Lương Hoàng Sám - Phần 4

(Trang 154)

Quyển Thứ Ba
Chương Thứ Bảy
Nói Rõ Quả Báo

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng trước đã thuật rõ tội báo của ác nghiệp. Vì hoạn lụy của ác báo chỗ nên trái với nghiệp thù thắng tốt đẹp. Vì ác nghiệp nên phải đọa trong ba đường dữ trải khắp ác thú và sinh ra ở nhân gian để chịu trả quả báo đau khổ. Quả báo đau khổ như thế đều do nhân duyên túc đối đời trước đem lại. Bây giờ xả thân này chịu thân khác để chịu trả quả báo mãi mãi không thôi.
Bởi thế chư Phật và chư Đại Bồ Tát dùng sức thần thông thiên nhãn, thấy hết thảy chúng sanh trong ba cõi khi hết phước rồi, cứ theo nghiệp báo mà đọa vào các chỗ khổ. Thấy chúng sanh từ cõi trời Vô sắc giới, do tâm đắm trước thiền định, hoặc vậy mạng chung, hết phước đọa xuống cõi trời Dục giới. Vì hết phước nên cũng có khi đọa làm cầm thú. Những chúng sanh ở cõi trời Sắc giới, khi hết phước cũng phải sa đọa như vậy. Từ chỗ thanh tịnh đọa xuống Dục giới

(Trang 155)

là chỗ không thanh tịnh, vì ở chỗ không thanh tịnh nên trở lại thọ lấy dục lạc. Chúng sanh ở sáu cõi trời Dục giới khi hết phước đọa xuống địa ngục chịu vô lượng khổ.
Chư Phật và Bồ Tát lại thấy chúng sanh ở trong nhân đạo, nhờ sức tu thập thiện được sinh làm người. Ngay trong thân người cũng có lắm khổ, khi mạng chung phần nhiều lại đọa vào các đường ác.
Lại thấy chúng sanh trong đường súc sanh chịu lắm khổ não, bị đánh đập xua đuổi chở nặng, đi xa, đau đớn khốn khổ, trầy vai trợt cổ, sắt nóng thiêu thân.
Lại thấy chúng sanh trong đường ngạ quỷ thường bị đói khát khổ sở, bị lửa thiêu thân như ở thời mạt kiếp. Nếu không nhờ một mảy căn lành để cứu vớt thì vĩnh kiếp không thể giải thoát. Nếu có được chút phước thì được sinh lên làm người, nhưng thân hình ốm yếu, nhiều tật bệnh và sống yểu chết non.
Vậy đại chúng nên biết thiện ác như hai bánh xe theo nhau, chưa từng tạm nghỉ, thì quả báo cũng do đó mà liên tiếp không thôi, xoay vần như sợi dây xích chuyền nối mãi mãi.

(Trang 156)

Sang hèn giàu nghèo đều tùy hạnh nghiệp của mỗi người mà chịu trả quả báo.
Không phải sang hèn như vậy mà không có nguyên nhân, không lẽ vô cớ mà có quả báo sang hèn như vậy, thì rất phi lý.
Trong Kinh Phật dạy rằng:
- Làm người giàu sang, quốc vương, trưởng giả là do cái nhân đời trước lễ bái phụng sự Tam Bảo mà ra.
- Làm người giàu có to lớn là do cái nhân đời trước bố thí mà ra.
- Làm người sống lâu là do cái nhân đời trước không sát sanh mà ra.
- Làm người đoan chánh là do cái nhân đời trước nhẫn nhục mà ra.
- Làm người siêng tu là do cái nhân đời trước không biếng nhác mà ra.
- Làm người có tài ba sáng suốt, hiểu rộng thấy xa là do cái nhân đời trước tu trí huệ mà ra.
- Làm người có âm thanh trong trẻo là do cái nhân đời trước ca vịnh tán thán Tam Bảo mà ra.
- Làm người sạch sẽ không tật bệnh là do cái nhân đời trước từ tâm mà ra.

(Trang 157)

- Làm người thân hình cao lớn tốt đẹp là do cái nhân đời trước kính nhường người mà ra.
- Làm người thân hình thấp hèn nhỏ bé là do cái nhân đời trước khinh khi người mà ra.
- Làm người thân hình xấu xa là do cái nhân đời trước hay giận hờn mà ra.
- Làm người vô tri, không hiểu biết gì hết là do cái nhân đời trước không học hỏi mà ra.
- Làm người ngu xuẩn đần độn là do cái nhân đời trước không dạy bảo người mà ra.
- Làm người câm ngọng là do cái nhân đời trước hay hủy báng người mà ra.
- Làm người hay bị kẻ khác sai khiến là do cái nhân đời trước mắc nợ người không trả mà ra.
- Làm người da đen xấu xí là do cái nhân đời trước che ánh sáng quang minh của Phật mà ra.
- Làm người sinh vào nước lõa hình là do cái nhân đời trước ăn mặc quần áo mỏng manh, suồng sã, cho mình là hơn người mà ra.

(Trang 158)

- Làm người sinh vào nước móng ngựa là do cái nhân đời trước đi giầy dép tưởng mình là hơn người, giành đi trước mà ra.
- Làm người sinh vào nước xuyên ngực là do cái nhân đời trước bố thí làm phước, rồi sinh tâm hối hận tiếc của mà ra.
- Làm người sinh trong loài hươu nai là do cái nhân đời trước dọa nạt người, làm người khiếp sợ mà ra.
- Làm người sinh trong loài rồng là do cái nhân đời trước ưa giỡn cợt múa nhảy mà ra.
- Làm người thân hình sinh lở ghẻ dữ là do cái nhân đời trước hay đánh đập chúng sanh mà ra.
- Làm người được người thấy mình liền sinh tâm hoan hỷ là do cái nhân đời trước mình thấy người cũng sinh tâm hoan hỷ.
- Làm người hay bị quan bắt giam cầm là do cái nhân đời trước hay bắt giam cầm chúng sanh trong lồng trong chậu mà ra.
- Làm người ngồi nghe thuyết pháp mà nói chuyện làm loạn động tâm người khác, sau sẽ đọa trong loài chó trập tai.
- Làm người ngồi nghe thuyết pháp mà không để ý nghe cho hiểu sau sẽ đọa trong loài lừa dài tai.

(Trang 159)

- Làm người tham ăn một mình, keo rít, bỏn xẻn, sau sẽ đọa loài quỷ đói. Hết kiếp quỷ đói sinh ra làm người bần cùng đói khát.
- Làm người đem đồ ăn dở cho kẻ khác, sau sinh làm heo lợn, loài bọ hung.
- Làm người hay cướp giựt của kẻ khác, sau đọa làm dê, bị kẻ khác lột da ăn thịt.
- Làm người ưa trộm cướp của kẻ khác, sau đọa làm trâu ngựa, bị người sai khiến.
- Làm người ưa nói vọng ngữ, tuyên truyền điều xấu của kẻ khác, sau đọa địa ngục, bị quỷ sứ rót nước đồng sôi vào miệng, kéo dài lưỡi ra cho trâu cày. Tội hết rồi, người ấy sinh làm chim cù dục, chim cú, người nghe tiếng nó kêu, ai cũng sợ hãi, cho là yêu quái, đều nguyền rủa cho nó chết.
- Làm người ưa uống rượu say, sau đọa vào địa ngục phất xí (nước phẩn sôi trào). Tội hết rồi người ấy sinh vào loài tinh tinh. Hết nghiệp tinh tinh, được sinh làm người, ngoan độn, ngu si, không ai đếm xỉa đến.
- Làm người tham lường sức mạnh của kẻ khác, sau sẽ đọa làm voi.

(Trang 160)

Than ôi! Ở địa vị giàu sang, làm người trên trước mà đánh đập kẻ dưới. Kẻ dưới không biết thưa kiện với ai. Những người như thế, chết vào địa ngục, kể cả ngàn vạn năm, chịu quả báo đau khổ.
Từ địa ngục ra, lại đọa làm trâu, bị xâu xỏ mũi miệng dắt thuyền kéo xe, roi gậy to lớn đánh đập khổ sở, để đền lại nợ oan trái ngày xưa.
Lại nữa, người ăn ở dơ bẩn là từ trong loài heo mà đầu thai ra.
Người xan tham keo kiết, không tự xét mình là từ trong loài chó mà đầu thai ra.
Những người gầm gừ, tự dụng một mình là từ trong loài dê mà ra.
Người có tánh táo bạo, nóng nảy, không hay nhẫn nhục là từ trong loài khỉ, vượn, hầu mà đầu thai ra.
Người có thân hình tanh hôi là từ trong loài cá trạnh mà đầu thai ra.
Người có tâm thâm hiểm, độc ác là từ trong loài rắn độc mà đầu thai ra.
Người không có từ tâm, tàn nhẫn, báo hại, là từ trong loài hổ báo, sài lang mà đầu thai ra.

(Trang 161)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, đã sinh ra làm người trong thế gian bị nhiều bệnh, chết sớm, biết bao thống khổ không thể kể xiết, như thế là do ba nghiệp gây ra, nên khiến người “tu hành” phải mắc lấy quả báo trong ba đường dữ.
Sở dĩ có ba đường dữ là vì có tham sân si. Vả lại cũng vì có ba độc tham sân si ấy mà người tự thiêu đốt lấy mình, miệng thường nói ác, tâm thường nghĩ ác, thân thường làm ác.
Do các điều ác ấy làm cho thân người thường chịu các khổ não, không cùng tận.
Đến khi mạng chung, hồn côi bơ vơ. Mình làm mình chịu, cha mẹ vợ con không thể cứu được.
Thoạt vậy trong nháy mắt, đến chốn Diêm vương, ngưu đầu ngục tốt ở trong địa ngục không kể tôn ty, chỉ xét sổ tội phước, kiểm điểm nặng nhẹ, thiện ác nhiều ít, trong lúc sinh tiền đã làm thế nào thì thần thức tự thú tội, không dám che giấu. Do vì nhân duyên ấy nên phải theo nghiệp mà chịu trả quả báo, đến chỗ khổ hay vui là do mình làm mình chịu, mờ mờ mịt mịt ly biệt

(Trang 162)

lâu dài, đường ai nấy đi, không bao giờ gặp nhau trở lại.
Vả lại các vị thiên thần ghi chép thiện ác của người không thiếu sót mảy may. Người thiện làm lành được phước thêm tuổi, người ác làm dữ, giảm thọ thêm khổ. Cứ xoay vần như vậy, mãi mãi rồi lại đọa làm quỷ đói. Hết kiếp quỷ đói, thoát ra làm súc sinh. Tội khổ vô lượng không thể chịu nổi, không bao giờ cùng.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đều nên phải tự tỉnh ngộ mà sinh tâm hổ thẹn.
Trong kinh Phật dạy rằng: “Làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ”. Nhưng trong đời ngũ trược ác thế, chúng ta không nên làm ác; làm lành không mất quả lành, làm ác tự rước lấy tai họa.
Chớ cho khinh thoát lập ra pháp sám này.
Kinh dạy rằng: “Chớ khinh điều thiện nhỏ cho là không phước, giọt nước tuy nhỏ, chảy lâu cũng đầy bát to”.
Không chứa thiện nhỏ lấy gì có phước to để thành Thánh thành Phật, chớ khinh ác nhỏ mà nói là không có tội. Ác nhỏ chứa lại lâu ngày cũng đủ mất thân.

(Trang 163)

Đại chúng nên biết: Lành dữ họa phước đều do tâm tạo. Nếu không tạo nhân thì không có kết quả. “Ương họa chứa lại, tội thành to lớn”. Chúng ta mắt thịt không thể thấy. Đó là lời Phật dạy ai dám không tin.
Chúng con đã cùng nhau vô phước, sinh vào đời mạt pháp, nếu không siêng năng học tập tu hành, không tự sức mình làm lành đến phút cuối cùng, tắt thở, khi ấy ăn năn đã muộn. Tuy vậy bây giờ đã cùng nhau thấy biết hết thảy tội lỗi như trong kinh Đức Phật đã dạy: "Người đã biết tội mình há lại không biết bỏ ác theo lành hay sao!”
Đời nay nếu không dụng tâm xả thân cầu đạo quyết phải đọa địa ngục. Vì sao mà biết?
Vì trong lúc làm tội ôm lòng độc ác, mạnh mẽ nóng nảy, giận hờn, gắt gao, sâu sắc. Như giận một người nào quyết muốn cho người ấy chết. Nếu ghét một người nào, không ưa thấy điều tốt của người ấy. Nếu hủy báng một người nào, quyết khiến cho người ấy lâm cảnh vào cảnh khổ. Nếu đánh một người nào, quyết khiến cho người ấy đau đớn thấu trời thấu đất.

(Trang 164)

Khi giận hờn tàn bạo tai hại thì không kể tôn ty thượng hạ, dùng lời xấu hổ, mắng nhiếc đủ điều; có khi la vang như sấm dậy, mắt như lửa đổ. Còn khi làm phước thì thiện tâm rất yếu ớt. Lúc đầu muốn làm nhiều, sau lần lần giảm ít lại.
Lúc đầu muốn kinh doanh cho mau chóng, sau lại thả lỏng buông trôi.
Tâm đã không chí quyết ngày tháng trôi qua, lần lượt tới lui cho đến khi quên mất việc thiện là xong. Xét như thế thì biết lúc làm tội tâm lực rất mãnh liệt cường thạnh; lúc làm phước thì chí ý bạc nhược yếu hèn.
Nay đem cái nhân làm phước yếu hèn ấy mà cầu xa lìa quả báo làm ác mãnh liệt cương cường kia thì không thể được.
Kinh dạy rằng: “Sám hối thì tội gì cũng tiêu diệt hết”. Nhưng than ôi! Đến lúc sám hối, quyết phải đầu thành đảnh lễ, năm vóc sát đất như núi Thái Sơn sụp đổ, không tiếc thân mạng mới mong diệt được tội.
Vì diệt được tội nên phải ân cần, thành khẩn cùng nhau xét mình từ khi sinh ra cho đến ngày nay đã gây ra bao nhiêu tội lỗi.

(Trang 165)

Phải tự xét trách như thế mới không tiếc thân mạng, chịu khó nhọc mà sám hối.
Nếu tạm thời nhiễu Phật liền sinh tâm mỏi mệt, chán nản, tạm thời lễ bái liền nói sức lực không kham; hoặc tạm thời ngồi ngay tỉnh niệm, liền nói nên phải có tin tức chứng ngộ gì. Hoặc nói không nên làm cho thân thể quá mỏi mệt, phải cần dưỡng, không được làm khổ thân.
Vừa nằm xuống ngủ liền mê man như chết, không bao giờ tưởng nhớ đến việc ta phải lễ Phật, quét tháp, quét chùa làm những việc khó làm.
Vả chăng, kinh có dạy rõ ràng: “Chưa từng có một mảy may thiện nào từ sự giải đãi lười biếng mà sinh ra; chưa từng có một chút phước nào từ sự kiêu mạn, tự do tự đắc mà được”.
Đệ tử chúng con tên... nay tuy được làm thân người, nhưng tâm hay trái đạo, vì sao mà biết? Vì từ sớm đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến sáng. Cho đến không có một thời một khắc, một niệm, một khoảnh nào mà chúng con để tâm nhớ tưởng Tam Bảo, nghĩ nhớ lý Tứ đế, cũng

(Trang 166)

không có một chút tâm nào nghĩ nhớ báo ơn cha mẹ, không có một chút tâm nào nghĩ nhớ báo ơn Sư trưởng; không có một chút tâm nào muốn bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, không có một chút tâm nào muốn học thiền định, muốn tu trí huệ.
Nay thử đem kiểm điểm lại các pháp thanh bạch thì chúng con không có một pháp nào đáng kể.
Trái lại những phiền não trọng chướng thì không biết bao nhiêu mà kể, đầy tai đầy mắt.
Nếu không kiểm soát như thế thì chúng con cũng tự hào rằng: Công đức của chúng con rất nhiều. Nếu có làm được chút việc thiện gì thì nói ta hay làm người khác không hay làm; ta hay tu người khác không hay tu; ý chí cao ngạo, xem như mục hạ vô nhân, quanh mình không còn ai nữa.
Xét lại mà nghĩ, thật là đáng xấu hổ.
Nay đối trước đại chúng, chúng con xin sám hối các tội lỗi ấy, mong đại chúng hoan hỷ bố thí cho, tương lai không còn chướng ngại nữa.
Đại chúng cũng nên tự rửa sạch thân tâm. Theo sự trình bày quả báo như trước

(Trang 167)

đã thuật đủ thì không thể tự khoan dung mà không cầu xả bỏ tội lỗi.
Đại chúng chớ nói ta không có các tội ấy, ta đã vô tội, cần gì sám hối. Nếu đại chúng có nghĩ như thế, nguyện xin từ bỏ ngay tâm niệm ấy đi. Phải chăng bao nhiêu lầm lỗi vi tế đã kết thành tội lớn đại.
Thoạt vậy giận hờn, sân tâm liền khởi, tập thành tánh quen, khó có thể sửa đổi mau chóng, không thể buông tâm phóng ý mà không ngăn ngừa.
Nếu hay đè nén nhẫn nhịn thì phiền não có thể trừ. Người nào giải đãi lười biếng, buông lung thì không thể tế độ được.
Đệ tử chúng con tên... ngày nay mong nhờ sức từ bi hộ niệm của chư Phật, chư đại Bồ Tát, sức bổn thệ nguyện lực mà nói kinh: “TỘI NGHIỆP, BÁO ỨNG, ĐỊA NGỤC” nên chúng con hết lòng lắng nghe.
Ta nghe đức A Nan thuật lại như thế này: “Một hôm Phật ở tại thành Vương xá, trong núi Kỳ Xà Quật, cùng với chư Đại Bồ Tát Ma ha tát, các vị Thanh Văn và quyến thuộc của các ngài đông đủ; cũng có các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di,

(Trang 168)

chư thiên, quỷ thần, thảy đều đến dự hội đông đủ”.
Lúc bấy giờ có ngài Tín Tướng Bồ Tát bạch Phật rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Hôm nay có đủ chúng sanh ở các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, sang, hèn, giàu, nghèo không biết bao nhiêu chủng loại... Phàm có chúng sanh nào nghe được Phật thuyết pháp thì cũng như con thơ gặp mẹ, như bệnh gặp thuốc, như lạnh có áo, như tối có đèn. Thế Tôn thuyết pháp lợi ích cho chúng sanh cũng như thế”.
Lúc bấy giờ Phật thấy thời cơ đã đến; biết các vị Bồ Tát khuyến mời Phật thuyết pháp rất ân cần, Phật liền phóng đạo hào quang trắng giữa hai chân mày, soi khắp mười phương vô lượng thế giới, địa ngục không còn, thống khổ cũng hết.
Lúc bấy giờ, hết thảy chúng sanh đang chịu tội, tìm ánh sáng quang minh của Phật mà tới; nhiễu quanh Phật bảy vòng, nhất tâm lạy Phật khuyến mời Phật thuyết pháp, rộng giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh mong nhờ nghe pháp mà được giải thoát.

(Trang 169)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng cũng nên chí thành khuyến mời chư Phật thuyết pháp như vậy; nguyện cho chúng sanh đều được giải thoát.
Chúng con cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, đảnh lễ Thế Tôn, năm vóc sát đất như núi Thái Sơn sụp đổ mà khuyến thỉnh mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật thuyết pháp. Nguyện Phật đem sức từ bi, cứu các khổ não cho chúng sanh được an vui.
Lại xin khuyến thỉnh quy y Thế gian Đại Từ Bi Phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Phạm Thiên Phật.
Nam mô Bất Thối Chuyển Luân Thành Thủ Phật.
Nam mô Đại Hưng Quang Vương Phật.
Nam mô Pháp Chủng Tôn Phật.
Nam mô Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật.
Nam mô Tu Di Phật.
Nam mô Đại Tu Di Phật.
Nam mô Siêu Xuất Tu Di Phật.
Nam mô Dụ Như Tu Di Phật.

(Trang 170)

Nam mô Hương Tượng Phật.
Nam mô Vi Nhiễu Hương Huân Phật.
Nam mô Tịnh Quang Phật.
Nam mô Pháp Tối Phật.
Nam mô Hương Tự Tại Vương Phật.
Nam mô Đại Tập Phật.
Nam mô Hương Quang Minh Phật.
Nam mô Hỏa Quang Minh Phật.
Nam mô Vô Lượng Quang Minh Phật.
Nam mô Sư Tử Du Hí Bồ Tát.
Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ Tát.
Nam mô Kiên Dõng Tinh Tấn Bồ Tát.
Nam mô Kim Cang Huệ Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Phật Đà.
Nam mô Đạt Mạ.
Nam mô Tăng Già.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo. Nguyện xin Tam Bảo cứu hộ hết thảy chúng sanh, diệt trừ hết thảy khổ não, khiến các chúng sanh liền được giải thoát, bỏ ác theo lành, không làm ác nữa; từ nay trở đi không còn đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh nữa; thân khẩu ý

(Trang 171)

đều thanh tịnh; không nghĩ đến việc ác của người; xa lìa các nghiệp chướng; được các nghiệp thanh tịnh; hết thảy tà ma không thể lay chuyển; thường tu bốn món vô lượng tâm; tinh tiến dõng mãnh, trồng các căn lành vô lượng vô biên; xả thân này thọ thân khác đều được thường sinh nơi phước địa; nhớ ba đường khổ, phát tâm Bồ đề, tu đạo Bồ Tát không thôi không dứt. Lục độ tứ đẳng thường được hiện tiền. Tam minh lục thông, thường được như ý tự tại. Ra vào cảnh giới của chư Phật chơi giỡn tự do cùng các vị Bồ Tát thành bậc Chánh giác.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên sinh tâm sợ hãi, sinh tâm từ bi nhất tâm nhất ý, lắng lòng mà nghe và suy nghĩ cho kỹ.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn phóng đạo bạch hào tướng quang ở giữa hai chân mày soi sáng khắp hết thảy chúng sanh trong sáu đường. Khi ấy ngài Tín Tướng Bồ Tát vì thương xót hết thảy chúng sanh, liền từ tòa ngồi đứng dậy đến trước Phật quỳ gối chắp tay bạch Phật rằng:

(Trang 172)

“Bạch Đức Thế Tôn! Nay có chúng sanh bị các ngục tốt cắt chặt bằm chém thân thể từ đầu đến chân. Chúng sanh ấy bị chặt và chết ngất thì có gió xảo phong thổi sống lại. Sống rồi lại bị chặt, chịu khổ báo như thế vô cùng vô tận không bao giờ ngừng là vì tội gì vậy?”
Phật bảo: “Những chúng sanh ấy ở các đời trước không tin Tam Bảo, không biết cúng dường, bất hiếu với cha mẹ, sinh tâm ác nghịch; làm nghề hàng thịt, cắt chặt chúng sanh, vì các nhân duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”.
- Lại có chúng sanh, thân thể sần sượng tê cứng cả người, mày râu rụng hết, toàn thân bầm đỏ, bạn với chim muông, vắng vẻ bóng người, bà con xa bỏ, không ai muốn thấy. Ác báo như thế là bệnh phong hủi. Vì nhân duyên gì mà mắc phải tội ấy?
Phật đáp: “Vì đời trước người ấy không tin Tam Bảo, bất hiếu với cha mẹ, phá tháp hủy chùa, bóc lột của người tu hành, chém bắn Thánh Hiền, tổn thương Sư trưởng, chưa từng biết quấy; vong ơn bội nghĩa, hành động như cẩu khuyển (chó) làm xấu

(Trang 173)

người trên, không kể thân sơ, không biết hổ thẹn, vì nhân duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”.
- Lại có chúng sanh thân hình dài lớn, tai điếc, chân không có, quằn quại bò lết mà đi, chỉ ăn đất cát mà sống, bị các sâu trùng nhỏ nhiệm cắn rứt, ngày đêm chịu khổ vô cùng không gián đoạn; vì nhân duyên gì mắc phải tội ấy?
Phật dạy: “Vì đời trước làm người chỉ biết có mình, không tin lời hay, lời lành của kẻ khác. Bất hiếu với cha mẹ, trái ý phản nghịch, hoặc làm địa chủ hay làm quan to, trấn nhậm bốn phương, hoặc làm châu trưởng, quận trưởng cai trị đốc suất dân chúng mà cậy oai ỷ thế, xâm đoạt của người cách vô lý, không đạo đức, làm cho dân chúng cùng khổ. Vì nhân duyên ấy nên mắc phải tội như vậy".
- Lại có chúng sanh đui cả hai mắt, không thấy biết gì, hoặc bị cây đè, hoặc sa hầm hố mà chết, chết rồi sống lại, sống lại rồi chết, cứ như thế mãi. Vì nhân duyên gì, mắc phải tội ấy?
Phật đáp: “Vì đời trước không tin tội phước, che ánh sáng của Phật, may bít mắt

(Trang 174)

người, giam nhốt chúng sanh, lấy bao lấy đãy bao đầu chúng sanh, không cho trông thấy. Vì nhân duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi.
Chúng con cũng có thể đã làm những tội như thế. Nhưng vì vô minh che lấp tâm tánh nên không tự nhớ biết đó mà thôi.
Những tội như vậy vô lượng vô biên đến đời sau sẽ chịu khổ báo.
Ngày nay chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ, năm vóc sát đất như núi Thái Sơn sụp đổ, cầu xin sám hối, hổ thẹn ăn năn, cải đổi tâm tánh. Những tội đã làm rồi, nhờ sám hối mà trừ diệt. Những tội chưa làm, từ nay thanh tịnh. Nguyện xin quy y hết thảy mười phương chư Phật:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Khai Quang Minh Phật.
Nam mô Nguyệt Đăng Quang Phật.
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Phật.
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật.
Nam mô Hỏa Quang Minh Phật.

(Trang 175)

Nam mô Tập Âm Phật.
Nam mô Tối Oai Nghi Phật.
Nam mô Quang Minh Tôn Phật.
Nam mô Liên Hoa Quân Phật.
Nam mô Liên Hoa Hưởng Phật.
Nam mô Đa Bảo Phật.
Nam mô Sư Tử Hống Phật.
Nam mô Sư Tử Âm Vương Phật.
Nam mô Tinh Tấn Quân Phật.
Nam mô Kim Cang Dõng Dược Phật.
Nam mô Độ Nhất Thế Thuyền Tuyệt Chúng Nghi Phật.
Nam mô Bảo Đại Thị Tùng Phật.
Nam mô Vô Ưu Phật.
Nam mô Địa Lực Trì Dõng Phật.
Nam mô Tối Dõng Dược Phật.
Nam mô Sư Tử Tác Bồ Tát.
Nam mô Khí Ấm Cái Bồ Tát.
Nam mô Tịch Căn Bồ Tát.
Nam mô Thường Bất Ly Thế Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Phật Đà.
Nam mô Đạt Mạ.
Nam mô Tăng Già.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo, nguyện xin

(Trang 176)

Tam Bảo rũ lòng đại từ đại bi, gia hộ cứu vớt khiến các chúng sanh liền được giải thoát. Vì các chúng sanh mà diệt trừ những nghiệp địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, khiến các chúng sanh rốt ráo không chịu các quả báo dữ nữa, khiến các chúng sanh bỏ khổ trong ba đường ác, đồng đến chỗ trí huệ, đều được yên ổn, hoàn toàn an vui.
Nguyện xin Tam Bảo đem ánh sáng đại quang minh, diệt trừ mê mờ rất si ám cho chúng sanh; phân biệt rộng rãi, giải thích rõ ràng pháp môn vi diệu, thậm thâm nhiệm mầu cho chúng sanh nghe, khiến chúng sanh đều được chứng quả Vô thượng Bồ đề, thành bậc Chánh giác.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại nên chí thành nhất tâm mà nghe, suy nghĩ cho kỹ.
Tín Tướng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Lại có chúng sanh ngọng lịu ấm á, miệng không thể nói, dầu có nói cũng không rõ ràng. Vì nhân duyên gì, mắc phải tội ấy?”
Phật đáp: “Vì đời trước người ấy phỉ báng Tam Bảo, khinh hủy Thánh đạo, bàn

(Trang 177)

luận việc xấu tốt của người, tìm việc hay dở của người, vu oan cho kẻ lương thiện, ghen ghét người hiền. Vì nhân duyên ấy, nên mắc phải tội như vậy”.
- Lại có chúng sanh bụng lớn như trống, cổ nhỏ như kim, không thể ăn nuốt được. Nếu có đồ ăn, đồ ăn biến thành máu mủ. Vì nhân duyên gì mắc phải tội ấy?
Phật đáp: “Vì đời trước, người ấy trộm cắp đồ ăn của chúng. Khi có đại hội, sắm các thức ăn ngon, người ấy lấy riêng mà ăn, hoặc lấy mè muối, gạo cơm ra chỗ khuất mà ăn. Lại thêm keo rít, tiếc của mình, tham của người, thường ôm lòng độc ác, cho người uống thuốc độc, nghẹt thở không thông. Vì nhân duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”.
- Lại có chúng sanh thường bị ngục tốt thiêu đốt, dội nước sắt nóng vào thân, đóng đinh sắt vào thân, đóng rồi tự nhiên hỏa bốc thiêu cháy thân thể thảy đều phỏng đỏ. Vì nhân duyên gì mắc phải tội ấy?
Phật đáp: “Vì đời trước làm thầy châm lễ, tổn thương thân thể của người. Châm chích không lành, gạt người lấy của, làm

(Trang 178)

cho người đau khổ. Vì nhân duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”.
- Lại có chúng sanh thường ở trong cái vạc (cái chảo nấu) nước sôi, ngưu đầu ngục tốt, tay cầm xoa sắt, móc bỏ vào vạc nấu chín rục, rồi thổi cho sống lại. Sống lại rồi nấu nữa. Vì nhân duyên gì nên mắc phải tội ấy?
Phật đáp: “Vì đời trước người ấy làm nghề hàng thịt, giết chúng sanh, trụng nước sôi, nhổ sạch lông, giết hại rất nhiều không thể kể xiết. Vì nhân duyên ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy”.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi.
Chúng con không biết ở trong đường ác nào đã từng làm vô lượng tội nghiệp như thế. Đời sau quyết phải mắc quả báo ác nghiệt ấy. Ngay trong đời hiện tại chúng con cũng có thể mắc phải quả báo ác nghiệt ấy. Ấp úng, ngọng lịu, miệng không thể nói, hoặc bụng lớn cổ nhỏ, không thể ăn nuốt, mạng sống vô thường. Ngày nay tuy an vui, ngày mai thế nào không thể biết được.

(Trang 179)

Thình lình gặp phải quả báo đến, không thể thoát được.
Mọi người đều nên hiểu rõ ý ấy, nhất tâm chánh niệm, chớ tư tưởng gì nữa, chỉ một lòng tha thiết, năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện vì hết thảy chúng sanh ở khắp trong bốn loài sáu đường, ngày nay đang chịu khổ, đã chịu khổ, hay sẽ chịu khổ mà quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Tự Tại Vương Phật.
Nam mô Vô Lượng Âm Phật.
Nam mô Định Quang Minh Phật.
Nam mô Bảo Quang Minh Phật.
Nam mô Bảo Cái Chiếu Không Phật.
Nam mô Diệu Bảo Phật.
Nam mô Đế Tràng Phật.
Nam mô Phạm Tràng Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô Thù Thắng Phật.
Nam mô Tập Âm Phật.
Nam mô Kim Cang Bộ Tinh Tấn Phật.
Nam mô Tự Tại Vương Thần Thông Phật.
Nam mô Bảo Hỏa Phật.

(Trang 180)

Nam mô Tịnh Nguyệt Tràng Xưng Quang Minh Phật.
Nam mô Diệu Lạc Phật.
Nam mô Vô Lượng Tràng Phan Phật.
Nam mô Vô Lượng Phan Phật.
Nam mô Đại Quang Phổ Chiếu Phật.
Nam mô Bảo Tràng Phật.
Nam mô Huệ Thượng Bồ Tát.
Nam mô Thường Bất Ly Thế Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Phật Đà.
Nam mô Đạt Mạ.
Nam mô Tăng Già.

Các bài xem thêm:

-
aa
+
4,275 lượt xem
22/08/2021

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ