Đi lấy chồng có cần duy trì quan hệ với nhà ngoại?

Giỗ tổ tiên là truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của người Việt, để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thuận của mình đối với ân đức của tổ tiên. Đây cũng là dịp để họ hàng, con cháu gần xa về họp mặt. Trong đó, các bữa giỗ được tổ chức linh đình với nhiều món mặn. Người Phật tử hiểu rằng việc cúng mặn như vậy không có lợi ích cho người đã khuất thì phân vân là con gái lấy chồng thì có nên về bên nhà ngoại để tham gia những bữa giỗ cúng mặn hay không? Làm thế nào để hòa hợp giữa đời và đạo?
Câu hỏi:

Con kính chào Cô ạ! Cô ơi, Cô cho con hỏi là sắp tới giỗ tổ họ bên nhà bố đẻ con thì con có nên đi dự không ạ? Nếu về dự thì phải đóng tiền để ăn cỗ mặn đó ạ? Bố con đã mất và nhà con không có con trai, chỉ có 4 chị em gái. Thường giỗ tổ chỉ có con và 1 chị nữa tham gia được vì đủ duyên. Từ khi con biết đến Phật Pháp qua chùa Ba Vàng và Cô, con đã hiểu lý do không sát sinh và không ăn mặn nên hiện nay tâm con không muốn sát sinh bất cứ con gì (trừ con kiến do nghề nghiệp nhà con chưa tránh được nên vô ý mà hại chúng), và con gần như đã ăn chay hoàn toàn. Con nên làm gì cho lợi ích nhất cả đời và đạo ạ? Con thành kính tri ân công đức của Cô ạ!
Đừng để mất nhân duyên với chúng sinh và đừng bao giờ để mất nhân duyên với bà con thân quyến khi đi lấy chồng

Cô Phạm Thị Yến trả lời:

Cô chào em! “Sông có cội, nước có nguồn”, chúng ta có mặt ở đời này là do duyên nghiệp. Trong duyên nghiệp đó, có duyên là dòng tộc và có nghiệp ân tình với nhau. Quan điểm con trai nối dõi là do con người tự quy định ra như vậy, chứ không bao hàm được ý nghĩa của đạo đức. Chính quan điểm đó đã tạo duyên cho con trai tu được hiếu nghĩa, còn con gái thì lại là duyên ác: vô tình bạc nghĩa.
Xét về nhân duyên, dù gái hay trai cũng như nhau, nên ai biết tu đức hiếu nghĩa thì người đó sẽ tăng phúc, tiêu nghiệp. Cô cũng chưa bao giờ ý thức mình là con gái của dòng họ mà luôn tự cho mình có trách nhiệm như con trai của bố mẹ và dòng họ. Vì vậy, tâm mình sẽ hoan hỷ khi làm các việc theo Phật Pháp để hồi hướng cho gia tiên.

Xét về nhân duyên, dù gái hay trai cũng như nhau, nên ai biết tu đức hiếu nghĩa thì người đó sẽ tăng phúc, tiêu nghiệp (hình minh họa)
Xét về nhân duyên, dù gái hay trai cũng như nhau, nên ai biết tu đức hiếu nghĩa thì người đó sẽ tăng phúc, tiêu nghiệp (hình minh họa)

Gia đình không có con trai hoặc có con trai, mà mình là con gái thì vẫn có họ hàng dòng tộc nên cần giữ mối quan hệ với dòng tộc. Đó cũng là đức để con gái học hạnh biết ơn nghĩa. Khi tham gia đóng tiền vào lễ giỗ của họ, cháu nên khởi ý tiền đó sẽ để mua hương hoa quả dâng cúng. Và chúng ta là đệ tử Phật, chúng ta có thể phát tâm cúng dường Tam Bảo để hồi hướng cho các cụ.
Đừng để mất nhân duyên với chúng sinh và đừng bao giờ để mất nhân duyên với bà con thân quyến. Nếu không có tiền để thăm hỏi nhiều thì giỗ trong dòng họ gặp nhau một lần cũng được. Âm dương có duyên để hướng tâm tới nhau, đến các kiếp sau nếu tu tập được thì sẽ còn có duyên giúp đỡ cho họ.
Người tu đáng lo nhất là không có duyên với chúng sinh để giúp chúng sinh. Đức Phật đã ba lần gợi ý để Ngài A Nan thỉnh cầu Ngài ở lại thế gian cứu khổ cho chúng sinh mà Ngài A Nan do bị ác ma che mà không thỉnh Phật. Đó là do chúng ta ác nghiệp không có duyên được gặp Phật. Vậy nên bây giờ chúng ta đang có thiện duyên tu theo Chính Pháp của Phật, ai kết duyên với chúng ta hiện tại là cũng có chút ít nhân duyên với Phật Pháp sau này. Vì thế, chúng ta hãy cố gắng tạo duyên cho mọi người.

(Trích lời của Cô Phạm Thị Yến trả lời trong nhóm Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến - Tâm Chiếu Hoàn Quán)

Các bài nên xem:
Phụ nữ có nên nắm kinh tế trong gia đình không?
Tại sao lấy chồng không được nhờ chồng? 
Giao hẹn thế nào khi yêu để kết hôn có hạnh phúc?

-
aa
+
583 lượt xem
22/04/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ