[Video] Phân biệt vọng tưởng và tư duy

-
aa
+

Trong video trên có 4 câu hỏi như sau:

Câu hỏi 1: Làm thế nào để phân biệt giữa vọng tưởng và tư duy?

Trả lời: 

- Vọng tưởng là những suy nghĩ tự xuất hiện không phải do chủ động. 

- Còn tư duy là những suy nghĩ có chủ đích.

----------

Câu hỏi 2: Vẫn còn bị khởi niệm vô ơn thì làm như thế nào? 

- Niệm vô ân xuất hiện là do mình đã như vậy từ nhiều kiếp; nên trong kiếp này, chúng ta phải chủ động thực hành tri ân.

----------

Câu hỏi 3: Làm thế nào để luôn khởi được tâm tinh tấn?

- Kiên trì làm một việc cho thành công, từ đó sinh ra hỷ tâm để tinh tấn trong công việc. Khi đã viên mãn trong công việc, có kết quả thì sẽ sống trong niềm hạnh phúc, từ đó giúp mình tinh tấn hơn. 

- Đó là niềm tinh tấn sơ khởi. Nếu không có điều này, thì chúng ta không thể tinh tấn được.

----------

Câu hỏi 4. Tâm không bình yên giữa nghịch cảnh vì bị ngũ dục chi phối. Khi gặp trường hợp đó chỉ điều phục được một lúc, những hình ảnh đó lại tái hiện trong đầu, khiến bị bối rối, khó kiểm soát. Vậy cần phải làm như thế nào?

Cứ mỗi lần bị tái hiện như vậy thì tiếp tục điều phục, dần dần sẽ hết. Giống như điều phục vọng tưởng khi thiền hành, hành thiền, thiền quán; cứ buông nhiều lần thì sẽ hết. 

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

Bài liên quan
917 lượt xem
11/08/2022
0

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.