[Video] Cách để giữ vững niềm tin vào Chính Pháp

-
aa
+

 Trong video, Cô Phạm Thị Yến giải đáp 2 câu hỏi sau:

1. Phải làm sao khi có những suy nghĩ sai lệch nghiêm trọng về đạo Phật?            

a, Nguyên nhân 

- Do nghiệp lực: 

+ Hiện tại bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhân quá khứ, năng lực của nghiệp.

+ Ví dụ: Khi chán nản làm việc thiện, dường như có một năng lực thôi thúc rất ghê gớm để ta bỏ việc thiện, không muốn làm.

- Do lười tư duy:

+ Nếu tư duy một vấn đề thấu đáo và sâu sắc thì sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng (suy nghĩ sai lệch).

+ Ví dụ: Khi quen một người, ta tìm hiểu cặn kẽ về người đó qua cách ứng xử,... Như vậy, ta sẽ biết người đó như thế nào, không bị tư tưởng của những người xung quanh tác động, điều hướng tư duy.

b, Giải pháp khắc phục: Tư duy phải thật thấu đáo và sâu sắc

- Lợi ích khi tư duy thấu đáo, sâu sắc:

+ Trong nhà Phật có Bát chính đạo, trong đó có chính kiến, chính tư duy: Tư duy thật nhiều đến mức sáng tỏ thì không ai có thể lay động được tư duy đó.

- Cách để có tư duy thấu đáo, sâu sắc về Phật Pháp: Tư duy nhân quả

+ Tư duy bằng tất cả đạo đức, quan điểm khác ở thế gian.

+ Tư duy như vậy thì mình sẽ là người công nhận về nhân quả và khi đã công nhận rồi thì không thể có tư tưởng khác được.

2. Cách tư duy để gieo nhân lành, có duyên vào chính Pháp     

a, Quy chuẩn phân biệt thiện - ác 

Đức Phật dạy: 

- Việc làm đem đến lợi ích cho mình và người là việc thiện. Tức là việc làm này khiến cho chính mình và mọi người được quả báo lành. Đó gọi là thiện Pháp.

- Việc ác là những việc mang đến quả báo xấu cho mình và khiến mọi người gieo nhân ác và gặt quả báo ác trong tương lai.

b, Quy chuẩn mê tín - chính tín:

- Mê tín: Làm nhưng không biết việc này do nhân gì, dẫn đến quả báo gì.

- Chính tín: 

+ Biết về khổ, nguyên nhân của khổ và cách giải quyết khổ. 

+ Biết nhân quả nên dừng hành động ác trong hiện tại (các nhân gây khổ); làm các việc thiện.

c, Cần quán chiếu, tư duy bình đẳng:

- Cần phải có tư duy, quán chiếu dựa trên các hành động thực tế; không nên nghe theo người khác. 

- Có thể nghe ý kiến người khác nhưng sau khi nghe cần tư duy một cách bình đẳng. Như vậy sẽ có duyên vào chính Pháp và đứng vững trong chính Pháp. 

- Nếu không tư duy, suy nghĩ sẽ bị vội vàng trong các quyết định hoặc nghe theo  người khác mà không thẩm sát thì đi đến nhiều bất lợi trong cuộc sống, bị xúi vào đường tà.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

20,787 lượt xem
08/08/2020
0

Bình luận (17)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. Đ
    Đ

    Đàm Thị Trang

    03/02/2024
    Con xin tri ân lời dạy của Cô Chủ Nhiệm
  3. H
    H

    Hoàng Hương Giang

    03/01/2024
    Con xin thành kính tri ân Cô đã dạy cho con những lời chỉ dạy rất ý nghĩa ạ
  4. N
    N

    Nguyễn Tâm An

    21/11/2023
    Chúng con xin thành kính công đức giảng dạy chỉ bảo của cô CN ạ❤️❤️❤️
  5. N
    N

    Nguyễn thị Huệ

    10/07/2023

    Con xin tri ân Sư Phụ cùng đại Tăng. Con xin tri ân Cô ạ

  6. N
    N

    Ngô Thị Nga

    09/07/2023

    Con xin tri ân Tam Bảo, Sư phu cùng đại Tăng và Cô chủ nhiệm.