Bàn thờ là nơi thờ cúng chư Phật, chư Thiên, gia tiên tiền tổ... Nhưng bài trí bàn thờ như thế nào cho đúng và đối với những gia đình chưa thờ Phật thì làm thế nào? Bài dưới đây hướng dẫn chi tiết về cách bài trí. Mời quý vị và các bạn cùng đọc.
Mục lục [Hiển thị]
Cách bài trí bàn thờ tại gia
Kính thưa quý đạo hữu!
Khi sắp xếp bàn thờ ở tại gia, trên bàn thờ của chúng ta có thể là thờ một vị Phật, hoặc ba vị Phật, hoặc là ở giữa là đức Phật, hai phía bên cạnh là hai đức Bồ Tát. Như vậy, chúng ta tùy thời mà bố trí. Chúng ta đặt tượng Phật vào phía bên trong cùng, hai bên tượng Phật chúng ta có thể đặt đèn thờ để cúng Phật, cúng lễ. Đến phần bát hương, chúng ta đặt ở giữa là bát hương thờ Phật, bên tay phải là bát hương thờ Thần linh, bên tay trái là bát hương thờ gia tiên. Bát hương thờ Phật chúng ta để lên phần kệ cao hơn, hai bát hương còn lại thì để ở phần kệ thấp hơn. Còn lại chỗ trống của hai bên bàn thờ, chúng ta bài trí hoa để thờ Phật cũng như cúng lễ cho Thần linh và gia tiên.
Nếu như chúng ta không thờ tượng Phật, chúng ta có thể treo tôn hình của chư Phật lên tường. Nếu là tôn hình của chư Phật, chúng ta sẽ đặt ba tôn hình bằng nhau. Còn nếu chúng ta thờ phụng cả tôn hình chư Phật và chư Bồ Tát thì chúng ta đặt tôn hình chư Phật ở giữa, tôn hình của chư Bồ Tát hai bên cạnh.
Về phần cúng lễ, ở giữa chúng ta dâng lễ cúng Phật. Phần lễ bên phía bàn thờ Thần linh, chúng ta dâng cúng chư Thiên, chư Thần linh. Phần lễ ở bên phía bàn thờ gia tiên, chúng ta dâng cúng các hương linh gia tiên, hương linh trên đất, cô hồn ngã quỷ hay tất cả các hương linh mà chúng ta cần cúng thì chúng ta khấn đến.
Cách cắm hoa bàn thờ
Về phần hoa, chúng ta để hai bên là cùng một loại hoa. Bởi vì cúng Phật là do nơi tâm của chúng ta cung kính, còn chư Phật không thọ nhận đồ cúng của chúng ta, nhưng các Ngài chứng minh cho tâm của chúng ta. Cho nên, chúng ta có lòng thành kính dâng lên cúng Phật thì chúng ta có được phước lành. Nhiều người quan niệm, có loại hoa có thể thắp hương được, còn có loại hoa thì không (ví dụ nhiều người bảo hoa ly không thắp hương được). Nhưng thực chất, hoa chỉ là cái tên do con người đặt ra, cho nên điều đó không ảnh hưởng đến việc thờ cúng của chúng ta.
Chúng ta cúng các loài hoa có sắc tươi tốt, có hương thơm; còn những bông hoa đã héo, không còn tỏa ra hương thơm nữa thì chúng ta không dùng. Còn về số lượng hoa, quả để cúng, chúng ta không căn cứ là ba, năm hay bảy quả,... mà còn tùy thuộc vào khả năng kinh tế của gia đình. Và các loại có quả có thể là một loại, hai loại, ba loại,... hay bao nhiêu là tùy ý gia đình. Trong phần dâng quả cúng lễ, chúng ta không căn cứ vào chẵn hay lẻ mà là do tâm thành của chúng ta dâng cúng.
Mâm cơm cúng
Còn về phần mâm cơm, có gia đình có bàn thờ có một ngăn phía bên dưới thì chúng ta bày mâm cơm lên ngăn đó; còn nếu gia đình nào không có thì chúng ta đặt một cái bàn ở ngay dưới bàn thờ và đặt mâm cơm lên trên đó. Chúng ta có một bát cơm và một cốc nước cúng Phật; một bát cơm và một cốc nước cúng Thần linh; một bát cơm và một cốc nước cúng gia tiên trong các ngày tuần rằm, mùng một. Chúng ta có thể cúng bằng cốc nước trắng hoặc cốc nước chè; nước dâng cúng ở bên trong có thể là nước trắng hoặc nước chè. Nhưng chúng ta nên cúng bằng nước chè, bởi vì trong nước chè có các hương vị: đắng, chua, chát, mặn, ngọt đều nằm đầy đủ trong một chiếc lá chè. Cho nên, chúng ta cúng nước chè thì hương thơm bay lên sẽ có đầy đủ các vị.
Trong mâm cơm chay, chúng ta tùy thuộc vào điều kiện của mình để cúng. Nếu có đồ chay thì chúng ta cúng đồ chay sẵn mà chúng ta mua như: giò chay, chả chay, nem chay,... Nếu chúng ta không mua những đồ cúng sẵn đó, chúng ta có thể làm thức ăn từ rau củ, quả, đậu, lạc,... Đó là tùy theo ý mình, miễn là chúng ta không dùng đồ máu thịt của chúng sinh. Trong mâm cơm, chúng ta có thêm một cốc sữa tươi, nếu không có sữa tươi thì chúng ta dùng nước cháo hoặc là nước cơm.
Trong mâm cơm cúng, chúng ta đặt 3 bát cơm. Bát cơm ở giữa, chúng ta gắp các món thức ăn vào, tức là trong mâm cơm có bao nhiêu món thì chúng ta sẽ gắp đủ bấy nhiêu món vào bát. Sau đó chúng ta chan một ít canh vào trong bát (chỉ cần nấu một bát canh cà chua hoặc canh chua cũng được). Bát cơm ở giữa có đầy đủ các món như vậy, chúng ta đặt thêm một đôi đũa lên đó. Còn hai bát cơm trắng còn lại, chúng ta không gắp thức ăn, và mỗi bát cơm chúng ta chỉ cần đặt một chiếc đũa thôi. Khi chúng ta cúng có đủ, có thiếu như vậy là phá phần chấp ngã của chúng sinh: “Cái gì cũng theo ý tôi”, “Cái gì cũng phải đầy đủ theo ý tôi”,... Nếu gia đình nào chưa hiểu được điều đó hoặc chưa đồng thuận với cách làm như vậy thì chúng ta có thể đặt ở hai bát cơm bên cạnh mỗi bên một đôi đũa cũng được, tức là ba bát cơm sẽ có ba đôi đũa. Khi dâng cúng, chúng ta có ba bát cơm: Bát giữa có thức ăn, hai bát bên cạnh không có thức ăn. Như vậy, chúng ta có thể hoàn thành mâm cơm cúng được đầy đủ.
Bát hương trên bàn thờ
Về phần bát hương, chúng ta có thể dịch bát hương lên trên hoặc xuống dưới tùy theo đồ cúng nhiều hay ít. Ví dụ hôm nào chúng ta có đồ cúng nhiều thì chúng ta đẩy bát hương lui về phía bên trong để chúng ta bày đồ cúng. Việc đó không ảnh hưởng đến phước báo, cũng không gây thêm tội cho chúng ta và cũng không phải là động bát hương theo như quan niệm dân gian của người xưa. Còn về đốt hương thì chúng ta vẫn cắm hương lên bàn thờ trên cao. Khi đốt hương, chúng ta cắm ba nén hương vào bát hương thờ Phật ở giữa. Còn 2 bát hương bên cạnh, chúng ta cắm một nén hương vào bát hương thờ Thần linh trước; sau đó chúng ta cắm một nén hương sang bát hương thờ hương linh.
Các gia đình chưa thờ Phật mà chỉ có bàn thờ gia tiên
Đối với các gia đình chưa có đủ điều kiện để chúng ta thờ Phật, ví như một mình chúng ta tin còn những người khác trong gia đình chưa tin, chưa đồng ý cho chúng ta bốc bát hương thờ Phật thì chúng ta có thể tùy thuận bằng cách thờ gia tiên ở trong nhà. Khi chúng ta sắp lễ dâng cúng lên bàn thờ, chúng ta cũng sắp một phần riêng có bát cơm, chén nước, đĩa hoa quả và bạch rằng: “Phần lễ này chúng con xin dâng lên cúng Phật”. Nếu ở nhà chúng ta chỉ thờ một bát hương Thần linh và một bát hương gia tiên thì chúng ta sẽ bạch rằng chúng ta sẽ cúng Phật ở bên cạnh để có thể thắp hương ngay lên đĩa hoa quả hoặc chúng ta lấy thêm cốc gạo và cắm nén hương lên đó để cúng cũng được. Còn nếu gia đình khó quá, khi cúng lễ chúng ta cứ bày chung và bạch rằng: “Trước hết chúng con xin dâng lên cúng dường chư Phật”. Chúng ta cứ tùy thuận dâng cúng vì chúng ta biết Phật không thọ thực đồ dâng cúng của chúng ta mà chúng ta chỉ thành tựu sự cúng Phật ở ngay chính tâm cung kính của mình mà thôi.
Yến xin chúc quý đạo hữu khi hành cúng lễ ở nhà được đúng như Chính Pháp của Phật để lợi ích cho những người còn sống và những người đã mất.
Các bài nên xem:
Bình luận (6)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Xuân Huê Đào
Vũ Thị Mai PD Mai Hạnh Duyên
Nguyễn thị thanh
Con xin thành kính tri ân Sư Phụ và cô chủ nhiệm đã chỉ dạy cho con cách bày trí bạn thờ và cách thờ phụng ạ
Lê thị sâm
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Con đã hiểu lời dạy của Cô rồi ạ. Con xin tri ân Cô ạ
Phạm Đức Thắng
Con xin thành kính tri ân lời dậy của Cô chủ nhiệm ạ???