- Thế có vật gì mà do tự nhiên sanh, hở đại đức?
- Không có vật gì trên thế gian này mà do tự nhiên sanh cả, tâu đại vương.
- Thế sao đại đức bảo có vật từ không mà thành có?
Tỳ-khưu Na-tiên mỉm cười:
- Trước đây khi dẫn quân đi chinh chiến, đại vương có ở trong cung điện này chưa?
- Thuở ấy chưa có cung điện này!
- Rồi sau sao lại có?
- Khi lập kinh đô, trẫm mới làm cung điện.
- Đại vương làm như thế nào?
- Trẫm cho người san bằng đất, chở đá sỏi từ nơi khác đến, cho lấy gỗ trong rừng và để thợ mộc làm cột, kèo, đòn tay, chạm trổ... Sau đó làm thành quách, cửa ngõ, lối đi, trồng cây, đào ao hồ, nuôi chim, thả cá...
- Thế thì cung điện này đâu phải do tự nhiên sanh mà do chính công kiến tạo, tập kết vật liệu, sức người làm, đá, sỏi, vôi, đường... Tất cả chúng kết hợp lại mới thành cung điện, phải thế chăng?
- Đúng như thế.
- Cũng thế, không có thể trở thành có, nhưng có ấy không phải tự nhiên sanh mà do sự cấu tạo, kết hợp nhiều yếu tố, nhiều phụ liệu khác mà thành, tâu đại vương.
- Xin cho ví dụ.
- Ví như hạt lúa có thể trở thành cây lúa không, hở đại vương, nếu như nó không có đất, nước, ánh sáng, phân, công chăm sóc, thời gian và ý niệm trồng lúa của người chủ ruộng?
- Không thể thành cây lúa được nếu thiếu các yếu tố, điều kiện đi sau.
- Cũng như thế, chẳng có vật gì do tự nhiên sanh, do tự nó sanh mà do sự kết hợp nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khác, tâu đại vương.
- Xin cho ví dụ nữa.
- Ví như đất sét có thể trở thành đồ gốm không, hở đại vương?
- Không thể được. Đất sét mang về phải lấy nước nhồi cho nhuyễn, xong rồi phải nặn thành cái nồi, niêu, chén, bát...; kế nữa phải có củi, lửa, bỏ vào lò nung cho chín… Ấy mới thành đồ gốm dùng được.
(Trích: Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, phần II. Nội Dung Mi Tiên Vấn Đáp, câu 29. Tự Nhiên Sanh?, tr.149-150, dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm, Nxb. Phương Đông)
----------
Xem thêm các bài kinh:
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 25. Nguyên Nhân Của Thời Gian
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 26. Thời Gian Tối Sơ?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 27. Có Rồi Không, Không Rồi Có!
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 28. Pháp Hành Thì Sao?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 30. Tự Ngã Trong Thân?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 31. Nhãn Thức Và Tâm Thức (Cakkhu Vinnana - Mano Vinnana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 32. Hành Tướng Của Xúc (Phassalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 33. Hành Tướng Của Thọ (Vedanalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 34. Hành Tướng Của Tưởng (Sannalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 35. Hành Tướng Của Tư Tác (Cetanalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 37. Hành Tướng Của Tầm (Vitakkalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 40. Những Tâm Sở Đồng Sanh
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 41. Về Năm Giác Quan
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Câu 42. Bất Bình Đẳng Sai Khác Của Chúng Sanh Là Do Nghiệp
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.