Top 7 thực phẩm cần thiết trong mùa dịch COVID-19 và cách sử dụng hiệu quả nhất

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, ngoài việc phòng chống dịch như hướng dẫn của cơ quan y tế, nhiều người đã sử dụng các loại thực phẩm dễ kiếm, rẻ tiền như tỏi, hành tây, hành lá, sả, lá mơ, gừng, mật ong, đu đủ xanh,… để hỗ trợ sức khỏe, tăng khả năng đề kháng.

Đây là những thực phẩm rất cần thiết trong mùa dịch mà Cô Phạm Thị Yến – Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng thấy biết được từ sự tu tập, đem lại hiệu quả không ngờ nếu sử dụng đúng cách và đã được nhiều người chứng nghiệm. Mời quý vị tham khảo cách sử dụng các thực phẩm đó qua bài viết sau.

1. Tỏi, hành tây: Hiệu quả cho cả phòng chống dịch bệnh COVID-19 và các dấu hiệu sức khỏe khác

Tỏi và hành tây có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi có dấu hiệu bị cảm cúm, đau họng hoặc đã dương tính với COVID-19; ngoài điều trị theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, chúng ta có thể bổ sung thêm tỏi và hành tây.
Không chỉ vậy, sử dụng tỏi và hành tây thường xuyên giúp chuyển hóa được bệnh cảm kinh niên, ốm vặt, ốm theo thời tiết,… Sau đây là hướng dẫn giúp quý vị sử dụng đúng cách 2 loại thực phẩm này.

Hành tây và tỏi – 2 thực phẩm rất hiệu quả trong mùa dịch
Hành tây và tỏi – 2 thực phẩm rất hiệu quả trong mùa dịch

1.1. Tỏi

Cách sử dụng

Cách 1: Tỏi bóc vỏ, đập dập, cho vào cốc nước nóng và uống
Cách 2: Ngụm một ngụm nước lọc nhỏ (không nuốt) rồi cho nhánh tỏi vào nhai cùng với nước. Đến khi hết cay mới nuốt. Có thể nhai, ngậm đến 15 phút cho hơi tỏi xông hết lên khoang mũi.
Cách 3: Trộn tỏi sống với rau luộc, có thể trộn với dầu hoặc chấm thêm gia vị để ăn (không được xào tỏi lên).

Thời gian sử dụng

– Nếu chưa nhiễm: nhai ít nhất 3 lần/ngày; hoặc 4-5 lần/ngày.
– Nếu nguy cơ cao có thể nhai 1 tiếng/lần.

Lưu ý:
1. Ngậm nước nhai tỏi có tác dụng phòng chống lây nhiễm trong vòng 4 tiếng.
2. Nếu có nhiều triệu chứng: đau rát cổ họng, đau đầu, chảy nước mũi, đau toàn thân, tức ngực,… có thể nhai 3 nhánh tỏi liên tiếp. Tức là nhai nuốt xong 1 nhánh, rồi tiếp tục nhai nhánh khác. Một tiếng sau lại tiếp tục nhai 3 nhánh lần lượt. Như vậy, các triệu chứng có thể giảm nhanh.
3. Đối với người đã có triệu chứng của COVID-19, có thể nằm xuống khi ăn, đeo khẩu trang kín để hơi tỏi xông lên
4. Khi chưa quen, nhai nửa nhánh tỏi trước; sau đó mới tăng lượng tỏi nếu chưa thấy cay.

Tỏi rất hiệu quả trong việc giảm nhanh các triệu chứng: đau rát cổ họng, đau đầu, chảy nước mũi, đau toàn thân, tức ngực,…
Tỏi rất hiệu quả trong việc giảm nhanh các triệu chứng: đau rát cổ họng, đau đầu, chảy nước mũi, đau toàn thân, tức ngực,…

1.2. Hành tây

Cách sử dụng

– Cắt hành tây thành các miếng vuông (khoảng hai đầu ngón tay).
– Nhai nát miếng hành tây thành nước, ngậm ở khoang miệng và thở bằng lối mũi để hơi hành tây xông qua đường mũi. Làm vậy một lúc lâu rồi nuốt hành tây từ từ.

Thời gian sử dụng

Ăn hành tây rải rác nhiều lần trong cả ngày, có thể mang theo bên mình khi đi ra khỏi nhà.

Cắt hành tây thành từng miếng để nhai nhiều lần trong ngày
Cắt hành tây thành từng miếng để nhai nhiều lần trong ngày

Lưu ý:
1. Nên đeo khẩu trang khi nhai hành tây, để hơi cay xông lên chảy nước mắt, nước mũi.
2. Nếu cảm thấy rát lưỡi, uống một ngụm nước lọc nhỏ (không nuốt) rồi cho miếng hành tây vào nhai cùng với nước. Đến khi hết cay mới nuốt.
3. Nếu chưa quen, có thể bắt đầu ăn những miếng nhỏ trước.
4. Không nhai dập hành tây rồi nuốt xuống bụng luôn, làm như vậy sẽ gây nóng vùng bụng, rát dạ dày.
5. Mỗi lần ăn xong, không uống nước ngay mà phải để một thời gian dài giúp hơi hành tây lưu lại trong khoang cổ và vùng họng.
6. Nên sử dụng kết hợp cả hành tây và tỏi.

2. Đu đủ xanh: Nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm di chứng về sau

Đu đủ xanh giúp nâng cao sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh và có tác dụng giảm hậu quả xấu do di chứng của bệnh để lại.

Cách sử dụng

– Đu đủ xanh gọt vỏ, thái sợi hoặc cắt miếng vuông
– Đặt nồi nước lên bếp, cho một chút muối, dầu ăn (nếu sợ ngấy thì không cho dầu ăn); rồi cho đu đủ vào trần chín tới và vớt ra ngay.
– Kết hợp với tỏi: Tỏi bóc vỏ, đập dập, chia làm 2 phần
+ Phần ít hơn: phi với dầu ăn
+ Phần nhiều hơn: để sống
Sau đó, trộn đu đủ + tỏi phi + tỏi sống rồi ăn.

Thời gian sử dụng

– Ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa ít nhất 1 bát con.
+ Trẻ nhỏ liều lượng giảm
+ Người nặng cân thì ăn nhiều hơn.
– Nếu có thực phẩm thì ăn nhiều ngày.

Sử dụng đu đủ xanh kết hợp với tỏi ăn hàng ngày
Sử dụng đu đủ xanh kết hợp với tỏi ăn hàng ngày

3. Lá lốt: Sử dụng cho trẻ em

Đối với trẻ em không thể sử dụng được tỏi thì có thể sử dụng lá lốt. Bởi mỗi cơ thể lại khác nhau, lá lốt phù hợp với cơ thể trẻ em.

Cách sử dụng

– Lá lốt rửa sạch, chế biến thành món ăn. Ví dụ: chả lá lốt.

Thời gian sử dụng

– Ăn nhiều, thường xuyên (tùy vào sức của trẻ)

Chế biến lá lốt để trẻ em ăn trong mùa dịch
Chế biến lá lốt để trẻ em ăn trong mùa dịch

4. Lá mơ: Bảo vệ đường ruột, hỗ trợ giảm triệu chứng sốc thuốc

Nếu xuất hiện các triệu chứng sốc thuốc trong quá trình tiêm phòng hay điều trị như: người nôn nao, đau đầu, lạnh người,… có thể sử dụng lá mơ hỗ trợ. Đặc biệt, lá mơ giúp bảo vệ đường ruột, tránh tác động xấu cho đường ruột.

Cách sử dụng

Cách 1: Ăn sống 5-6 lá mơ
Cách 2: Xay lá mơ lấy nước và uống (khoảng 1 cốc)

Thời gian sử dụng

– Ngay sau khi có hiện tượng sốc thuốc, thuốc quá liều.
– Để bảo vệ đường ruột thì ăn hàng ngày, có thể ăn số lượng nhiều hơn.

Có thể ăn trực tiếp 5-6 lá mơ hoặc xay lấy nước uống để hỗ trợ chuyển hóa các triệu chứng sốc thuốc
Có thể ăn trực tiếp 5-6 lá mơ hoặc xay lấy nước uống để hỗ trợ chuyển hóa các triệu chứng sốc thuốc

5. Nước hành lá, húng bạc hà: Dành cho người có triệu chứng nhiễm bệnh

Khi xuất hiện một trong các triệu chứng: đau rát họng, đau đầu, đau mỏi người, chảy nước mũi, đau hốc mắt, đau đầu ở thái dương, đau rát ở phần tiếp giáp giữa miệng và mũi, tức ngực, khó thở, sốt, co giật,… thì có thể sử dụng nước hành lá để uống. Ngoài ra, có thể ăn thêm lá húng bạc hà để hỗ trợ giảm đau đầu.

Cách sử dụng nước hành lá

– Hành lá: nhặt sạch, rửa sạch, thái nhỏ.
– Cho hành đã thái vào cối, giã nát (hoặc cho vào máy xay nát).
– Để hành đã giã nát vào bát, đổ nước ấm (40-50°C) vào, khuấy đều.
Liều lượng cho 1 lần uống/người: khoảng 10 cây hành lá loại vừa, 100ml nước ấm.

Thời gian sử dụng

Có thể uống 4-5 lần/ngày; mỗi lần cách nhau 2 tiếng.

Uống nước lá hành hỗ trợ người bị sốt, co giật,…
Uống nước lá hành hỗ trợ người bị sốt, co giật,…

6. Tập hít thở với nước sả tươi

Cách sử dụng

– Đun một nồi nước sả (lấy cây sả tươi), sau đó có thể đổ nước sả ra chậu
– Thực tập hít thở xuống chậu nước đó: hít vào thật sâu bằng mũi và thở phù ra thật mạnh bằng miệng
– 1 nồi dùng lại nhiều lần được, đun sôi lên và dùng tiếp (có thể sử dụng cho nhiều người)

Thời gian sử dụng

Hít thở hàng ngày (10-20 hơi/lần)

Lưu ý: Không nên xông nước sả vì có thể gây yếu người, dễ nhiễm bệnh

7. Nước gừng tỏi, mật ong: Phòng chống cảm cúm, dịch bệnh

Sử dụng phương pháp này giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm, phòng chống dịch bệnh; đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng khô mũi, rát cổ, ho,…

Cách sử dụng

– Tuần đầu tiên:
+ Uống buổi sáng, trưa: Cho gừng cùng mật ong (hoặc đường) vào cốc, đổ nước sôi khuấy đều. Để nguội còn khoảng 60 độ, cho tỏi băm vào và uống. Có thể uống nước bỏ bã; nếu người có dấu hiệu bị nặng thì uống cả bã.
+ Uống buổi tối (trước khi đi ngủ): Nước khoảng 60 độ, cho tỏi băm cùng mật ong (hoặc đường).
– Tuần thứ hai:
+ Uống vào buổi sáng, trưa: gừng mật ong hoặc đường.
+ Không uống tối.
– Tuần thứ ba: dùng như tuần đầu.

Thời gian sử dụng

Dùng tới khi thấy cơ thể khỏe, không thấy có triệu chứng bệnh thì dừng.

Gừng, tỏi, mật ong – những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm mà cực kỳ hiệu quả
Gừng, tỏi, mật ong – những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm mà cực kỳ hiệu quả

Lưu ý:
1. Khi thấy khô mũi, rát cổ, ho vào buổi sáng thì dùng theo hướng dẫn buổi sáng (gừng, đường/mật ong, tỏi).
2. Nếu bị các hiện tượng khô mũi, rát cổ, ho vào buổi chiều, tối, đêm thì dùng theo hướng dẫn buổi chiều (tỏi, đường/mật ong), sẽ thấy dịu hoặc khỏi ngay.
3. Trẻ em thì cho uống ít (một vài thìa).

4. Không uống gừng vào buổi tối (Nếu buổi tối thì chỉ uống tỏi, mật ong/đường).
5. Có thể bổ sung tinh bột nghệ cùng nước gừng uống sáng, trưa
6. Có thể uống 1-2 cốc/lần

Bên cạnh đó, có thể nhai gừng buổi sáng, cách làm tương tự với nhai tỏi, hành tây: Ngậm một ngụm nước (không nuốt), cho gừng vào miệng nhai cùng nước. Việc này giúp cơ thể được ấm áp.

8. Các biện pháp khác

Ngoài ra, chúng ta có thể thực hiện kết hợp các biện pháp sau hàng ngày:
– Uống 2 cốc sữa bột nóng (sáng và tối) để tăng cường đề kháng
– Uống thêm vitamin C (C sủi)
– Súc miệng nước muối nhiều lần với tỷ lệ: 0,3 kg muối/20 lít nước lọc
– Uống nước hành tây ninh: củ hành tây băm giã dập, ninh lấy nước đặc (ninh đến khi nước ngả màu vàng). 1 ngày có thể ninh 1-2 củ lấy 1 lít nước uống cả ngày.

Trên đây là một số loại thực phẩm cần thiết trong mùa dịch và cách sử dụng hiệu quả mà Cô Phạm Thị Yến hướng dẫn. Ngoài việc phòng chống dịch theo hướng dẫn của các cơ quan y tế, chúng ta có thể sử dụng kết hợp tất cả các phương pháp trên nếu có triệu chứng nặng, nguy cơ cao.
Kính chúc các bạn cùng gia đình luôn được bình an trong đại dịch! Nguyện mong nạn dịch sớm đi qua để cuộc sống nhân dân được bình an trở lại!
=====
Từ nơi tâm nguyện Bồ đề chuyển tải Phật Pháp rộng khắp thế gian, từ sự tu tập của mình mà Tâm Chiếu Hoàn Quán thấy biết được các phương pháp hỗ trợ sức khỏe kết hợp với tu tập sám hối. Tâm Chiếu Hoàn Quán nguyện cho tất cả những ai áp dụng thực hành các phương pháp hỗ trợ chuyển hóa bệnh mà Tâm Chiếu Hoàn Quán hướng dẫn sẽ được chuyển hóa nghiệp bệnh trên thân, nếu chưa quy y Tam Bảo sẽ phát sinh duyên giác ngộ đời này đời sau được quy y Tam Bảo, nếu ai chưa phát tâm Bồ đề sẽ sớm phát tâm Bồ đề và tất cả đều được tinh tấn Bồ đề cầu Vô thượng đạo, làm lợi ích, hạnh phúc cho mình và cho chúng sinh.
Tâm Chiếu Hoàn Quán thỉnh đại chúng tuỳ duyên thực hành và chia sẻ cho mọi người dùng các phương pháp hỗ trợ sức khoẻ của Tâm Chiếu Hoàn Quán.
Kính chúc đại chúng thân khoẻ, tâm an, giác ngộ chân lý!

Các bài nên xem:

-
aa
+
22,279 lượt xem
12/04/2023

Bình luận (2)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Ngô thị minh tâm

    18/04/2023

    Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Mâu Ni

  2. T
    T

    Trần Thanh Thủy

    17/04/2023

    Con xin tri ân công đức của Cô ạ!