[Video] Trạch Pháp là gì?

-
aa
+

Câu hỏi 1: Ý nghĩa của trạch Pháp?

Trả lời: 

- Trạch tức là Pháp của Thầy đã giảng, Phật tử nghe lại, giải nghĩa rõ ra phù hợp với mình.

- Pháp của Phật chỉ duy nhất một con đường là Tứ diệu đế nhưng được triển khai thành những bài Pháp phù hợp với căn cơ của chúng sinh. Rồi các vị Tỳ kheo lãnh hội giáo lý của Phật, giảng dạy phù hợp với chúng sinh. Phật tử theo căn cơ của mình trạch ra để cùng nhau áp dụng.

- Ví dụ như hạt gạo là thực phẩm nuôi sống con người, thường dùng để nấu cơm. Nhưng với người ốm, nên nấu thành cháo; còn với em bé thì nấu bột; tức là sử dụng phù hợp với sự tiếp nhận khiến được lợi ích.

----------

Câu hỏi 2: 

Vì sao biết là chánh giáo hay tà sư, cái lý đúng/sai nằm ở đạo hay đời hay một cái gì khác?

Trả lời:

1. Nhận định chính và tà

- Dựa trên quy định chung của tất cả chúng sinh. Tất cả chúng sinh đều có chế định.

- Chế định có thiện, có ác:

+ Thiện là làm cho mọi người vui, cảm thọ vui vẻ, được lợi ích. 

+ Ác là những điều mang lại đau khổ cho người khác, cho bản thân.

2. Tà sư

- Sư là người theo giáo lý của Phật để thực hành và mang giáp lý giảng thuyết cho mọi người - vừa tự mình bỏ ác làm thiện, vừa dạy người bỏ ác làm thiện. Nghĩa là vị ấy vừa không chỉ tự thực hành giáo Pháp để giải thoát mà còn giúp cho mọi người thực hành giáo Pháp của Phật để giải thoát.

- Tà sư: giảng sai giáo lý của Phật, không đi theo đúng nhân quả, tự bản thân thực hành các pháp cấu uế và bảo cho mọi người thực hành cấu uế để đọa lạc.

3. Phân tích ý hỏi: Đúng hay sai nằm ở đạo hay đời?

- Đúng, sai là phân định của con người, do con người đặt ra. Con người ai cũng thích điều đúng, ghét điều sai và mưu cầu hạnh phúc nên sẽ tán tán điều đúng, chê trách, sửa chữa điều sai.

- Trong đạo: đạo đưa đến giải thoát là chính đạo, đưa đến đau khổ không đưa đến giải thoát là tà đạo.

-----------

Câu hỏi 3: Thọ trai là như thế nào?

Trả lời:

- “Thọ” là nhận, thọ dụng.

- “Trai” là cơm nhưng thọ vào buổi trưa.

- “Thọ trai” là thọ cơm vào buổi trưa.

-----------

Câu hỏi 4: Người theo đạo khác muốn theo đạo Phật có được không? Và nếu sang đạo Phật phải làm gì?

Trả lời:

- Con người đều hướng đến điều thiện, đạo nào tốt đẹp, hạnh phúc nhất thì cho đó là đạo đáng theo.

- Bỏ đạo khác theo đạo Phật hoặc bỏ đạo Phật theo đạo khác là bản thân tự quyết định mà không có tội lỗi.

- Muốn tìm hiểu về đạo Phật thì tự tìm hiểu ở trên mạng, tự bỏ ác làm lành. Nếu muốn đứng vào hàng tứ chúng của Phật, thì đến chùa quy y Tam Bảo, lãnh thọ giáo Pháp, giữ gìn trai giới.

----------

Câu hỏi 5: Ngồi thiền đau chân thì phải làm sao để không đau chân nữa?

Trả lời: 

- Nếu ngồi thiền đã bị đau chân, lần sau rất khó có thể hết đau chân. Vì vậy, không tham, ngồi đến lúc nào đau thì bỏ chân ra, hoặc bóp chân xong mới ngồi tiếp; uốn dần sẽ quen.

- Thiền là phải tư duy, quán sát, không chỉ mỗi ngồi yên.

- Tập ngồi thiền: chưa ngồi được kiết già lâu thì ngồi bán già; nếu cả bán già và kiết già chưa ngồi lâu được thì tập ngồi yên để tư duy.

----------

Câu hỏi 6: Phải làm gì để học giỏi?

Trả lời:

- Người học giỏi là người thường xuyên chuyên chú, trú tâm làm việc không bỏ dở, làm cho tới thành công thì sẽ thông minh. Và khi làm việc thiện gì, cũng mong muốn cho thành quả tốt đẹp nhất trong khả năng. Ví dụ: nhặt rau thì phải chú tâm vào nhặt rau, nhặt sạch sẽ và không nói chuyện. 

- Để thành công nhất: Cần tôn kính bậc đáng kính, điều đó giúp chúng ta có được duyên nghiệp, phước báo đem đến sự thành công; phước báo để mình đem đến lợi ích cho nhiều người và được tôn kính. 

----------

Câu hỏi 6: Cách quán tâm để được tập trung

Trả lời:

- Làm việc gì tập trung làm từ đầu đến cuối cho xong. 

- Phải có trí, phải tập tính kiên trì nhẫn nại.

---------

Câu hỏi 7: Con người quan trọng nhất là gì?

Trả lời:

- Quan trọng nhất là trí tuệ - làm chủ tâm. 

- Trí tuệ giúp điều phục tâm, không bị đau khổ bởi vì chính trí tuệ mới phân tích được để làm chủ được tâm.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

934 lượt xem
03/08/2018
0

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.