- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn đúng là một bậc thầy lỗi lạc trong tam giới, hằng giáo huấn, dạy dỗ chúng sanh không mệt mỏi phải chăng?
- Thưa vâng!
- Và Đức Thế Tôn dạy đạo là luôn với bàn tay mở ra chứ không phải là với bàn tay nắm lại? Ngài chẳng có bao giờ cố ý che giấu pháp, tiết kiệm pháp, phải vậy chăng?
- Thưa vâng!
- Bạch đại đức! Thế tại sao có vị đại đức con một nữ bà-la-môn tên là Màlanghà đến hỏi đạo Đức Thế Tôn, ngài lại im lặng không trả lời? Có thể Đức Thế Tôn không thông hiểu vấn đề chăng? Hoặc là câu hỏi ấy hóc búa ngài không giải đáp nổi chăng? Hoặc là ngài cố ý che giấu ý nghĩa, che giấu pháp, tiết kiệm pháp chăng?
- Chẳng phải thế đâu, đại vương! Không thể hiểu đơn giản, là khi có người đặt câu hỏi, Đức Phật sẽ trả lời hoặc không trả lời! Chính Đức pháp chủ Xá-lợi-phất có dạy rằng, một câu hỏi có thể được trả lời bằng một trong bốn cách khác nhau:
* Một là, có câu hỏi phải giải đáp ngay tức thời, giải đáp ngay "một cái một"!
* Hai là, có câu hỏi thì phải chia chẻ ra để giải đáp từng phần.
* Ba là, có câu hỏi - phải cần hỏi lại rồi mới giải đáp.
* Bốn là, có câu hỏi không nên trả lời mà phải làm thinh!
Đức vua Mi-lan-đà hỏi:
- Đại đức có ví dụ nào về câu hỏi phải giải đáp ngay tức thời, đáp ngay một cái một?
- Thưa vâng, ví dụ câu hỏi: Danh sắc là thường hay vô thường? Thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường? Các loại câu hỏi ấy là phải đáp ngay "một cái một", tâu đại vương!
- Vâng, trẫm hiểu rồi. Thế các loại câu hỏi nào phải chia chẻ ra để giải đáp từng phần?
- Thưa, ví dụ câu hỏi: Thế nào là tiến trình sinh diệt của ngũ uẩn? Câu hỏi ấy muốn cho người ta hiểu rõ thì phải cắt nghĩa, trình bày về hành tướng của sắc, xong rồi mới đến thọ, đến tưởng, đến hành, đến thức. Phải nói rõ chức năng và hoạt dụng của từng tâm sở, sau đó mới giải thích được tiến trình sinh diệt của ngũ uẩn đó ra sao!
- Hay lắm! Còn loại câu hỏi phải hỏi ngược lại, đại đức có thể cho nghe ví dụ chăng?
- Vâng, có thể được. Ví dụ loại câu hỏi: Người ta có thể cảm nhận được trần cảnh qua con mắt phải chăng? Thưa đại vương, vì câu hỏi ấy mơ hồ, không rõ nghĩa - nên cần phải được hỏi lại. Ví dụ, sẽ hỏi lại: Ông có thể cho biết cái gì là trần cảnh? Ví dụ, người kia trả lời: Các hình tướng, sắc pháp mà mắt cảm nhận được gọi là trần cảnh! Khi được trả lời như vậy ta có thể hỏi lại: Thế âm thanh, mùi vị ... không phải là trần cảnh sao?... Tất cả các câu hỏi ấy nhằm để cho người hỏi hiểu rõ rằng tất cả ngũ trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, đều là trần cảnh. Và cảm nhận trần cảnh ấy không phải chỉ có con mắt mà còn có tai, mũi, lưỡi và thân nữa!.
- Cảm ơn đại đức! Chẳng có sự giải đáp nào rõ nghĩa hơn thế nữa. Nhưng còn loại câu hỏi thứ tư, tại sao phải im lặng!
- Thưa, vì các loại câu hỏi ấy là rỗng không, phù phiếm, hý luận ... chỉ đưa đến não hại chứ không đưa đến lợi ích nên phải làm thinh!
- Xin đại đức cho ví dụ.
- Vâng! Ví dụ: Thế giới hữu biên hay vô biên? Sanh mạng và thân thể là một hay là hai? Sau khi Niết bàn rồi Như Lai còn hay mất?!... Tâu đại vương! Đấy là những câu hỏi mà ta phải im lặng vì chính chúng là rỗng không, phù phiếm, hý luận ... không đưa đến ly tham, giác ngộ, giải thoát ..., nghĩa là chỉ làm mất thì giờ, có hại và không có lợi vậy!
- Trẫm chấp nhận trọn vẹn tất cả mọi kiến giải của đại đức!
(Nguồn: Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, câu 101. Tại Sao Có Những Câu Hỏi Mà Đức Thế Tôn Làm Thinh Không Trả Lời?)
--------
Xem thêm các bài kinh:
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Thời Gian Và Không Còn Thời Gian
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Nguyên Nhân Của Thời Gian
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Thời Gian Tối Sơ?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Có Rồi Không - Không Rồi Có
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Pháp Hành Thì Sao?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tự Nhiên Sanh
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tự Ngã Trong Thân?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Nhãn Thức Và Tâm Thức (Cakkhu Vinnana - Mano Vinnana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Hành Tướng Của Xúc (Phassalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Hành Tướng Của Thọ (Vedanalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Hành Tướng Của Tưởng (Sannalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Hành Tướng Của Tư Tác (Cetanalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Hành Tướng Của Tầm (Vitakkalakkhana)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Những Tâm Sở Đồng Sanh
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Về Năm Giác Quan
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Bất Bình Đẳng Sai Khác Của Chúng Sanh Là Do Nghiệp
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Lửa Địa Ngục
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Nước Dựa Khí
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Niết Bàn
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Ai Sẽ Đắc Niết Bàn?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Làm Sao Biết Niết Bàn Là Tối Thượng Lạc?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Có Phật Không?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Phật Là Tối Thượng Tôn Bảo!
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Phật Tối Thắng Như Thế Nào?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Thấy Phật
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Khi Chết Ngũ Uẩn Diệt Theo
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Vedagù?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Nghiệp Trú Ở Đâu?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Biết Còn Tái Sanh?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Phật Ở Đâu?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Bậc Toàn Giác Biết Tất Cả?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tại Sao Đức Phật Không Giống Cha Mẹ Ngài?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Thực Hành Phạm Hạnh (Brahmacàri)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Ai Truyền Cụ Túc Giới Cho Đức Phật?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Nước Mắt Nào Là Thuốc? Nước Mắt Nào Là Độc Dược?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tham Luyến Và Dứt Tham Luyến
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Trí Tuệ Ở Đâu?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Luân Hồi (Samsara)
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Diệt Khổ Chưa Đến?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Thời Gian Tái Sanh
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Nhân Sanh Giác Ngộ
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Điều Lành Nhỏ, Phước Quả Lớn
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Người Ngu Làm Điều Ác Tội Báo Lớn
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Pháp Xuất Thế Gian
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Thức, Tuệ Và Sanh Mạng
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Nhận Dư Thừa Đồ Cúng Dường Là Hộ Trì Giáo Pháp Phật
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Đức Thế Tôn Có Tâm Đại Bi Hay Không?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Nghi Vấn Về Sự Bố Thí Ba-la-mật
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Bố Thí Hai Mắt Lại Được Thiên Nhãn
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Nghi Về Thời Gian Giáo Pháp Tồn Tại
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Đức Thế Tôn Còn Khổ Chút Ít Nào Không?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Đức Thế Tôn Đã Thật Sự Hoàn Tất Mọi Phận Sự Chưa?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Chúng Sanh Sợ Hãi Diêm Chúa?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tụng Kinh Paritta Thật Không Có Lợi Ích!
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Oai Lực Của Đức Phật Thua Ma Vương?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Vì Đức Phật Thuyết Pháp Mà Làm Cho Sáu Mươi Vị Tỳ Kheo Hộc Máu Chết!
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tỳ Kheo Tạo Nghiệp Do Không Biết, Tại Sao Lại Không Có Tội?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Đức Thế Tôn Có Lãnh Đạo, Bảo Quản Giáo Hội Tỳ Khưu Không?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tại Sao Đức Thế Tôn Không Thu Thúc Lục Căn?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Sao Đức Thế Tôn Lại Có Lời Nói Khiếm Nhã?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Cái Cây Có Tâm Ý Không?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Đức Phật Thuyết Về Bố Thí Là Để Nhận Được Lợi Lộc Cúng Dường?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Thế Nào Gọi Là Sa-môn?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Đức Thế Tôn Còn Bất Bình, Sân Hận!
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Thần Thông Của Đức Mục-kiền-liên Không Đương Cự Nổi Thần Lực Của Kẻ Giết Ngài?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Về Cư Sĩ A-la-hán
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Người Đã Phạm "Bất Cộng Trụ", Xin Tu Lại, Có Đắc Được Đạo Quả Không?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Bậc A-la-hán Còn Phạm Giới?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Sao Không Thấy Tử Thi Của Dạ Xoa?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Về Chuyện Bồ Tát Vessantara Bố Thí Vợ Con
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Hồi Hướng Phước Có Hiệu Quả Không?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tại Sao Nhập Niết Bàn Lại Có Hiện Tượng Phi Thường?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Chúng Sanh Nào Có Khả Năng Đắc Đạo?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tại Sao Không Diễn Tả Niết Bàn Một Cách Cụ Thể?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Có Ai Thấy Phật Không?
- Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Đầu Đà Khổ Hạnh Có Ích Lợi Gì?
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.