Lương Hoàng Sám - Phần 18

(Trang 513)

Chương Thứ Ba Mươi Chín
Phát Nguyện (tiếp)

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Chơn Thật Phật.
Nam mô Thiên Chủ Phật.
Nam mô Lạc Cao Âm Phật.
Nam mô Tín Tịnh Phật.
Nam mô Bà Kỳ La Đà Phật.
Nam mô Phước Đức Ý Phật.
Nam mô Diệm Xí Phật.
Nam mô Vô Biên Đức Phật.

(Trang 514)

Nam mô Tụ Thành Phật.
Nam mô Sư Tử Du Phật.
Nam mô Bất Động Phật.
Nam mô Tín Thanh Tịnh Phật.
Nam mô Hư Không Tạng Bồ Tát.
Nam mô Tát Đà Ba Luân Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo rũ lòng từ bi, thương xót che chở, khiến chúng con tên... được như sở nguyện, mãn Bồ đề nguyện.

Thứ Lại Phát Nguyện Về Thân Căn

Lại nguyện, ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh trong bốn loài, sáu đường ở khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, thân thường không giác xúc các cảnh ngũ dục tà mỵ; thân thường không giác xúc các cảnh vạc nước sôi lò than nóng, nước giá lạnh trong các địa ngục; thân thường không giác xúc các cảnh ngạ quỷ đói khát, trên đầu lửa đốt, miệng nuốt nước đồng sôi, cháy nát tâm

(Trang 515)

can, thân thể; thân thường không giác xúc các cảnh súc sinh bị lột da xẻ thịt đau đớn khổ sở, thân thường không xúc giác các cảnh khổ não, do bốn trăm lẻ bốn bệnh hoành hành; thân thường không giác xúc các cảnh đại hàn, đại nhiệt, không thể kham chịu; thân thường không giác xúc các cảnh muỗi, mòng, rận, chí, sâu, trùng cắn rứt; thân thường không giác xúc các cảnh dao gậy, thuốc độc làm hại; thân thường không giác xúc các cảnh đói khát khốn khổ đủ điều.
Nguyện xin thân thường giác xúc y phục nhiệm mầu của chư thiên; thân thường giác xúc vị cam lồ tự nhiên; thân thường giác xúc cảnh thanh lương, không lạnh, không nóng; thân thường giác xúc cảnh không đói, không khát, không bệnh, không não; thân thường giác xúc cảnh không dao gậy khổ sở; thân thường giác xúc cảnh thức ngủ đều yên ổn, không lo không sợ; thân thường giác xúc cảnh gió nhẹ thổi mát ở các cõi Tịnh độ của

(Trang 516)

mười phương Phật; thân thường giác xúc cảnh tắm rửa thân tâm trong ao thất bảo ở các cõi Tịnh độ của mười phương Phật; thân thường giác xúc cảnh không đau khổ vì sinh già, bệnh, chết; thân thường giác xúc cảnh thân bay đi nghe pháp với chư vị Bồ Tát một cách tự tại; thân thường giác xúc cảnh chư Phật nhập Niết Bàn cách tự tại.
Đã phát nguyện về thân căn rồi, đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Hạnh Minh Phật.
Nam mô Long Âm Phật.
Nam mô Trì Luân Phật.
Nam mô Tài Thành Phật.
Nam mô Thế Ái Phật.
Nam mô Pháp Danh Phật.
Nam mô Vô Lượng Bảo Minh Phật.
Nam mô Vân Tướng Phật.
Nam mô Huệ Đạo Phật.
Nam mô Diệu Hương Phật.
Nam mô Hư Không Âm Phật.
Nam mô Hư Không Phật.
Nam mô Việt Tam Giới Bồ Tát.
Nam mô Bạt Đà Bà La Bồ Tát.

(Trang 517)

Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo rũ lòng từ bi, đồng gia tâm phù hộ, nhiếp thọ, khiến chúng con tên... được như sở nguyện, mãn Bồ đề nguyện.

Thứ Lại Phát Nguyện Về Ý Căn

Lại nguyện ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh trong bốn loài, sáu đường, ở khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, ý thường được biết: Thân sát, đạo, dâm; khẩu vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu là hoạn nạn; ý thường được biết giết cha hại mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật xuất huyết, phá sự hòa hiệp của chúng Tăng, hủy báng Tam Bảo, không tin nhân quả đều là tội đọa vô gián địa ngục; ý thường được biết người chết rồi không mất; ý tin có nhân quả và sự ứng báo; ý thường được biết xa ác tri thức, ưa gần thiện tri thức; ý thường được biết theo tà sư ngoại đạo là phi pháp; ý thường được

(Trang 518)

biết các pháp tam lậu ngũ cái thập triền là hay chướng ngại đạo; ý thường biết tam đồ là chỗ khổ báo kịch liệt, tàn khốc của sinh tử đáng sợ.
Nguyện xin ý thường biết hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh (tánh cách làm Phật); ý thường biết chư Phật là Đấng Cha lành, là Đấng Đại Từ bi, là Đấng Vô thượng Y vương; ý thường biết hết thảy Tôn pháp là thuốc hay dùng trị bệnh của chúng sanh; ý thường biết hết thảy Hiền Thánh là mẹ lành săn sóc bệnh hoạn cho chúng sanh; ý thường biết quy y Tam Bảo, thọ năm cấm giới, rồi tu thập thiện là những pháp hay chiêu tập quả báo tốt đẹp ở cõi người và cõi Trời; ý thường biết chưa khỏi sinh tử nên tu theo bảy pháp phương tiện, nên quán sát các pháp noãn đảnh v.v... Ý thường biết nên tu các pháp vô lậu, khổ nhẫn, mười sáu Thánh tâm thì trước phải tu mười sáu quán hạnh quán sát Tứ đế; ý thường biết Tứ đế là bình đẳng vô tướng cho nên chứng được tứ quả; ý thường biết tổng tướng biệt tướng của tất cả các pháp; ý thường biết mười hai nhân duyên, nhân quả

(Trang 519)

ba đời, xoay vần luân chuyển không bao giờ ngừng; ý thường biết tu hành lục độ, tám vạn tế hạnh; ý thường biết đoạn trừ tám vạn bốn ngàn trần lao; ý thường biết thể nhập được vô sinh nhẫn thì quyết định dứt được sinh tử; ý thường biết được thứ lớp, đầy đủ phẩm vị, giai cấp của các bậc Thập trụ Bồ Tát; ý thường biết dùng tâm Kim cang đoạn trừ si ám vô minh mà chứng được quả Phật vô thượng; ý thường biết thể tánh một phen chiếu sáng cùng cực rồi thì muôn đức đầy đủ hoạn lụy nhiều kiếp đều sạch hết, chứng quả Đại Niết Bàn; ý thường biết được mười trí lực bốn vô úy mười tám bất cộng vô lượng công đức, vô lượng trí huệ, vô lượng thiện pháp của chư Phật.
Đã phát nguyện về ý căn rồi, đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Thiên Vương Phật.
Nam mô Châu Tịnh Phật.
Nam mô Thiện Tài Phật.

(Trang 520)

Nam mô Đăng Diệm Phật.
Nam mô Bảo Âm Thanh Phật.
Nam mô Nhơn Chủ Vương Phật.
Nam mô La Hầu Thủ Phật.
Nam mô An Ẩn Phật.
Nam mô Sư Tử Ý Phật.
Nam mô Bảo Danh Văn Phật.
Nam mô Đắc Lợi Phật.
Nam mô Biến Kiến Phật.
Nam mô Mã Minh Bồ Tát.
Nam mô Long Thọ Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo rũ lòng từ bi, đồng gia tâm che chở nhiếp thọ, khiến chúng con tên... được như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện.

Thứ Lại Phát Nguyện Về Khẩu Nghiệp

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh trong bốn loài, sáu đường khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, miệng thường không hủy báng Tam

(Trang 521)

Bảo; miệng không hủy báng người hoằng thông giáo pháp, không nói việc xấu ác của người ấy; miệng không nói làm lành không được quả báo an vui, làm ác không được quả báo khổ sở; miệng không nói người chết mất hẳn, không chuyển sinh, không luân hồi; miệng không nói việc không lợi ích, có tổn hại cho người; miệng không nói kinh sách của tà ma, ngoại đạo làm ra; miệng không dạy người làm mười ác nghiệp, không dạy người tạo tội ngũ nghịch; miệng không tán dương người làm ác; miệng không nói việc chơi cười giỡn cợt, không lý thú của thế tục; miệng không dạy người tin theo thầy tà, quỷ thần, đồng bóng; miệng không bình luận nhân vật xấu tốt; không giận hờn mắng nhiếc cha mẹ, Sư trưởng, thiện tri thức; miệng không khuyên người tạo tội, không cấm người làm phước.
Nguyện xin miệng thường tán thán Tam Bảo; tán thán người hoằng thông giáo pháp, nêu cao công đức truyền giáo ấy, chỉ bày quả báo thiện ác lành dữ cho người; miệng thường giác ngộ cho người biết rằng thân này chết rồi, thần thức không mất; miệng

(Trang 522)

thường thốt ra lời lành khiến người nghe được lợi ích; miệng thường diễn nói mười hai bộ Kinh của Phật; miệng thường nói hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, sẽ được thường, lạc, ngã, tịnh; miệng thường dạy người hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ Sư trưởng; miệng thường khuyên người quy y Tam Bảo, thọ trì năm giới, thập thiện, lục niệm; miệng thường tán tụng Kinh điển, nói các việc lành; miệng thường dạy người gần thiện tri thức, xa ác tri thức; miệng thường nói vô lượng công đức của hàng Thập trụ Bồ Tát và Phật địa; miệng thường khuyên người tu hạnh Tịnh độ trang nghiêm quả Phật; miệng thường dạy người lễ bái Tam Bảo; miệng thường dạy người xây dựng hình tượng, làm các việc cúng dường; miệng thường dạy người làm các việc thiện gấp như cứu lửa cháy đầu; miệng thường dạy người cứu giúp người nghèo khổ, không tạm nghỉ.
Đã phát nguyện về miệng rồi, đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

(Trang 523)

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Thế Hoa Phật.
Nam mô Cao Đảnh Phật.
Nam mô Vô Biên Biện Tài Thành Phật.
Nam mô Sai Biệt Tri Kiến Phật.
Nam mô Sư Tử Nha Phật.
Nam mô Lê Đà Bộ Phật.
Nam mô Phước Đức Phật.
Nam mô Pháp Đăng Cái Phật.
Nam mô Mục Kiền Liên Phật.
Nam mô Vô Ưu Quốc Phật.
Nam mô Ý Tư Phật.
Nam mô Lạc Bồ Đề Phật.
Nam mô Sư Tử Du Hí Bồ Tát.
Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo, rũ lòng từ bi che chở nhiếp thọ, khiến chúng con tên... được như sở nguyện, mãn Bồ đề nguyện

(Trang 524)

Chư Hạnh Pháp Môn

Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường khắp mười phương, từ khi phát nguyện này về sau, tất cả chúng sanh đều đầy đủ chư hạnh pháp môn:
- Muốn có lòng tin Tam Bảo cương quyết thì có cung kỉnh pháp môn.
- Muốn không lòng nghi ngờ thì có kiên cố pháp môn.
- Muốn đoạn sự sinh tâm làm ác thì có Sám hối pháp môn.
- Muốn lời nguyền được thanh tịnh thì có niệm hối pháp môn.
- Muốn không hủy phá ba nghiệp thì có hộ thân pháp môn.
- Muốn tịnh bốn nghiệp thì có hộ khẩu pháp môn.
- Muốn tâm thanh tịnh thì có hộ ý pháp môn.
- Muốn nguyện vọng được đầy đủ thì có Bồ đề pháp môn.
- Muốn tất cả không hại thì có bi tâm pháp môn.

(Trang 525)

- Muốn lập đức hóa độ thì có từ tâm pháp môn.
- Muốn không hủy báng người khác thì có hoan hỷ pháp môn.
- Muốn không khinh dễ người khác thì có chí thành pháp môn.
- Muốn diệt ba đường ác thì có Tam Bảo pháp môn.
- Muốn hoàn toàn không giả dối thì có chơn thật pháp môn.
- Muốn không lòng bỉ ngã thì có xả hại pháp môn.
- Muốn không do dự thì có tâm bỏ sự ràng buộc pháp môn.
- Muốn diệt trừ đấu tranh, kiện tụng thì có ý vô tránh pháp môn.
- Muốn tu hạnh bình đẳng thì có ứng chánh pháp môn.
Lại nguyện xin cho hết thảy chúng sanh đầy đủ vô lượng pháp môn sau này:
- Tâm xu hướng pháp môn là quán tâm như huyễn.
- Ý đoạn pháp môn là xả bỏ cội gốc bất thiện.

(Trang 526)

- Thần túc pháp môn là thân tâm đều khinh tiện.
- Tín căn pháp môn là nguyện không thối chuyển.
- Tấn căn pháp môn là không xả pháp lành.
- Niệm căn pháp môn là khéo tạo đạo nghiệp.
- Định căn pháp môn là nhiếp tâm vào chánh đạo.
- Huệ căn pháp môn là quán lý vô thường, khổ, không v.v...
- Tín lực pháp môn là vượt hẳn oai thế của ma vương.
- Tấn lực pháp môn, là một phen tới không bao giờ lui.
- Niệm lực pháp môn là chưa từng bỏ quên thiện niệm.
- Định lực pháp môn là diệt các vọng tưởng.
- Huệ lực pháp môn là xoay vần qua lại (vận chuyển tư tưởng).
- Truy giác pháp môn là tích cực tu hành Phật đạo.

(Trang 527)

- Chánh định pháp môn là nhập được tam muội.
- Tịnh tánh pháp môn là không ưa tu theo các thừa giáo pháp khác.
Nguyện xin cho chúng sanh đều được một trăm lẻ tám pháp môn như vậy của Bồ Tát Ma ha tát; thanh tịnh Phật độ, khuyến hóa người xan tham, tật đố, thảy đều thoát khỏi tám nạn; thảy đều nhiếp phục được người tranh tụng, sân nhuế; siêng làm các việc lành, khéo nhiếp phục người lười biếng; thảy đều được định ý thần thông; thâu nhiếp các loạn tưởng, không cho vọng động.
Đã phát nguyện về ý căn rồi, đại chúng lại cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Pháp Thiên Kỉnh Phật.
Nam mô Đoạn Thế Lực Phật.
Nam mô Cực Thế Lực Phật.
Nam mô Huệ Hoa Phật.
Nam mô Kiên Âm Phật.
Nam mô An Lạc Phật.

(Trang 528)

Nam mô Diệu Nghĩa Phật.
Nam mô Ái Tịnh Phật.
Nam mô Tàm Quý Nhan Phật.
Nam mô Diệu Kế Phật.
Nam mô Dục Lạc Phật.
Nam mô Lâu Chí Phật.
Nam mô Dược Vương Bồ Tát.
Nam mô Dược Thượng Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo rũ lòng từ bi, cứu hộ nhiếp thọ khiến các chúng sanh trong bốn loài, sáu đường, khắp ba cõi, nhờ sức công đức nhân duyên phát tâm, phát nguyện của đạo tràng sám hối này, đều đầy đủ phước đức trí huệ, nhờ sức thần thông mà được tùy tâm tự tại.

(Trang 529)

Chương Thứ Bốn Mươi
Phần Chúc Lụy

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã vì chúng sanh trong bốn loài, sáu đường mà phát thệ nguyện rồi, thứ lại xin đem các chúng sanh ấy phó chúc cho các vị đại Bồ Tát. Nguyện xin chư đại Bồ Tát rũ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ cho chúng sanh được nhờ công đức sám hối phát nguyện này.
Lại nguyện xin rũ lòng từ bi niệm lực khiến hết thảy chúng sanh ấy đều muốn cầu vô thượng phước điền, hết lòng tin rằng: “Cúng dường Phật được vô lượng phước báu”. Khiến biết hết thảy chúng sanh một lòng hướng về Đức Phật được vô lượng quả báo thù thắng thanh tịnh, nguyện xin cho chúng sanh đối với các Phật sự không có tâm keo rít mà phát tâm đại bố thí, không luyến tiếc gì.
Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh đối với hết thảy cơ sở Phật giáo, phát tâm làm các việc phước điền Vô thượng, xa lìa hạnh

(Trang 530)

nguyện của Tiểu thừa, tu Bồ Tát đạo được vô ngại giải thoát, thành nhất thiết chủng trí của chư Phật.
Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh đối với các cơ sở Phật giáo trồng vô lượng căn lành, được vô lượng phước đức, trí huệ của Phật.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh thâu nhiếp lấy trí huệ sâu xa, nhìn vào Vô thượng trí vương được đầy đủ thanh tịnh.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh được thần lực vô ngại tự tại, dạo chơi khắp hết thảy chỗ của chư Phật đã đến.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh nhiếp thủ lấy giáo lý Đại thừa, được vô lượng chủng trí, an trú bất động.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh thành tựu hoàn toàn phước điền đệ nhất, hay xuất sinh ra hết thảy trí huệ.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh đối với hết thảy chư Phật không có tâm hiềm khích, ân hận mà lại trồng các căn lành, tham cầu trí huệ của Phật.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh dùng được phương tiện nhiệm mầu, đi đến

(Trang 531)

hết thảy cõi nước trang nghiêm của chư Phật; trong một niệm đã đi sâu vào pháp giới không biết mỏi mệt.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh được thân tướng trang nghiêm, không ai có thể so sánh kịp, hay đi khắp hết thảy mười phương thế giới không nhàm chán.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh đều thành tựu được thân tướng rộng lớn, đi lại tùy ý; đều được thần lực của Phật trang nghiêm hoàn toàn cảnh giới giải thoát, trong khoảng một niệm thực hiện được rõ ràng sức thần thông tự tại của chư Phật khắp hư không pháp giới.
Đã phát những đại nguyện như thế ấy rồi, rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không; nguyện cho các chúng sanh đồng được như sở nguyện, mãn Bồ đề nguyện. Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ Tam Bảo.
Thoảng hoặc như đệ tử tên... bị các quả báo khổ sở không thể cứu chúng sanh, nguyện xin đem các chúng sanh ấy phó thác cho:

(Trang 532)

- Vô lượng vô biên, tận hư không giới Pháp thân Bồ Tát.
- Vô lượng vô biên, tận hư không giới vô lậu sắc thân Bồ Tát.
- Vô lượng vô biên, tận hư không giới phát tâm Bồ Tát.
- Hưng Chánh Pháp Mã Minh Đại sư Bồ Tát.
- Hưng Tượng Pháp Long Thọ Đại sư Bồ Tát.
- Mười phương tận hư không giới Vô Biên Thân Bồ Tát.
- Mười phương tận hư không giới Quán Thế Âm Bồ Tát.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Phổ Hiền Bồ Tát.
Sư Tử Du Hí Bồ Tát.
Sư Tử Phấn Tấn Bồ Tát.
Sư Tử Phan Bồ Tát.
Sư Tử Tác Bồ Tát.
Kiện Dõng Tinh Tấn Bồ Tát.
Kim Cang Huệ Bồ Tát.
Khí Ấm Cái Bồ Tát.
Tịnh Căn Bồ Tát.
Huệ Thượng Bồ Tát.

(Trang 533)

Thường Bất Ly Thế Bồ Tát.
Dược Vương Bồ Tát.
Dược Thượng Bồ Tát.
Hư Không Tạng Bồ Tát.
Kim Cang Tạng Bồ Tát.
Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Bất Hưu Tức Bồ Tát.
Diệu Âm Bồ Tát.
Diệu Đức Bồ Tát.
Bảo Nguyệt Bồ Tát.
Nguyệt Quang Bồ Tát.
Bạt Đà Ba Luân Bồ Tát.
Việt Tam Giới Bồ Tát.
Lại xin phú chúc hết thảy chúng sanh ấy cho tất cả mười phương tận hư không giới chư đại Bồ Tát.
Nguyện xin chư đại Bồ Tát Ma ha tát dùng bổn thệ nguyện lực, thế độ chúng sanh lực mà nhiếp thọ mười phương vô cùng, vô tận hết thảy chúng sanh; nguyện xin chư Bồ Tát Ma ha tát không xả bỏ chúng sanh, xem chúng sanh đồng như thiện tri thức, không có quan niệm chia rẽ; nguyện xin cho chúng sanh biết ơn chư Bồ Tát, thân cận cúng dường chư Bồ Tát. Nguyện xin chư Bồ

(Trang 534)

Tát thương xót nhiếp thọ, khiến các chúng sanh ấy được tâm ngay thẳng, theo dõi Bồ Tát, không xa lìa Bồ Tát. Nguyện xin cho chúng sanh biết vâng lời Bồ Tát dạy bảo, không dám trái nghịch; được tâm kiên cố, không bỏ thiện tri thức, xa lìa tội lỗi tâm không thối chuyển; khiến chúng sanh vì thiện tri thức, không tiếc thân mạng, xả bỏ hết thảy, không trái ý thiện tri thức. Nguyện cho chúng sanh tu tập đại từ, xa lìa các điều ác, nghe Chánh pháp của Phật đều hay thọ trì; nguyện khiến chúng sanh thiện căn nghiệp báo đồng như Bồ Tát; hạnh nguyện đồng như Bồ Tát; rốt ráo thanh tịnh, đầy đủ thần thông, tùy ý tự tại; tu đạo Đại thừa cho đến khi chứng được hoàn toàn nhất thiết chủng trí; ở trong thời gian ấy không có lười biếng; cỡi nghiệp trí huệ đến chỗ an ổn, được vô ngại đạo, hoàn toàn tự tại. Trước hết là quy y Tam Bảo, đoạn nghi, sinh tín, sám hối, phát tâm, hiển quả báo, xuất địa ngục, giải oan, tự khánh (vui mừng) phát nguyện, hồi hướng, cho đến cuối cùng là phần chúc lụy này, như thế, có bao nhiêu công đức đều đem bố thí cho hết

(Trang 535)

thảy chúng sanh, tận hư không giới, khắp mười phương. Nguyện xin Đức Di Lặc Thế Tôn chứng giám cho chúng con, mười phương chư Phật, thương xót che chở cho chúng con. Những điều chúng con sám hối đều được thành tựu; nguyện cho chúng sanh đồng với Từ Bi phụ, sinh đến cõi này tham dự hội Phật thuyết pháp đầu tiên; nghe pháp ngộ đạo, công đức trí huệ hết thảy đều đầy đủ, cùng với chư Bồ Tát, bình đẳng không sai khác, nhập Kim cang tâm, thành bậc Chánh giác.

(Trang 536)

Tán Phật Chú Nguyện

Đa già a già độ, a la ha tam miệu tam Phật đà, mười hiệu đầy đủ, độ người vô lượng, dứt sạch sinh tử.
Nguyện xin nhờ công đức nhân duyên sám hối hôm nay cho các chúng sanh và mọi người đều được hoàn toàn như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện:
1) Đệ tử chúng con tên... những lời thệ nguyện hôm nay đã phát ra, nguyện xin nguyện nào cũng đồng như mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật, chư đại Bồ Tát đã phát thệ nguyện.
2) Chư Phật, chư đại Bồ Tát đã có phát thệ nguyện không thể cùng tận, chúng con hôm nay thệ nguyện cũng như vậy, rộng như pháp tánh, cứu cánh như hư không; cùng tận đời vị lai, hết thảy số kiếp, chúng sanh không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
3) Thế giới không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
4) Hư không không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

(Trang 537)

5) Pháp tánh cũng không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
6) Niết bàn không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
7) Phật ra đời không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
8) Trí huệ của chư Phật không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
9) Tâm tưởng biết không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
10) Trí sinh khởi không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận, thế gian đạo chủng, pháp đạo chủng, trí huệ đạo chủng không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
Nếu mười điều ấy có thể cùng tận, lời nguyện của chúng con mới có thể cùng tận.
Mười điều ấy không cùng tận, nguyện chúng con không bao giờ cùng tận.
Hết thảy đều Hòa nam Tam thừa Thánh chúng.

Từ Bi Ðạo Tràng Sám Pháp
Quyển Thứ Mười
Hết
-
aa
+
4,138 lượt xem
22/08/2021

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.