Các nghi thức cúng lễ sang cát (bốc mộ), chuyển mộ tại gia

A. Lời Dẫn

Sang cát bốc mộ là việc làm liên quan đến tâm linh: quỷ thần, hương linh, vì vậy việc làm cần hết sức cẩn thận, đúng pháp để lợi ích cho gia đình và cho các chúng hương linh quỷ thần. Các chúng hương linh quỷ thần nương gá mồ mả, là các chúng chưa được giác ngộ, họ thường chấp mồ mả là chỗ ở của họ và xác chết, tro cốt là thân của họ, do đó nếu khi sang cát nếu làm cho họ thất ý về vị trí ở mới hay thiếu xương, mất tro… thì có thể dẫn đến sự oán trách, sân hận của hương linh. Hoặc như khi làm có ảnh hưởng đến chúng quỷ thần nơi nghĩa trang, hương linh nơi đất mộ… họ cũng có thể đủ duyên nhân quả gây chuyện cho gia đình.

Nghi thức cúng lễ sang cát này, dựa trên giáo lý đạo Phật và sự thấy biết tâm linh từ công phu tu tập Phật Pháp, giúp cho hương linh quỷ thần được an ổn hoan hỷ, gia đình được tăng phúc bình an sau khi sang cát bốc mộ.

Quý vị và các bạn tùy duyên tải và in bản PDF tại đây (ấn vào tên bài): Các nghi thức cúng lễ sang cát (bốc mộ), chuyển mộ tại gia

B. Hướng Dẫn

1. Đối Tượng Làm Chủ Sám

Nghi thức dành cho hai đối tượng:

- Nhân dân Phật tử.

- Phật tử câu lạc bộ Cúc Vàng đã bạch xong 49 ngày phát nguyện tu lục hòa.

Lưu ý: Chủ sám thuộc đối tượng nào thì thực hành nghi thức dành cho đối tượng đó.

2. Thời Gian

- Thời gian làm các nghi lễ: Trước ngày đào huyệt sang cát (bốc mộ), chuyển mộ từ 7 đến 10 ngày là tốt nhất cho hương linh và gia đình. Trường hợp ít nhất cũng nên làm trước 3 ngày.
- Thời gian đào/hạ huyệt tùy thuộc vào sự sắp xếp công việc của gia đình, không phải nhất thiết là ban đêm.
- Sắm lễ cúng: Được hướng dẫn cụ thể tại các phần công việc.

3. Các Phần Tâm Linh Phát Sinh Và Cách Hóa Giải

– Trong quá trình gia đình làm công việc này, nếu có các sự việc: Gia đình bất hòa khác thường, các nạn, giấc mơ khác thường, các sự bất thường khác… thì bạch thỉnh các hương linh tác động tạo thành sự việc, hiện tượng (kể tên hiện tượng, sự việc)…, các hương linh có liên quan qua điềm báo bằng các sự việc, hiện tượng đó.
– Bạch thỉnh vào trong các khóa tu và phát nguyện cầu siêu cho các hương linh đã thỉnh đó.

4. Hướng Dẫn Cho Phật Tử Ở Xa Muốn Cúng Dường Tam Bảo Về Chùa Ba Vàng

 Thể theo nguyện vọng của Phật tử ở xa muốn cúng dường về chùa thông qua tài khoản. Chùa Ba Vàng xin thông báo số tài khoản duy nhất dành để cúng dường cầu an cầu siêu sau đây:
Link: https://chuabavang.com/thong-bao-so-tai-khoan-cua-chua-ba-vang-d781.html

C. Nghi Thức Cúng Lễ

1. Nghi Thức Cúng Lễ Trước Khi Sang Cát (Bốc Mộ), Chuyển Mộ

- Ấn vào tên bài: Nghi thức cúng lễ tại phần mộ trước ngày sang cát (bốc mộ), chuyển mộ

- Ấn vào tên bài: Nghi thức cúng lễ tại khu đất đặt mộ mới trước khi sang cát (bốc mộ), chuyển mộ

- Ấn vào tên bài: Nghi thức cúng lễ tại nhà trước khi chuyển mộ, sang cát (bốc mộ) (sau khi đã làm lễ tại mộ)

2. Nghi Thức Cúng Lễ Trong Khi Sang Cát (Bốc Mộ), Chuyển Mộ

- Ấn vào tên bài: Nghi thức cúng lễ trước giờ đào mộ sang cát (bốc mộ), chuyển mộ

- Ấn vào tên bài: Nghi thức cúng lễ hạ huyệt lễ sang cát (bốc mộ), chuyển mộ

3. Nghi Thức Cúng Tạ Lễ Tại Nhà Sau Khi Sang Cát (Bốc Mộ), Chuyển Mộ

- Ấn vào tên bài: Nghi thức cúng tạ lễ tại nhà sau khi sang cát (bốc mộ), chuyển mộ

HẾT

Điều chỉnh, bổ sung và cập nhật ngày 23 tháng 11 năm 2023

Các bài nên xem:

-
aa
+
24,362 lượt xem
30/09/2023

Bình luận (2)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. V
    V

    Võ hồng quân

    06/04/2023

    Dạ. Xin Cô cho con hỏi, sang mộ, bốc cát có phải xem ngày không ạ? Vì nhà còn dự tính là ngày mồng 9/3 (âm lịch) là đảo huyệt, còn ngày 12/3 là bốc mộ ạ. Con xin cảm ơn Cô.

      Xem thêm bình luận >>
    1. Ban quản trị

      06/04/2023

      Ban Quản trị trang Phạm Thị Yến xin chào bạn Võ Hồng Quân và xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
      Về việc bốc mộ, sang cát, Cô Phạm Thị Yến đã từng trả lời tại đường link dưới đây, Ban Quản trị mời bạn tìm hiểu nhé:
      Cải" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) táng, bốc mộ, sang cát và những điều cần biết 
      Hướng" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) dẫn bốc mộ, sang cát, cải táng theo nghi thức Phật giáo 
      * Ngoài ra, Ban Quản trị mời bạn tham khảo các đường link sau:
      Tại" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) sao không nên đi xem bói? 
      Cách" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) tự "xem bói" cho mình 
      Chúc bạn cùng gia đình luôn an lạc và hạnh phúc!

  2. N
    N

    Nguyễn Khắc Thắng

    14/07/2022
    Con chào cô ạ. Con có một thắc mắc mong cô giải đáp giúp con. Khi con nghe bài giảng của cô về hướng dẫn nghi thức sang cát, con băn khoăn về 1 điều cô nói là thỉnh hương linh về. Theo giáo pháp của phật thì sau khi chết thì trong 49 ngày mình sẽ phải tái sinh vào 1 trong 6 kiếp tùy theo phước báo và nghiệp. Vậy thì khi nói đến hương linh thì chỉ có kiếp ngạ quỷ. Vậy nếu người sang cát đấy mà họ tái sinh vào 1 trong 5 kiếp còn lại thì việc thỉnh hương linh là như nào ạ. Con mong cô giải đáp giúp con, con xin tri ơn công đức của cô ạ.
      Xem thêm bình luận >>
    1. P
      P

      Phạm Thị Yến

      14/07/2022
      Thì hương linh không về cháu ạ, việc mình làm phúc, thì mình vẫn có phúc. Cô đưa bài kinh cho cháu tham khảo nhé: KINH CÚNG LINH Một thời, Đức Thế Tôn trú tại xứ của Bà La Môn Janussoni, sau khi đi đến cung kính đảnh lễ hỏi thăm và ngồi xuống một bên, Bà La Môn Janussoni bạch với Đức Thế Tôn rằng: – Bạch tôn giả Go-ta-ma, chúng tôi bố thí làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng sự bố thí cúng tế này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết được thọ hưởng sự bố thí này! Thưa tôn giả Go-ta-ma, bố thí như thế có lợi ích gì cho bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết đó có được thọ hưởng sự bố thí hay không? – Này các Bà La Môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích, không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ. Ở đây, này Bà La Môn, những người nào… sau khi thân hoại mạng chung mà sinh vào Địa ngục, sinh vào loài Bàng sinh, sinh cộng trú với loài người, sinh cộng trú với Chư Thiên. Những vị này, được nuôi sống và tồn tại với những món ăn tương ưng với cảnh giới của các vị ấy. Này Bà La Môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở những nơi ấy, các vị ấy không được sự lợi ích của sự bố thí này. Nhưng ở đây, này các Bà La Môn, người nào sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi Ngã quỷ, vị ấy sẽ được nuôi sống và tồn tại với các món ăn tại đấy. Món ăn nào, các bạn bè, thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống muốn hướng cúng cho vị ấy; tại đấy, vị ấy sống với món ăn đó, tồn tại với món ăn đó. Này Bà La Môn, đây gọi là tương ưng xứ; trú nơi đây, vị ấy được sự lợi ích của sự bố thí này.
    2. N
      N

      Nguyễn Khắc Thắng

      14/07/2022
      Dạ. Con hiểu rồi ạ. Con cảm ơn cô ạ.