Mục lục [Hiển thị]
1. Hiểu về nhân quả
- Nhân quả ở chính tại nơi tâm. Cho nên, chúng ta định hướng được sự thay đổi nhân quả của chính mình.
- Mọi việc nhân quả do chính tâm tạo ra. Muốn chuyển hóa nhân quả thì phải thay đổi nhân quả trong tâm.
- Nhân quả trong tâm được thành lập trên các đối tượng của tâm nên cần thay đổi cách xử lý tâm khi gặp các đối tượng đó. Việc thay đổi cuộc đời là thay đổi cách hành xử, cảm xúc, cảm thọ khi tâm có đối tượng:
+ Hành xử đúng Pháp, đúng thiện nhân quả thì sẽ được hạnh phúc.
+ Ngược lại, nếu hành xử theo hướng ác nhân quả thì sẽ gặp khổ đau.
2. Chủ động nỗ lực làm thiện vì chính mình
- Tư duy: Từ vô thủy kiếp, mình đã tạo vô lượng tội lỗi. Và chính mình là người hứng chịu những nghiệp quả bản thân đã gây ra. Cho nên, phải chủ động chuyển hóa quả bất thiện, phát sinh những nhân quả tốt để bớt khổ.
- Hãy làm việc thiện là vì chính mình, không vì bất kỳ ai khác:
+ Ai nỗ lực thực hành thiện Pháp thì người đó sẽ tự được hưởng phước báo, không liên quan đến người bên cạnh. Vì kiến thức Phật Pháp là chung, còn việc hiểu và thực hành là riêng.
Cho nên, không vì bất cứ ai, không vì bất cứ sự lười biếng thiện Pháp của người khác mà mình nản chí.
+ Tư tưởng này sẽ giúp mình không bị chướng ngại, phát sinh những thiện duyên, luôn tinh tấn làm được thiện nghiệp và sẽ có kết quả hạnh phúc.
+ Người kiên cố như vậy sẽ chuyển hóa được tất cả nghiệp quả và luôn phát sinh những nhân duyên trợ giúp khi cần thiết.
Và điều này được Đức Phật gọi là “tinh tấn không thối chuyển”.
- Những người tinh tấn, kiên trì trong thiện Pháp, không bị chướng ngại bởi bất cứ vấn đề gì bên ngoài thì sẽ được chư Thiên, thiện Thần, Hộ Pháp hộ trì, ủng hộ.
- Môi trường đồng tu là môi trường cùng nhau triệt tiêu đi những nhân quả không tốt và phát sinh ra những nhân quả tốt. Nếu nghiệp kiếp trước gây ra từ một người, thì bây giờ một mình có thể chuyển hoá. Nhưng nếu nghiệp gây ra từ hai người trở lên, thì phải có môi trường từ hai người sinh trưởng ra các thiện Pháp, mới có thể chuyển hoá được.
3. Hướng dẫn tu lục hòa để được lợi ích
a. Kiến thức về lục hòa
Gồm 6 Pháp:
- Thân hòa đồng trụ:
+ Bắt buộc phải tu học ở một nơi. Tu tập thân hòa đồng trụ từ chư Tăng đến đạo tràng.
+ Giống như đi học trong một trường, cùng một khối nhưng không thể mỗi ngày học một lớp mà giỏi được.
+ Nếu đi tu tập ở nhiều nơi thì không có công đức lục hòa, không có tiến bộ và không được phước quả.
+ Muốn làm chỗ dựa cho tập thể thì phải chuyên nhất tu tập - thân hòa đồng trụ.
- Khẩu hòa vô tranh
- Ý hòa đồng duyệt
- Giới hòa đồng tu
- Kiến hòa đồng giải: Tức là đều có chánh kiến về nhân quả
- Lợi hòa đồng quân
b. Kiến hòa và giới hòa là xương sống của lục hòa
- Có chánh kiến nhân quả và giới là xương sống của lục hòa. Vì thế, người ngoài đạo Phật, không tin nhân quả hoặc tà kiến - tin rằng chết là hết, nhân quả kiếp trước không liên quan đến kiếp này thì không tu lục hòa được.
- Chánh kiến về nhân quả:
+ Chúng sinh luôn luôn bị ảnh hưởng bởi nhân quả quá khứ nên đừng từ bỏ quá khứ.
+ Nói không có quá khứ là tà kiến.
+ Hiểu được tầm ảnh hưởng của nhân quả quá khứ mới tin chánh kiến và giữ giới.
- Giữ giới:
+ Giữ giới là hành vi hiện tại: Không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, say sưa nghiện ngập, nói dối, nói lời hai lưỡi, thêu dệt, đâm thọc, ác khẩu.
+ Phải luôn luôn sửa đổi hành vi trong hiện tại để thay đổi nhân quả quá khứ. Nếu hành vi trong hiện tại tốt đẹp thì sẽ có quả báo tốt đẹp, được phước báo.
+ Khi phước lớn lên thì tự nghiệp sẽ tiêu. Cho nên trong lục hòa, lấy giới và chánh kiến làm cơ bản.
c. Cách thực tập lục hòa
- Việc giữ giới và chánh kiến đồng hành với việc bố thí để chuyển hóa nghiệp lực:
+ Đức Phật dạy: Hai người đồng đẳng về giới, trí tuệ như nhau thì người nào có bố thí sẽ có dung sắc, địa vị và danh xưng,... tốt đẹp hơn.
+ Đối tượng bố thí là các thành viên trong khối/đạo tràng.
+ Vật bố thí là tất cả mọi lời nói, phương tiện khiến cho thành viên được vào trong biển Phật Pháp.
+ Kết quả bố thí là trong cuộc đời, luôn luôn được người khác giúp đỡ theo mong cầu thiện của mình.
- Tạo ra môi trường có đối tượng nhận phước:
+ Củng cố Ban cán sự thành một Ban cán sự lục hòa. Việc củng cố này là đang gieo phước cho nhau.
+ Xây dựng một hội chúng lục hòa, cùng nhau bàn bạc từ trên xuống dưới và cùng đóng góp ý kiến để có một cơ chế hoạt động thật tốt.
+ Phải bình đẳng ý kiến, tôn trọng lẫn nhau, thứ lớp trên dưới; chức danh, nhiệm vụ và bổn phận rõ ràng.
+ Khi khối/đạo tràng có việc, phải cùng nhau đóng góp ý kiến đúng bổn phận. Những ai ngoài bổn phận thì tùy hỷ và nỗ lực, tích cực triển khai.
- Tâm thường trực rút kinh nghiệm để phát triển:
+ Đây là điều quan trọng để thực hành được ý hòa, khẩu hòa.
+ Đức Phật gọi tâm thường trực rút kinh nghiệm để phát triển là sám hối.
+ Nếu không thường trực tâm rút kinh nghiệm thì sẽ nắm giữ kiến thức và nghiệp lực cũ, không phát triển và chuyển hóa được.
+ Cần sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới, bình đẳng nghe người khác đóng góp ý kiến, loại trừ tâm bảo thủ, chấp trước để chuyển hóa tâm mình và làm tốt các công việc.
+ Không áp đặt mà cần phải có ý thức rút kinh nghiệm và khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến. Sau đó sẽ lấy ý kiến tốt đẹp nhất, thành công nhất.
- Trong tất cả các việc, cần đưa ra 2 ý kiến:
+ Ý kiến mới
+ Phân tích thái độ bảo thủ:
Tính cách bảo thủ phải từ bỏ đối với tất cả những ai tiến bộ. Phải bỏ hết tâm bảo thủ, chấp trước, ngu si mới có thể thành công.
Người bảo thủ đi đến đâu sẽ làm băng hoại, trì trệ ở đó. Cho nên chúng ta phải là người tiến bộ - trong nhà Phật gọi là lắng nghe phát triển tâm thức.
d. Lợi ích khi thực hành lục hòa
- Tiêu trừ các nghiệp bị người khác không tôn trọng:
+ Tu tâm tôn trọng bằng ý hòa, khẩu hòa, thân hòa sẽ tiêu trừ các nghiệp bị người khác không tôn trọng.
+ Càng nỗ lực tinh nghiêm bao nhiêu thì phước càng tăng, càng được tôn trọng bấy nhiêu.
+ Tâm tôn trọng là vô cùng quan trọng, sẽ tự phát sinh trí tuệ.
- Tiêu trừ nghiệp từng không tôn trọng chúng sinh khác:
+ Thực hành lục hòa tinh nghiêm sẽ tiêu trừ nghiệp từng không tôn trọng chúng sinh khác.
+ Người không tôn trọng sẽ nói năng không đúng thời, không dễ nghe, không phù hợp. Khi nghiệp tôn trọng chuyển thì lời nói sẽ phù hợp, dễ nghe, hiểu vấn đề tốt và sắc bén.
- Chuyển hóa nghiệp:
+ Nỗ lực chuyên tâm tu tập lục hòa trong ba năm thì nghiệp dù có năng bao nhiêu (trừ định nghiệp) cũng có thể chuyển hóa.
+ Trong trường hợp phải trả định nghiệp thì tâm nhẫn chịu được. Còn nếu không tu thì không nhẫn chịu được, vô cùng thảm khốc, gây ra phiền não, khổ đau.
- Có thể hồi hướng công đức lục hòa cho các thành viên trong khối/đạo tràng:
+ Khi có một môi trường tu tập lục hòa, có thể hồi hướng công đức cho nhau chuyển hoá rất nhanh. Có những nghiệp một mình gia đình tu không được nhưng đạo tràng đến tu tập cho thì chuyển hóa rất nhanh.
+ Ví dụ trong khối, nếu có người có những việc cần thiết, khối có thể bắt đầu tu tập dồn vào hồi hướng cho người đó.
+ Công đức lục hòa hồi hướng chung không mất đi, ngược lại, càng tăng thêm vì tâm quảng đại.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.