[Video] Cách duy nhất để kiểm chứng lời Phật dạy!

-
aa
+

Thực hành lời Phật dạy rất quan trọng:

- Áp dụng Phật Pháp vào cuộc sống giúp chuyển hóa tâm thức, từ tâm bất thiện trở thành thiện lành. Trong đạo Phật gọi là Văn - Tư - Tu, tức là nghe, tư duy rồi thực hành.

- Nếu chỉ nghe thì sẽ không có kết quả, sẽ có trường hợp hiểu hoặc không hiểu, hiểu đúng hoặc hiểu sai. Chỉ có thực hành mới có được kết luận đúng hay sai; có thể chắc chắn việc mình nghe, tư duy đúng và thực hành đúng. Nếu không thực hành thì mọi thứ sẽ trở nên hoang đường.

Ví dụ nói bố thí, cho đi là hạnh phúc, an lạc. Tuy nhiên, nếu không thực hành thì sẽ nghĩ “cho đi” là mất hết; có của cải, được giàu có mới là hạnh phúc. Nếu thực hành thì mới biết việc “cho đi” sẽ giúp có nhiều duyên may mắn, được kết quả hạnh phúc. 

- Đức Phật là một “nhà khoa học” vĩ đại, phát hiện sự vận hành nhân quả đối với chúng hữu tình. Cho nên, nếu như muốn chứng minh được “công trình” của Đức Phật thì phải theo đúng công thức nhân quả mà Ngài nói ra để kiểm chứng; chứ không thể dùng kiến thức khoa học khác để kiểm chứng. Áp dụng định luật nhân quả sẽ giúp đến nơi hạnh phúc, và đưa định luật nhân quả đến cho người khác sẽ giúp người ta thực hành để đến nơi hạnh phúc.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

1,209 lượt xem
18/05/2020
0

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.