* Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:
1. Tư duy về sự hy hữu
- Tư duy thêm về các việc “Sinh trong thanh tịnh” của Đức Phật. Khi đản sinh, do công đức phước báu, tâm thanh tịnh, nghiệp thanh tịnh, nên được sự thanh tịnh và sự thanh tịnh này là hy hữu.
- Chúng ta và các loài chúng sinh, do tâm cấu uế, hạnh bất thiện, nên khi sinh ra sẽ kèm theo là nước ối, máu mủ, hôi tanh,… và thân thể bị nhiễm các thứ ô uế đó.
2. Khởi tưởng hoan hỷ phát nguyện tinh tấn
- Quán chiếu về thân thể bị nhiễm ô, hôi thối, dơ dáy của mình trong hiện tại, mà sinh tâm sợ hãi các việc làm bất thiện.
- Quán chiếu về các việc chưa được tinh tấn của mình trong tu học phận sự và pháp Lục Hòa để phát nguyện cố gắng tinh tấn tạo lập công đức khiến cho thân kiếp sau được thanh tịnh hơn.
3. Hướng tâm tán dương
- Tán dương và tri ân sự đản sinh hy hữu nhiệm mầu này của Đức Phật.
- Tri ân Sư Phụ, chư Tăng đã dạy Pháp Phật cho mình, các bậc thiện hữu tri thức đã sách tấn cho mình, để mình biết cách tạo lập công đức hưởng hạnh phúc lâu dài.
* Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.
----------
Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - Sự Kiện “Thanh Tịnh” Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh
(Trích soạn từ: Kinh Tạng Nam Truyền, Trung Bộ Kinh – Tập 3, phẩm Không Tánh, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp, tr. 249 - 255, Việt dịch - Hòa thượng Thích Minh Châu)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Xá-vệ (Sāvatthī), Kỳ-đà-lâm (Jetavana), tại tịnh xá ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika).
…Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, nay các ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các ông bị gián đoạn?
– Ở đây, bạch Thế Tôn,…Tôn giả A Nan (Ānanda) nói với chúng con như sau: “Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!” Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn.
Rồi Thế Tôn đến. Thế Tôn bảo Tôn giả A Nan:
– Do vậy, này A Nan, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.
Tôn giả A Nan đáp: Dạ! Thưa vâng.
Bạch Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này A Nan, ví như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nại cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này A Nan, khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ sự vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch.” Bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
…Tôn giả A Nan nói như vậy. Bậc Đạo sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả A Nan nói.
----------
Xem thêm các bài kinh:
Nghi thức tu kính mừng Phật Đản:
- Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Thác Sinh Cung Trời Đâu-Suất (Phần 2)
- Kinh Đại Bổn - Sự Kiện Đại Bồ Tát Nhập Thai
- Kinh Phổ Diệu - Hiện Hình Voi
- Kinh Đại Bổn - Sự Kiện Đại Bồ Tát Đản Sinh
- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - “Công Đức Hiếu” Sự Kiện Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh
- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - Sự Kiện “Thanh Tịnh” Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh
- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - Sự Kiện Hy Hữu “Chư Thiên Nâng Đỡ” Khi Đức Phật Đản Sinh
- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - “Nước Tắm Từ Hư Không” Sự Kiện Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh

Bình luận (1)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn thi luyên phật tử xã sứ