Làm thế nào để tìm người bạn đạo cho mình?

Người bạn đạo là người cùng lý tưởng với mình, cùng mong muốn sửa đổi tâm tính theo giáo lý đạo Phật, cùng kết giao, hoà hợp với mình. Khi thấy bạn có lỗi, thì chân thành chỉ lỗi; khi thấy bạn chỉ lỗi, thì chân thành nhận lỗi; khi bạn chỉ lỗi cho mình mà không đúng, thì cùng trao đổi trên nền tảng giới pháp; nếu thấy chưa thỏa đáng, thì cùng thống nhất tham khảo ý kiến của người mà cả hai tin tưởng. Không nói xấu bạn với người khác, mà chỉ tìm người để nhờ giúp đỡ khi bạn gặp chướng duyên trong tu tập (chia sẻ, khuyên bảo, sách tấn...), biết quan tâm giúp đỡ nhau đúng pháp. Đó chính là lục hòa.

Câu hỏi từ Phật tử:
“Em kính bạch cô.”
Có nhiều đạo hữu nhắc nhở em thế này. Em thấy rất vô lý và em có ý kiến nói như lại như sau em mong cô chỉ dạy em xin tri ân công đức của cô. Là Phật tử tại gia cần giữ gìn năm giới là tốt rồi, còn ai tu đến đâu thì tùy duyên. Nhiều người rất vô lý, cứ hơi tí là nói có lỗi. Ví dụ bán hàng, rồi đi chơi mặc quần đùi cũng nhắc nhở. Mình là Phật tử tại gia khi nào đến chùa ăn mặc sao cho đẹp, lịch sự, còn ngày tu giữ giới giữ được giới nào thì giữ, ai ép đâu. Khi làm phận sự ở chùa thì nghiêm chỉnh không đánh phấn tô son, trừ khi văn nghệ Thầy cho phép; còn về nhà phải làm tròn bổn phận với gia đình, ra xã hội giao tiếp phải lịch sự, khi du lịch với bạn bè phải hòa đồng vui vẻ. Thầy có dạy là bỏ bạn bè đâu, nhiều đạo hữu nhắn tin nhắc nhở rất vô lý, khi nào làm gì ảnh hưởng tới chùa hãy nói, đi chùa cứ dọa có lỗi ai dám đến. Còn nữa, cái tốt mình học, cái xấu bỏ đi.
Ra xã hội phải có giao lưu kể cả người xấu ác, lấy tâm từ của mình yêu quý họ, dần dần chuyển hóa được họ. Họ nhìn thấy mình dạo này đi chùa đẹp ra, tâm mở rộng ra họ nhìn mình mà học theo chứ. Bảo đi chùa là không được diện, đến chùa tu học khác với đi chùa vãn cảnh. Phải có giao lưu mới có bạn, rồi gieo duyên cho họ được chứ, toàn đạo hữu với nhau mới chơi nói chuyện gì.

Ở nhà với chồng quần dài đi ngủ rồi cứng nhắc thế thảo nào bị cấm. Phụ nữ đối với chồng vừa là vợ, vừa là chị, vừa là người tình, vừa là mẹ, vừa là bạn. Ai dạy như kia đâu. Tuy em nói thẳng thật hay bị mất lòng. Em mong Cô chỉ dạy ạ. Em xin tri ân công đức của Cô!

Thế nào là người bạn đạo chân chính?

Cô Phạm Thị Yến trả lời:
Chào các đạo hữu! Nhân duyên hôm nay có câu hỏi này, Yến xin chia sẻ về: Làm thế nào để tìm bạn đạo cho mình? Làm thế nào để diệt sự "chấp đúng - chấp sai"?
Người bạn đạo là người cùng lý tưởng với mình, cùng mong muốn sửa đổi tâm tính theo giáo lý đạo Phật, cùng kết giao, hoà hợp với mình. Khi thấy bạn có lỗi, thì chân thành chỉ lỗi; khi thấy bạn chỉ lỗi, thì chân thành nhận lỗi; khi bạn chỉ lỗi cho mình mà không đúng, thì cùng trao đổi trên nền tảng giới pháp; nếu thấy chưa thỏa đáng, thì cùng thống nhất tham khảo ý kiến của người mà cả hai tin tưởng. Không nói xấu bạn với người khác, mà chỉ tìm người để nhờ giúp đỡ khi bạn gặp chướng duyên trong tu tập (chia sẻ, khuyên bảo, sách tấn...), biết quan tâm giúp đỡ nhau đúng pháp. Đó chính là lục hòa.

Người bạn đạo là người cùng lý tưởng với mình, cùng mong muốn sửa đổi tâm tính theo giáo lý đạo Phật, cùng kết giao, hòa hợp với mình
Người bạn đạo là người cùng lý tưởng với mình, cùng mong muốn sửa đổi tâm tính theo giáo lý đạo Phật, cùng kết giao, hòa hợp với mình

Tìm người bạn thẳng thắn nhắc lỗi và chính mình cần có tâm lắng nghe

Khi tìm bạn hiền, mình sẽ tìm người thẳng thắn nhắc nhở lỗi cho mình. Có thể bạn nhắc chưa đúng, nhưng chúng ta phải ghi nhận sự thật tâm của bạn, vì bạn hiểu thế, bạn thực hành như thế, nên bạn nhắc mình như thế. Khi mình được bạn nhắc lỗi (bạn cho đó là lỗi thật), mình sẽ cùng chia sẻ đàm luận. Sau khi cả hai cùng thông hiểu, nếu mình sai thì mình sửa và bạn sai bạn sẽ sửa, thế là cả hai cùng được lợi ích.

Nếu mình không lắng nghe ý kiến từ người khác, thì mình sẽ bị sinh tâm ngã mạn khi mình đúng, sinh tâm coi thường người khác khi mình đúng. Đó là các tâm bất thiện được sinh dưỡng từ sự "chấp đúng". Khi đã rơi vào "chấp đúng", thì sẽ sinh thêm tâm bảo thủ, do sự "chấp sai" của người khác và nguy hại hơn là mình sẽ không có bạn hiền, có thể chỉ có những người vụ lợi mình chơi với mình, còn người chân thật thẳng thắn, sẽ không dám chơi với mình.

Nếu mình không lắng nghe ý kiến từ người khác, thì mình sẽ bị sinh tâm ngã mạn khi mình đúng, sinh tâm coi thường người khác khi mình đúng. (hình minh họa)
Nếu mình không lắng nghe ý kiến từ người khác, thì mình sẽ bị sinh tâm ngã mạn khi mình đúng, sinh tâm coi thường người khác khi mình đúng. (hình minh họa)

Về vấn đề cụ thể trong trường hợp trên, Yến nhắc lại chi tiết để các đạo hữu ứng dụng về hai trường hợp đối với những người mới mà mình gieo duyên và đối với mình: 
Đối với những người mới mà mình gieo duyên: nếu họ là những người còn bị trở ngại khi mặc quần áo Phật tử khi về chùa, thì mình hoan hỷ bảo họ cứ mặc quần áo bình thường không hở hang và khi lên chùa mình mượn cho họ một chiếc áo tràng, để họ dự lễ cho trang nghiêm. 
Đối với mình cũng chia làm hai cách: "hòa đồng" hoặc "hòa tan".

Người Phật tử tại gia khi lên chùa ta nghiêm túc thực hành tất cả mọi việc theo giới, dưới sự chỉ dạy cụ thể của chư Tăng, chỉ bao giờ chùa có lễ hội, thì chúng ta mới trang điểm. Khi về tại gia đình chúng ta tham gia mọi sinh hoạt cũng theo 5 giới: vẫn trang điểm và rất cần thiết mặc đẹp, mặc phù hợp với hoàn cảnh gia đình, phù hợp với tâm tính của vợ chồng, phù hợp với mọi hoàn cảnh: đi lễ hội, đám cưới, đi chơi....

Phật tử ứng xử hòa đồng với nhau

Phật tử ứng xử thế nào là "hòa đồng" và thế nào là "hòa tan"? 
Khi ta có tác ý: vì hạnh phúc gia đình, vì yêu cầu công việc, vì yêu cầu giao tiếp,... nên ta trang điểm, mặc đồ,... thì ta chế ngự được tâm tham ái và thực hành được điều giác ngộ thứ 7: thân dẫu ở cõi tục, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y... (chính là sự chế ngự tâm tham ái). "Đây là hòa đồng".

tim-ban-dao-cho-minh.jpg3.jpg

Khi không có tác ý, thì tâm chúng ta dễ bị tham ái chi phối và vẫn tăng sự tham ái sắc thân mình sắc thân người, tham ái của cải vật chất, tuy vẫn trong giới, chứ không phải là tham trộm của người khác. Đây là "hòa tan". 
"hòa đồng và hòa tan" có tướng của các sự việc giống nhau, nhưng nếu thực hành theohòa đồng, thì chúng ta được an lạc hơn, dễ làm chủ với các hoàn cảnh sóng gió (thành, bại) hơn, dễ thiểu dục tri túc hơn, nhân tu sẽ lớn hơn, công đức phúc báo sẽ vượt trội hơn sựhòa tan, tuy rằng hoà tan vẫn phù hợp với giới.

Chúc các đạo hữu tinh tấn, luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh và luôn sách tấn nhỏ nhau: “hòa đồng hay hòa tan đấy?”
Kính mời quý Phật tử xem thêm các câu trả lời về đời sống và tu tập tại chuyên mục: Vấn đáp Phật pháp

-
aa
+
907 lượt xem
16/12/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ