoan ngọ là gì? Tết Đoan ngọ nên làm gì để lợi ích?

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày phát động tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Trong ngày này, mọi người thường ăn các loại hoa quả nóng như mận, vải, đào hay cơm rượu nếp để diệt sâu bọ.

Vậy quan niệm trên có đúng không? Chúng ta nên làm gì vào ngày này để mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình? Kính mời quý vị cùng tìm hiểu những góc nhìn rất mới mẻ dưới đây qua chia sẻ của Phật tử Tâm Chiếu Hoàn Quán – Chủ nhiệm CLB Cúc vàng – Tập Tu Lục Hòa.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian, vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ ăn các loại hoa quả nóng như mận, vải, đào hay cơm rượu nếp với mong muốn diệt sâu bọ làm hại mùa màng và tẩy giun trong đường tiêu hóa.

Mận, vải hay cơm rượu nếp…là những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ

Mận, vải hay cơm rượu nếp…là những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ

Quan niệm đạo Phật

Với trí tuệ của người con Phật chúng ta biết rằng, ăn hoa quả vào ngày Tết Đoan Ngọ không thể giúp chúng ta diệt được sâu bọ như quan niệm dân gian. Trong giáo lý từ bi của đạo Phật, chúng ta tôn trọng sự sống của chúng sinh và mong muốn mọi loài đều được lợi ích.

Bên cạnh đó, trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật đã dạy: Nhất thiết pháp giới duy tâm tạo. Tức là nếu tâm chúng ta thiện lành, tốt đẹp thì nguồn tâm đó sẽ tỏa ra pháp giới này, khiến pháp giới có nhiều duyên lành, mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, sâu bọ không phát sinh nhiều,…

Chính vì vậy, thay vì diệt sâu bọ làm hại mùa màng, chúng ta hãy diệt chính “sâu tham, sâu sân, sâu si” trong tâm mình. Chính tâm tham, sân, si biến chúng sinh thành sâu bọ. Như vậy, diệt tham, sân, si là diệt sâu bọ tận gốc.

Tết Đoan Ngọ là ngày diệt “sâu tham, sâu sân, sâu si” trong tâm mình

Tết Đoan Ngọ là ngày diệt “sâu tham, sâu sân, sâu si” trong tâm mình

Sau đây là một số cách thực hành không chỉ trong dịp Tết Đoan Ngọ mà còn trong mọi tình huống cuộc sống, giúp chúng ta tăng trưởng thiện tâm, diệt được sâu bọ trong tâm.

Tết Đoan Ngọ giết sâu bọ “Tham – Sân – Si”

Diệt “sâu tham”

Tâm tham rất rộng, chúng ta có thể gặp trong nhiều lĩnh vực. Nếu đã tham, thì việc gì chúng ta cũng tham. Ví dụ, tham ăn, tham mặc, tham ngủ,... Người biết đủ là người ăn không quá no, mặc không quá kỹ. Ví dụ, chúng ta ăn 10 phần sẽ no; thì chúng ta phải tự kiểm soát, chỉ ăn 8 phần thôi; để làm sao chúng ta vẫn kiểm soát được tâm của mình. 

Tham là gốc của khổ; khiến chúng ta mất đạo đức như trộm cắp, ngoại tình,… có những hành động không đẹp, tâm không an ổn,…

Để chuyển hóa tâm tham, chúng ta có thể thực hiện 3 cách sau.

1. Không lấy tâm để soi xét mọi việc

Nếu muốn giảm tâm tham thì đừng lấy tâm để soi xét mọi việc. Ví dụ: Khi tâm không vui, không thích việc này,… chúng ta không nên làm theo sự sai xử của tâm mà nên tư duy, phân tích bằng lý trí.

Việc gì đúng, thiện thì chúng ta làm; việc nào bất thiện, bất lịch sự, làm mất thể diện của người khác, khiến người cười chê,… chúng ta không làm. Tức là trong ngày tết Đoan Ngọ hay bất kỳ lúc nào, chúng ta cũng ở trong tư thế rèn sửa đạo đức (rèn sửa tâm). Như vậy, chúng ta sẽ triệt tiêu được tâm tham.

2. Tiết chế trong việc ăn, ngủ, nói

Muốn hạn chế tâm tham, chúng ta phải biết niệm Pháp, ít muốn biết đủ. Tức là mong muốn thế nào, thì chúng ta thực hiện ít hơn mong muốn đó. Ăn đừng quá no, ngủ đừng quá kỹ. Ví dụ, chúng ta ăn 10 phần sẽ no, thì chỉ nên ăn 8 phần để kiểm soát được tâm mình.

Một ví dụ khác về việc tham nói: Chúng ta nghe nói về một người chúng ta chưa biết rõ, chúng ta nghĩ xấu và nói họ là “Đồ tồi”. Bởi chúng ta chưa rõ biết sự thật, người đó không phải đồ tồi mà chúng ta nói về họ như vậy, thì đó cũng là tham nói. Việc này sẽ mang lại quả báo khiến tâm đau khổ.

Chính vì vậy, chúng ta cần tư duy để tiết chế những hành vi tham của mình. Như vậy mới là ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.

3. Biết bố thí, cúng dường

Chúng ta phải biết bố thí, cúng dường để xả tâm tham. Người bố thí tâm được hoan hỷ, bớt khổ đau.

Bố thí là một trong các việc căn bản của sự tu tập thành tựu giác ngộ. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, chúng ta nên thực hành theo lời Phật dạy, bố thí đến những người nghèo khổ, khó khăn để họ bớt khổ đau; đồng thời biết tác phước hồi hướng để chuyển nghiệp khiến nhiều đời, nhiều kiếp được đầy đủ, an lạc.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) – ta nên biết bố thí cúng dường để diệt trừ “Sâu tham”

Vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) – ta nên biết bố thí cúng dường để diệt trừ “Sâu tham”

Diệt “sâu sân”

Đức Phật dạy: “Nhất niệm tâm sân khởi năng thiêu vạn khoảnh công đức chi lâm”, nghĩa là: Một niệm tâm sân khởi lên đốt hết cả vạn, vạn thửa rừng công đức.

Để diệt được tâm sân, chúng ta nên thực hành 2 cách:

1. Tư duy về đạo đức, nhân quả

Chúng ta tư duy: Việc nào phải nhường, ở đâu phải kính? Nếu mình nhường thì mình nhận được lợi ích, phúc báo gì?

Cứ tư duy như vậy chúng ta sẽ có trí giác, trí giác sẽ giúp chúng ta đoạn trừ được sân hận.

2. Dùng từ bi chuyển hóa sân hận

Trong Phật Pháp, chúng ta lấy từ bi để chuyển hóa sân giận. Từ bi là cách quán chiếu qua các mối quan hệ bằng sự thương yêu, tha thứ và cho đi. Làm được như vậy, tự nhân quả sẽ cho chúng ta nhận lại được rất nhiều.

Nếu thực hành được như vậy, chúng ta sẽ có được một ngày Tết mùng 5 tháng 5 và cả cuộc đời ý nghĩa.

Quán chiếu sự yêu thương và cho đi để diệt “Sâu sân”

Quán chiếu sự yêu thương và cho đi để diệt “Sâu sân”

Diệt “sâu si”

Nếu chúng ta có quan niệm, ngày mùng 5 tháng 5 ăn hoa quả, giun sán sẽ sạch thì đó là chúng ta còn “si”, là mê tín. Bởi điều đó không đúng.

Muốn đầu óc sáng suốt, dẹp trừ được mê tín thì chúng ta phải căn cứ trên luật nhân quả, căn cứ vào giáo Pháp của Phật. Chúng ta làm các việc có đức thì tự nhiên chúng ta sẽ có phúc.

Ngày Tết Đoan ngọ dẹp trừ mê tín để diệt “Sâu si”

Ngày Tết Đoan ngọ dẹp trừ mê tín để diệt “Sâu si”

Chúng ta được học Phật Pháp, hiểu nghiệp của chúng sinh trong các cõi thì sẽ biết cách ứng xử. Chúng ta sống đạo đức với tất cả các mối quan hệ thì sẽ có phúc lành để tránh được các tai họa. Đó chính là nhân quả trong Phật Pháp.

Mong rằng, qua lời chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến – Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán, quý Phật tử sẽ có thêm tri kiến đúng đắn để áp dụng Phật Pháp để có ngày 5/5 Tết Đoan Ngọ giết “sâu bọ tham, sân si”; từ đó làm tăng trưởng phước báu, đạt được lợi ích lớn!

Các bài nên xem: 

-
aa
+
6,820 lượt xem
07/06/2024

Bình luận (53)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. Đ
    Đ

    ĐInh Hoàng

    10/08/2024
    Bài giảng hay quá ạ. Cách cho các Phật tử diệt bọ \"Tham, Sân, Si\" mà chưa chúng con chưa được nghe, biết để thực hành ạ.
  3. L
    L

    Lê Thị Nga

    10/08/2024
    Đạo Phật là đạo của từ bi.
  4. V
    V

    Vũ Đình Hải

    10/08/2024
    Diệt trừ sâu tham sân si trong chính tâm chúng ta đúng là ý nghĩa lớn nhất của ngày Tết đoan Ngọ, hành thiện biết bố thí, cúng dường, tu tập tăng trưởng phước báu đó là lợi ích lớn nhất. Con xin thành kính tri ân cô.
  5. N
    N

    Nguyễn thị thanh Phượng

    10/08/2024
    Nhờ được tu học Phật Pháp, nghe Thầy giảng mà chúng con hiểu được ý nghĩa của ngày Tết Đoan ngọ
  6. T
    T

    Thắm Phạm

    10/08/2024
    Hạnh phúc đc thực hành đúng Pháp