Ý nghĩa của việc thờ cúng

1. Ý nghĩa của việc thờ cúng

Kính thưa các quý đạo hữu, thờ cúng là phong tục tập quán của nhân dân Việt Nam, để cho việc thờ cúng đem đến lợi ích cho người cúng (người sống) và người nhận đồ cúng (người chết còn đang ở cõi hương linh ngã quỷ), tôi xin hướng dẫn các bạn theo lời Phật dạy, qua hai bài kinh: Tế Đàn và Cúng Linh trong tạng kinh Nikaya mang tựa đề: Lời Phật Dạy tập ll phần Cầu Nguyện (Kinh: Lời Phật dạy trích tuyển nguyên văn, hoặc một phân đoạn của những kinh thuộc Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi Bộ, Tương Ưng Bộ và Tiểu Bộ kinh tạng Nikaya)

1.1. Bài kinh: "Cúng Linh"

Một thời Đức Thế Tôn, trú tại xứ của Bà la môn Janussoni, sau khi đi đến cung kính đảnh lễ hỏi thăm và ngồi xuống 1 bên, Bà la môn Janussoni bạch với Đức Thế Tôn rằng:
Bạch tôn giả Gotama, chúng tôi bố thí làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng sự bố thí cúng tế này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết, được thọ hưởng sự bố thí này! Thưa tôn giả Gotama, bố thí như thế có lợi ích gì cho bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết đó có được thọ hưởng sự bố thí hay không?
Này các Bà la môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích, không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ.
Ở đây, này Bà la môn, những người nào... sau khi thân hoại mạng chung mà sinh vào Địa ngục, sinh vào loài Bàng sinh, sinh cộng trú với loài người, sinh cộng trú với Chư Thiên. Những vị này, được nuôi sống và tồn tại với những món ăn tương ưng với cảnh giới của các vị ấy. Này Bà la môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở những nơi ấy, các vị ấy không được sự lợi ích của sự bố thí này.

Nhưng ở đây, này các Bà la môn, người nào sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi Ngã quỷ, vị ấy sẽ được nuôi sống và tồn tại với các món ăn tại đấy. Món ăn nào, các bạn bè, thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống muốn hướng cúng cho vị ấy; tại đấy, vị ấy sống với món ăn đó, tồn tại với món ăn đó. Này Bà la môn, đây gọi là tương ưng xứ; trú nơi đây, vị ấy được sự lợi ích của sự bố thí này.
Kính thưa các quý đạo hữu, bài kinh trên, Đức Phật đã khẳng định, cõi người cúng tế cho cõi ngã quỷ, thì cõi ngã quỷ thọ nhận được. Cụm từ "ngã quỷ", đồng nghĩa với cụm từ "hương linh", mà nhân dân Việt Nam thường gọi.

1.2. Bài kinh: "Tế Đàn"

Một thời, Thế Tôn ở Rairagaha, rồi Bà la môn Ujjaya đi đến đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:
Có phải tôn giả Gotama không tán thán tế đàn?
Này Bàlamôn, ta không phải không tán thán tất cả các loại tế đàn. Những loại tế đàn nào, nàyBàlamôn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại. Loại tế đàn ấy, nàyBàlamôn, liên hệ đến sát sinh, ta không tán thán loại tế đàn ấy. Những loại tế đàn có sát sinh như vậy, này Bàlamôn, các Alahán và những ai đi trên con đường hướng đến Alahán không có đi đến.
Này Bàlamôn, tại những tế đàn nào, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loài sinh vật khác bị giết hại. Này Bàlamôn, ta tán thán loại tế đàn không có sát sinh như vậy, tức là làm bố thí, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình. Những loại tế đàn không có sát sinh như vậy, này Bàlamôn, các Alahán và những ai đi trên con đường hướng đến Alahán, có đi đến.
Trạch nghĩa:
Bố thí: cho đi. Tướng sự gồm có: cho và nhận, đồ thí.
Thành phần tham dự, tại pháp hội bố thí gồm: thành phần cho, thành phần nhận, thành phần tham dự để chứng minh ghi nhận.
Bố thí: Làm từ thiện, cứu trợ, thành phần nhận là cõi người, cõi súc sinh
Thành phần tham dự, để chứng minh ghi nhận, là ngoài thành phần nhận ví dụ: người thân, chính quyền, người vận chuyển....
Bố thí cúng dường: thành phần nhận là chư Phật, các bậc Alahán, khi còn báo thân, chư Tăng, cũng có cả ý nghĩa chứng minh ghi nhận.
Bố thí tế đàn: Thành phần nhận: ngã quỷ hương linh, quỷ thần... Nếu "tế đàn không có sát sinh" (trích dẫn kinh), thì thành phần tham dự: "Alahán và những ai đi trên con đường hướng đến Alahán có đi đến" (trích dẫn kinh).

mam-cung
dan-chan-te
 Đàn thí thực lớn

2. Lợi ích của việc tế đàn

"Tế đàn" còn gọi là "tế lễ" - từ ngữ thường dùng của người Việt Nam.
"Làm bố thí tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình" (trích dẫn kinh): nhân dân Việt Nam gọi là cầu an. Nhiều người "dị ứng" với cụm từ "cầu an" và "cầu siêu" vì chưa hiểu, nên thành định kiến.
Hai bài kinh này đức Phật đã khẳng định: cõi ngã quỷ (hương linh) nhận được đồ cúng tế của cõi người. Lợi ích đem lại cho người bố thí tế đàn là: nếu khi trong tế đàn đồ để cúng tế không có mặt của sự sát sinh hại mạng thì sẽ đem lại hạnh phúc an ổn cho người thực hành bố thí tế đàn.

"Cầu": tâm ước nguyện của người bố thí.

"Siêu": đi khỏi. Ví dụ: người đang đói được nhận sự bố thí bữa cơm, ăn no thì mất cảm thọ đói, cảm thọ đói đã đi ra khỏi người đó "cảm thọ đói đã siêu". Nghiệp "thiếu đói" được "siêu thoát" khi nhận được sự bố thí lớn: khoản tiền lớn, sắp xếp cho việc làm... Cõi ngã quỷ (hương linh) khi được cúng vật thực họ hết đói trong khoảng thời gian nhất định nào đó tương ưng với nghiệp lực của họ, muốn cho họ siêu thoát thì phải tạo phúc nhiều bằng cách: cúng dường cho các tăng đoàn tu hành trì giới và có lòng thương tưởng tới cõi ngã quỷ.

"Cầu" thuộc tâm người thực hành bố thí tế đàn. "Siêu" thuộc về lợi ích của các chúng nhận thí.

-
aa
+
2,184 lượt xem
07/04/2018

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ