Cúng cơm ngày tết như thế nào để được lợi ích nhất? - Tết Canh Tý 2020

Kính thưa quý đạo hữu!
Trong Phật Pháp, có thể ngày mùng một chúng ta làm một mâm cơm chay để cúng lễ, và đến ngày mùng 3 hoặc mùng 4 (tùy ý), chúng ta lại làm tiếp một mâm cơm chay để cúng bữa cuối cùng. Còn các bữa cơm và các ngày khác trong dịp Tết thì chúng ta chỉ cần xới bát cơm trắng, pha cốc nước chè lên cúng là được rồi, không nhất thiết một ngày ba bữa làm cơm cúng.

Còn đến ngày 23 tháng chạp, theo phong tục là ngày ông Công ông Táo về trời. Đây là quan niệm, phong tục tốt để chúng ta thực hành tâm biết ơn. Nhưng chúng ta cũng biết rằng ở xung quanh chúng ta có rất nhiều vị Thần linh, nếu mình có đức và kính trọng các vị Thần linh đó thì họ cũng gia hộ cho mình rất nhiều. Vì thế, ngày 23 tháng chạp, chúng ta không chỉ cúng ông Táo mà chúng ta cúng Phật, cúng chư Thiên và tất cả các vị Thần linh ở trên đất nhà mình, các vị Thần linh mà mình không biết đã hộ trì cho mình, gia tiên tiền tổ của gia đình mình. Ông bà ta có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, cho nên chúng ta cứ thỉnh mời để cúng lễ hết cho các vị ấy, đó là tâm thành của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta có thể phóng sinh trước hôm đó hoặc sau hôm đó để mang công đức hồi hướng cho các vị thần linh để các vị được tăng thêm phước, sang năm các vị lại gia hộ cho gia đình mình.

Trong kinh Đức Phật dạy: Nếu ai nhận được đồ thí, sẽ hộ trì cho người bố thí. Vì thế, mình cúng dường hồi hướng cho các vị chư Thiên, hoặc là quỷ thần, hương linh, ngạ quỷ thì các vị ấy được phước và đều có duyên hộ trì cho mình. Bởi vì khi ai nhận được của thí thì người đó khắc tâm sinh ra sự hộ trì và sự biết ơn, không lúc này thì lúc khác. Ngày mình cúng thần linh là ngày mình biết ơn, mình cúng dường, phóng sinh, làm phước để mang công đức đó hồi hướng cho họ, thể hiện tâm biết ơn của mình. Và cũng do công đức mình biết cúng dường, phóng sinh, làm phước đó mà phước của mình được tăng lên.

cung-com-ngay-tet
Ngày 23 tháng chạp, chúng ta không chỉ cúng ông Táo mà chúng ta cúng Phật, cúng chư Thiên và tất cả các vị Thần linh ở trên đất nhà mình, các vị Thần linh mà mình không biết đã hộ trì cho mình, gia tiên tiền tổ của gia đình mình (ảnh minh họa)

Vì thế, chúng ta phải hiểu được nguyên lý của việc cúng khấn là nên có bố thí. Có bố thí thì mình được phước lành. Chữ “cầu khấn” là trong chữ “hồi hướng”, mình mang đồ cúng hồi hướng cho người mất và hướng tới những vị nào thì đó là hồi hướng. Hồi hướng cho họ rồi hồi hướng cho mình nghĩa là cầu khấn. Thường thường, người ta hay chỉ trích việc khấn suông, đó là tại vì mình không có bố thí nên không có phước báu.

Những bạn còn trẻ cũng như các bác đã già, có con có cháu thì đầu xuân năm mới nên mừng tuổi cho con cháu của mình và bảo các cháu lên chùa cúng dường để các cháu biết tích phúc từ bé. Mình dạy cho các cháu khấn: “Con xin cúng Tam Bảo một nghìn, xin hồi hướng cho con để con sống được hiếu thuận, cho con được thông minh, trí tuệ và làm những việc lợi ích cho nhiều người”. Đó là những điều mình nên dạy cho con cháu mình hướng thiện, chứ mình không nên xui các cháu làm những việc như: “Đây! Tao mừng tuổi cho mày mười nghìn, chỉ được chơi điện tử từ năm nghìn thôi nhé!”.

loi-chuc-tet-2020-1
Những bạn còn trẻ cũng như các bác đã già, có con có cháu thì đầu xuân năm mới nên mừng tuổi cho con cháu của mình và bảo các cháu lên chùa cúng dường để các cháu biết tích phúc từ bé

(Trích lời Cô Phạm Thị Yến trong video Ngày Tết Cúng Cơm Và Chúc Nhau Như Thế Nào Lợi Ích Nhất?)

Các bài nên xem: 
Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên

Giải điện thờ như thế nào để gia đình được an ổn
Lời chúc mừng năm mới ý nghĩa trong dịp Tết Canh Tý 2020

-
aa
+
1,029 lượt xem
18/12/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ