Câu hỏi:
1. Ông bà có câu "tam nam bất phú, tứ nữ bất bần". Hiện tại vợ chồng có ba người con trai, hoàn cảnh gia đình cũng lận đận, chồng bị ốm nặng. Vậy theo góc nhìn của đạo Phật như thế nào?
2. Trong năm 2018 đã tổ chức đám cưới cho con thứ hai và thứ ba cùng một năm. Mọi người cho rằng, việc chồng bị bệnh là do tổ chức đám cưới cùng năm nên mới bị ốm nặng. Theo góc nhìn của đạo Phật thì đánh giá như thế nào?
Trả lời:
Mục lục [Hiển thị]
1. Góc nhìn về câu "tam nam bất phú, tứ nữ bất bần"
- Tam nam bất phú tức là ba người con trai - phải lo ba cơ nghiệp thì không giàu lên được (đã nghèo phải lo ba cơ nghiệp cho ba con trai). Tứ nữ bất bần là con gái chăm chỉ, chịu khó, không phải lo cho cơ nghiệp. Đấy là lời động viên của các cụ thời xưa cho gia đình sinh nhiều con gái, không có giá trị gì về mặt tâm linh.
- Quan niệm đẻ ba người con trai khiến không làm ăn được, bị ốm đau, bệnh tật là không đúng. Vì có những nhà có hai người con nhưng vợ chồng làm ăn vẫn thất bát.
- Muốn làm ăn suôn sẻ thì phải biết bố thí, công đức; nếu bệnh tật thì phải sám hối. Cho nên, không căn cứ vào việc sinh con, mà tất cả đều là do bản thân mình.
2. Góc nhìn về việc tổ chức 2 đám cưới trong cùng 1 năm
- Theo lý nhân quả, khi tổ chức đám cưới là mong cho con hạnh phúc. Đây là mong cầu lành nên không thể xảy ra quả báo ác được. Cho nên, quan điểm tổ chức cưới cùng năm nên gia đình bị nạn là không đúng.
- Nếu có thiện tâm thì được thiện quả, ác tâm thì bị ác quả. Phật Pháp sẽ giúp phát sinh trí tuệ, bỏ qua tất cả các hủ tục không đúng.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Các bài nên xem:
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.