Chương Thứ Chín
Giải Oan Thích Kiết
(Trang 322)
Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Tịnh Đoạn Nghi Phật.
Nam mô Vô Lượng Trì Phật.
Nam mô Diệu Lạc Phật.
Nam mô Bất Phụ Phật.
Nam mô Vô Trú Phật.
Nam mô Đắc Xoa Ca Phật.
Nam mô Chúng Thủ Phật.
Nam mô Thế Quang Phật.
Nam mô Đa Đức Phật.
Nam mô Phất Sa Phật.
Nam mô Vô Biên Oai Đức Phật.
Nam mô Nghĩa Ý Phật.
(Trang 323)
Nam mô Dược Vương Phật.
Nam mô Đoạn Ác Phật.
Nam mô Vô Nhiệt Phật.
Nam mô Thiện Điều Phật.
Nam mô Danh Đức Phật.
Nam mô Hoa Đức Phật.
Nam mô Dõng Đức Phật.
Nam mô Kim Cang Quân Phật.
Nam mô Đại Đức Phật.
Nam mô Tịch Diệt Ý Phật.
Nam mô Hương Tượng Phật.
Nam mô Na La Diên Phật.
Nam mô Thiện Trú Phật.
Nam mô Bất Hưu Tức Bồ Tát.
Nam mô Diệu Âm Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ Tát lực, Hiền Thánh lực, khiến tất cả chúng sanh trong tứ sinh lục đạo, giác ngộ trở lại mà đến đạo tràng.
Nếu người nào có thân hình bị câu thúc trở ngại, có tâm mà không đến được,
(Trang 324)
nguyện xin nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ Tát lực, Hiền Thánh lực thâu nhiếp tinh thần của những người ấy, khiến tất cả đều đến được đạo tràng này, thọ lãnh sự sám hối khẩu nghiệp của chúng con; từ vô thỉ vô minh trú địa trở lại cho đến ngày nay vì nhân duyên của nghiệp ác khẩu, đối với chúng sanh trong lục đạo, tạo ra đủ mối oán thù, nguyện xin nhờ sức oai thần của Tam Bảo khiến cho tất cả oán thù kết lại trong ba đời của tứ sinh lục đạo, nhân sám hối này mà được trừ diệt.
Chúng con tên... từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay hoặc vì sân nhuế, hoặc vì tham ái, hoặc vì ngu si, từ ba độc căn, tạo mười ác hạnh, do bốn ác nghiệp của miệng tạo ra vô lượng tội. Hoặc do ác khẩu mà não loạn cha mẹ, Sư trưởng, quyến thuộc, và tất cả chúng sanh; hoặc đối với cha mẹ, khởi ra nghiệp nói dối; hoặc đối với Sư trưởng, khởi ra nghiệp nói dối; hoặc đối với quyến thuộc, khởi ra nghiệp nói dối; hoặc đối với tất cả chúng sanh, khởi ra nghiệp nói dối; hoặc thấy nói không thấy, không thấy nói thấy; hoặc nghe nói không nghe, không nghe nói
(Trang 325)
nghe; hoặc biết nói không biết, không biết nói biết; hoặc vì kiêu mạn; hoặc vì tật đố khởi ra nghiệp nói dối.
Những tội ác như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay khởi ra nghiệp hai lưỡi, thọ lãnh lời ác của người khác không thể che giấu; đến người này nói người kia, đến người kia nói người này; làm cho người này chia rẽ người kia, làm cho người kia đau khổ; hoặc vì cười giỡn, làm cho hai bên đấu tranh nhau, cốt nhục chia lìa; phá quyến thuộc của người, sàm loạn quần thần nhiễu hại tất cả.
Những tội ác như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, tạo tội ỷ ngữ, nói lời vô nghĩa, lời không lợi ích hoặc làm phiền não cha mẹ; hoặc làm phiền não Sư trưởng; hoặc làm phiền não bạn đồng học; cho đến đối với hết thảy chúng sanh trong lục đạo khởi tâm não hại.
Như vậy khẩu nghiệp khởi ra oán thù vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
(Trang 326)
Nguyện nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ Tát lực và hết thảy Hiền Thánh lực, ngày nay chúng con sám hối, khiến cho tất cả oán thù ba đời trong bốn loài sáu đường, hết thảy sự gây thù kết oán hoàn toàn giải thoát, bao nhiêu tội nghiệp đều tiêu trừ, hoàn toàn không trở lại gây thù kết oán nữa, không đọa trở lại trong ba đường ác nữa, rốt ráo không trở lại trong lục đạo hòng làm khổ sở độc hại nhau nữa.
Từ nay trở đi xả bỏ tất cả oán thù không còn phân biệt oán, thân, tất cả đều hòa hiệp như nước với sữa, tất cả đều hoan hỷ như ở Sơ địa, hằng làm pháp thân, từ bi quyến thuộc.
Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, không còn trở lại chịu quả báo trong ba cõi, đoạn ba nghiệp chướng, trừ năm bố úy, tứ vô lượng tâm, lục ba la mật tăng tấn, thâm tu, hành đạo Đại thừa, vào trí huệ Phật. Hết thảy hạnh nguyện đầy như biển cả. Lục thông, Tam minh, thảy đều thông suốt, chứng pháp Tam mật, đủ năm phần Pháp thân, phát Kim cang huệ, thành quả chủng trí.
(Trang 327)
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã được sám hối thân nghiệp rồi, khẩu nghiệp rồi; thứ lại sám hối ý nghiệp cho được thanh tịnh.
Hết thảy chúng sanh luân hồi sinh tử, không được giải thoát đều do ý nghiệp.
Thập ác ngũ nghịch kiết tập kiên cố quyết định đều do ý nghiệp. Cho nên Phật dạy rằng: “Không đoạn được tham dục, sân nhuế và ngu si tà kiến, thì sau phải đọa địa ngục chịu khổ vô cùng”. Ngày nay đại chúng đã cùng nhau nhận thấy rằng: “Cái tâm nó thúc đẩy cái thức làm việc cũng như vua chỉ huy tất cả đình thần”.
Miệng nói lời ác, thân làm việc ác, nên hay chiêu tập quả báo đau khổ kịch liệt trong sáu đường.
Nên biết rằng: Thân bị hủy diệt tan mất, việc ấy là do tâm tạo. Nay muốn sám hối trước phải đoạn trừ cái tâm, sau mới đánh dẹp cái ý. Vì cớ gì vậy? Kinh dạy rằng: “Chế ngự tâm lại một chỗ thì việc gì cũng xong”.
Vậy thì tâm trong sạch, đó là nguồn gốc của giải thoát; ý thanh khiết, đó là nền tảng của tiến hóa.
(Trang 328)
Được như thế, thì quả báo kịch liệt nơi tam đồ không lại, mà thống khổ vô cùng trong ác đạo cũng chẳng qua. Nhưng thân nghiệp, khẩu nghiệp, thô thiển bên ngoài dễ trừ. Ý nghiệp rất vi tế bên trong thật là khó trừ. Như Lai là bậc Đại Thánh, Nhất thế trí. Nhân đối với thân, khẩu, ý mới không cần giữ gìn, phàm phu ngu muội mê lầm, dám không cẩn thận hay sao!
Nếu không đánh dẹp ba nghiệp làm cho ba nghiệp thanh tịnh thì chưa thấy được điều lành của ba nghiệp.
Vì thế nên kinh dạy rằng: “Phòng ngừa cái ý như canh gác cửa thành, giữ gìn cái miệng như bưng kín miệng bình”.
Như thế, chúng con đâu dám không giữ gìn ba nghiệp hay sao. Chúng con từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, thọ thân này do vô minh phát khởi ra ái dục, làm cho thêm lớn đường sinh tử và cũng hay làm đầy đủ mười hai điều đau khổ, tám tà, tám nạn, luân hồi lưu chuyển trong tam đồ lục đạo, không có chỗ nào là không trải qua. Chịu vô lượng khổ trong những chỗ như vậy đều do ý nghiệp cấu tạo, sinh ra oán thù. Ý
(Trang 329)
nghiệp niệm niệm phan duyên, chưa từng tạm xả, kích động lục căn, chạy khắp ngũ thể. Những ác nghiệp nặng hay nhẹ đều do ý tạo ra cả.
Nếu thân và khẩu chưa vừa ý thì tâm càng thêm giận dữ độc ác, bèn sát hại nhau, không thương xót.
Như chúng con hơi có chút ghẻ ngứa đã không thể chịu được, giả sử việc ấy ở nơi người khác thì cho sự đau khổ không bao nhiêu.
Thấy lỗi của người lòng muốn tuyên truyền nói ra, tự mình có lỗi không muốn người khác nghe biết. Có tâm niệm như vậy thật là xấu hổ.
Lại nữa, ý khởi sân hận là mở đường rộng lớn, rước oán tặc vào tâm. Sở dĩ trong kinh Phật dạy rằng: “Giặc cướp công đức không gì hơn sân nhuế”.
Lại nữa, kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Phật tử khởi lên một niệm sân tâm, thì trong tất cả ác tâm không có tâm nào ác hơn nữa”.
Vì sao vậy?
(Trang 330)
Vì khởi lên một niệm sân thì phải chịu một trăm ngàn vạn sự chướng ngại.
Chướng không thấy Bồ đề.
Chướng không nghe được Chánh pháp.
Chướng làm cho sinh vào đường ác.
Chướng sinh ra nhiều tật bệnh.
Chướng bị người hủy báng.
Chướng sinh ra ám độn.
Chướng làm mất chánh niệm.
Chướng làm cho ít trí huệ.
Chướng làm cho gần ác tri thức.
Chướng không ưa việc hiền lành.
Chướng làm cho xa chánh kiến.
Cho đến xa lìa chánh giáo của Phật, vào cảnh giới của ma, trái với thiện tri thức, các căn khiếm khuyết, sinh vào các nhà làm nghiệp ác, ở nơi biên địa.
Những chướng như vậy đều do sân hận, nhiều không thể kể xiết.
Chúng con từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, lẽ ra cũng có vô lượng vô biên ác tâm sân hận, cho đến khởi sân hận không kể gì bà con họ hàng, huống nữa là đối với các chúng sanh trong lục đạo. Cho đến do sân hận mà gây ra phiền não mãnh liệt độc ác,
(Trang 331)
mà mình không tự biết. Chỉ về phần sự tướng bên ngoài không thực hiện được như ý muốn, chớ về tâm tưởng thì không có việc gì tâm không nghĩ đến.
Giá như điều ác gì tâm đã nghĩ được, đã thực hiện được như ý muốn thì không ai là không khỏi bị khốn khổ. Bởi thế cho nên một phen thiên tử (vua) nổi giận thì thây phơi đầy đường ngàn dặm.
Từ vua trở xuống thì tự do ngang tàng quấy nhiễu chúng sanh, đánh đập, trói buộc những người có tội. Ngay lúc bấy giờ thì không thể chỉ vào đâu mà nói rằng: “Ta làm lành được, chỉ sợ đánh người không đau, không nặng, không khốc liệt mà thôi”. Đó là sự ác độc của ý nghiệp chung cho tất cả loài hữu tình, trí ngu đều không khỏi. Giàu sang nghèo hèn như nhau mà chưa có một ngày nào biết hổ thẹn ăn năn. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nhận thấy phiền não sân hận của ý nghiệp rất sâu kín. Dầu chúng ta có muốn xả bỏ, nhưng gặp cảnh nó cũng sinh tâm, cùng với ác ý hoạt động, niệm niệm xúc chạm nhau, biết lúc nào thoát ly được khổ não ấy. Đại
(Trang 332)
chúng đã biết tội này không thể để yên vậy mà không lo sám hối, thì ngày nay phải khấu đầu lễ bái, tỏ hết lòng thành sám hối tội sân hận, nguyện xin trừ diệt. Mọi người phải đầu thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:
Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Vô Sở Phụ Phật.
Nam mô Nguyệt Tướng Phật.
Nam mô Điện Tướng Phật.
Nam mô Cung Kỉnh Phật.
Nam mô Oai Đức Thủ Phật.
Nam mô Trí Nhật Phật.
Nam mô Thượng Lợi Phật.
Nam mô Tu Di Đảnh Phật.
Nam mô Trị Oán Tặc Phật.
Nam mô Liên Hoa Phật.
Nam mô Ứng Tán Phật.
Nam mô Trí Thứ Phật.
Nam mô Ly Kiêu Phật.
Nam mô Na La Diên Phật.
Nam mô Thường Lạc Phật.
Nam mô Bất Thiểu Quốc Phật.
Nam mô Thiên Danh Phật.
(Trang 333)
Nam mô Kiến Hữu Biên Phật.
Nam mô Thậm Lương Phật.
Nam mô Đa Công Đức Phật.
Nam mô Bảo Nguyệt Phật.
Nam mô Sư Tử Tướng Phật.
Nam mô Nhạo Thuyền Phật.
Nam mô Vô Sở Thiểu Phật.
Nam mô Du Hí Phật.
Nam mô Sư Tử Du Hí Bồ Tát.
Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo. Nguyện xin Tam Bảo đem từ bi lực, vô lượng vô biên tự tại lực; nạp thọ chúng con tên... ngày nay hướng về tứ sinh lục đạo, cha mẹ, Sư trưởng, hết thảy bà con mà sám hối bao nhiêu oán thù do ý nghiệp đã kết lại, hoặc có oán thù hay không phải oán thù, hoặc khinh hoặc trọng, những oán đã kết rồi, nguyện xin sám hối trừ diệt, những oán chưa kết quyết không dám kết.
(Trang 334)
Nguyện xin nhờ sức Tam Bảo đồng gia tâm nhiếp thọ, thương xót, che chở cho chúng con được giải thoát.
Đệ tử chúng con tên... từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, do vì nhân duyên ác nghiệp của ý, nên đối với tứ sinh lục đạo, cha mẹ, Sư trưởng và tất cả bà con, mà kết các oán thù, hoặc khinh, hoặc trọng, ngày nay hổ thẹn, tỏ bày sám hối, nguyện xin trừ diệt tất cả oán thù.
Lại từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, y nơi gốc ba độc, khởi ra tâm tham, nhân nơi tham sử, khởi ra tham nghiệp, hoặc u ẩn hay hiển hiện, cùng tận hư không giới hễ nơi nào, lúc nào thấy người có của thì sinh tâm ác, nghĩ rằng: “Ta sẽ lấy của ấy, cho đến của cha mẹ, của Sư trưởng, của bà con, của hết thảy chúng sanh, của chư Thiên, của chư Tiên, những của ấy đều cho là thuộc về ta cả”.
Tội ác như thế vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, khởi ra sân nghiệp, ngày đêm luôn luôn thiêu đốt thân tâm không có một giờ
(Trang 335)
phút nào tạm thời dừng nghỉ. Có chút gì không bằng lòng, liền nổi giận đùng đùng, đem chúng sanh ra mà não hại đủ điều, hoặc roi gậy đánh đập, hoặc nhận chìm xuống nước, cho đến dùng cách xua đuổi (bức bách), bỏ đói khát, trói buộc treo lên trên cao, hay nhốt vào phòng tối cho đến chết.
Những tội sân hận như thế vô lượng vô biên, gây ra oán thù không thể kể xiết, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, tùy thuận vô minh, làm những việc ngu si tạo tất cả điều ác; không có trí huệ chân chính, tin theo lời tà, thọ lãnh pháp tà, những nghiệp si mê như vậy tạo ra oán thù vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, làm mười tà đạo, kết hết thảy oán thù, tạo tất cả ác nghiệp, niệm niệm phan duyên, chưa từng tạm xả, kích động sáu căn, khởi các kiết nghiệp, hoặc thời thân khẩu chưa thỏa mãn thì tâm càng thêm độc ác, cho đến giỡn cười, gây ra thị phi. Không
(Trang 336)
dùng tâm ngay thẳng làm việc theo người, thường ôm lòng siểm khúc, không biết hổ thẹn.
Những tội như vậy, vô lượng vô biên, ở trong lục đạo, chịu đại khổ não, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Đệ tử chúng con tên... từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, thân nghiệp bất thiện, khẩu nghiệp bất thiện, ý nghiệp bất thiện. Những ác nghiệp như vậy đối với Phật khởi ra tất cả tội chướng, đối với Pháp khởi ra tất cả tội chướng, đối với Bồ Tát Hiền Thánh khởi ra tất cả tội chướng. Những tội chướng như vậy vô lượng vô biên, ngày nay chí thành cầu xin sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, thân ba ác nghiệp, miệng bốn ác nghiệp, ý ba ác nghiệp, tạo ra tất cả tội ngũ nghịch, tứ trọng, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, sáu căn, sáu trần, sáu thức, vọng tưởng điên đảo, phan duyên các cảnh, tạo ra tất
(Trang 337)
cả các tội, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, đối với nhiếp oai nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiếp chúng sanh giới, phần nhiều có hủy phạm, sau này thân hoại mạng chung, phải đọa ba đường ác, ở trong địa ngục chịu vô lượng vô biên hằng sa thống khổ. Sau lại đọa vào ngạ quỷ sẽ ngu si, không hiểu biết gì, thường bị đói khát, chịu các nhiệt não, rồi lại đọa làm súc sinh, chịu vô lượng khổ, ăn uống vật bất tịnh, cơ hàn khốn khổ. Tội hết, được sinh làm người, đọa vào nhà tà kiến, tâm thường siểm khúc, tin lời tà, mất chánh đạo, chìm vào biển sinh tử không hẹn ngày ra.
Tất cả tội ác, oán thù ba đời như thế nói không thể xiết, chỉ có chư Phật mới thấy hết, biết hết. Như chỗ chư Phật đã thấy đã biết, tội báo nhiều ít, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Nguyện xin chư Phật, chư đại Bồ Tát đem đại từ bi lực, đại thần thông lực, như pháp điều phục chúng sanh lực, khiến chúng con tên... ngày nay sám hối, tất cả
(Trang 338)
oán thù liền được trừ diệt. Hết thảy chúng sanh trong lục đạo đã chịu trả oán thù rồi, hay chưa chịu trả oán thù, nguyện xin nhờ sức đại từ bi lực của chư Phật, chư đại Bồ Tát và tất cả Hiền Thánh, khiến hết thảy kẻ oán thù ấy hoàn toàn giải thoát. Từ nay trở đi cho đến ngày chứng quả Bồ đề, tất cả tội chướng hoàn toàn thanh tịnh, không sinh vào đường ác, sinh về Tịnh độ, bỏ sống oán thù, được sống trí huệ, bỏ thân oán thù, được thân kim cang, bỏ ác đạo khổ, được Niết bàn vui, nhớ ác đạo khổ, phát Bồ đề tâm, tứ đẳng lục độ thường được hiện tiền, tứ biện lục thông được tự tại như ý, dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghỉ, tu lên cho đến mãn hạnh Thập địa, trở lại độ thoát vô biên chúng sanh.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nguyện xin cho tất cả chúng sanh đời quá khứ, đời hiện tại và cùng tận đời vị lai trong bốn loài, sáu đường, đều được nhờ sự sám hối hôm nay mà thanh tịnh, đồng được giải thoát, đồng đủ trí huệ, thần thông tự tại. Nguyện xin cho các chúng sanh ấy từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, thường
(Trang 339)
thấy được Pháp thân của chư Phật khắp mười phương, tận hư không giới, thường thấy thân tử ma kim sắc, ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của chư Phật, phân tán ra khắp mười phương cứu độ chúng sanh; thường thấy chư Phật phóng bạch hào tướng quang ở giữa hai chặn mày, tế độ chúng sanh đau khổ trong địa ngục.
Lại nguyện xin cho đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, nhờ công đức nhân duyên sám hối thanh tịnh hôm nay, mà từ nay trở đi bỏ thân này thọ thân khác, cũng không vào trong địa ngục để chịu những thống khổ, tiêu hình hoại thể, trong vạc nước sôi, lò lửa nóng, không trải qua đường ngạ quỷ mà chịu các thống khổ đói khát; cổ nhỏ bằng kim, bụng to bằng trống chầu; không trải qua đường súc sinh để đền nợ cũ, trả mạng xưa, chịu các sự phanh thây xẻ thịt, lôi kéo khốn khổ.
Nếu ở trong loài người, thì thân không mắc phải bốn trăm lẻ bốn bệnh khổ não, không chịu khổ đại hàn, đại nhiệt khó nhẫn nại; không chịu khổ vì đao gươm, roi
(Trang 340)
gậy đánh đập, thuốc độc, não hại khốn khổ; không gặp phải tai nạn đói khát khốn khổ.
Lại nguyện xin đại chúng, từ nay trở đi giữ giới trong sạch, không làm ô uế đạo tâm, thường tu nhân nghĩa, niệm tưởng báo ơn, cúng dường cha mẹ như cúng dường Phật không khác, phụng sự Sư trưởng như đối chư Phật, kỉnh trọng quốc chủ như thường trú Pháp thân, đối với mọi người như mình không khác.
Lại nguyện xin đại chúng, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, hiểu thấu nghĩa lý sâu mầu của chư Phật, tâm trí không sợ hãi, rõ thông Đại thừa, thấy suốt chánh pháp liền tự khai giải, không phải nhờ ai chỉ bày, một lòng kiên cố cầu đạo Bồ đề trở lại hóa độ vô biên chúng sanh, đồng như chư Phật, thành bậc Chánh giác.
Ngày nay đại chúng ẩn thân hay hiện thân trong đạo tràng xin chứng minh cho lời phát nguyện mảy mọn sau này:
Chúng con tên... chánh nguyện:
Nguyện sinh về cảnh của Thánh nhân ở, thường hay kiến lập đạo tràng, hưng hiển cúng dường, làm lợi ích rộng lớn cho tất cả
(Trang 341)
chúng sanh. Nguyện thường được Tam Bảo từ bi nhiếp thọ, thường có thế lực giáo hóa dìu dắt được dễ dàng, thường tu hành tinh tấn, không say đắm dục lạc ở đời; thường biết các pháp đều không có tự tánh; đối với người oán kẻ thân đều đem điều lành bình đẳng hóa độ cho đến Bồ đề tâm không thối chuyển.
Từ nay trở đi, một mảy thiện tâm nào cũng nhờ thiện lực này mà thành tựu.
Lại nguyện sinh trong loài người, sinh vào nhà từ thiện; lại lập từ bi đạo tràng, cúng dường Tam Bảo, điều thiện nhỏ nhiệm nào cũng đem bố thí hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Nguyện cùng với Hòa thượng, A Xà Lê chung lo tu hành, không xa lìa nhau, trường trai khổ hạnh, tâm không ái nhiễm, không lập gia đình, trung tín thanh bạch, nhân nhượng hòa bình, tổn mình lợi người, không cầu danh lợi.
Lại nguyện xin xả thân này, không mong giải thoát, sinh trong loài quỷ thần; nguyện làm vị đại lực Hộ pháp thiện thần, tế khổ thiện thần, không cần cơm áo, tự nhiên đầy đủ.
(Trang 342)
Lại nguyện xin xả thân này, không mong giải thoát, sinh trong loài súc sanh, thường ở núi sâu hang thẳm ăn cỏ uống nước, không thấy thống khổ, khi ra khỏi rừng thì được an lành, không bị bắt nhốt trói buộc.
Lại nguyện xin xả thân này, không mong giải thoát, sinh trong loài quỷ đói nguyện thân tâm an vui, không có các điều khổ não, giáo hóa những ngạ quỷ đồng khổ, sám hối tội lỗi phát tâm Bồ đề. Lại nguyện xin xả thân này, không mong giải thoát, sinh vào địa ngục, tự biết đời trước của mình, giáo hóa những người đồng khổ sám hối tội lỗi phát tâm Bồ đề.
Đệ tử chúng con tên... nguyện thường tự nhớ sự phát tâm Bồ đề, làm cho tâm Bồ đề tương tục không gián đoạn.
Nguyện xin hết thảy chư Phật, chư Đại Bồ Tát và hết thảy Thánh Hiền cùng khắp mười phương, rũ lòng từ bi chứng giám cho chúng con.
Lại nguyện cho chư Thiên, chư Tiên, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần bát
(Trang 343)
bộ, chứng giám cho chúng con chí thành đảnh lễ quy y mười phương Tam Bảo.
Tán Thán Phật Và Chú Nguyện
Đại Thánh Thế Tôn,
Nguy nga rực rỡ.
Tam đạt chiếu suốt,
Vua trong các Thánh.
Phân thân tế vật,
Hiện tọa đạo tràng.
Trời người chiêm ngưỡng,
Thọ pháp vô cùng
Bát âm vang dội
Ma quân kinh hoàng
Oai chấn Đại thiên,
Từ hóa lưu phương.
Bi lực độ khắp,
Thâu nhiếp mười phương,
Từ hẳn tám khổ
Đến Bồ đề hương.
Cho nên gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự
(Trang 344)
Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, độ người vô lượng, hết khổ sinh tử.
Nay chúng con xin nhờ công đức nhân duyên sám hối thanh tịnh và tán thán chư Phật nguyện cho tất cả chúng sanh trong tứ sinh lục đạo, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật đều nhờ thần lực của Phật mà được tùy tâm tự tại.
Từ Bi Ðạo Tràng Sám Pháp
Quyển Thứ Sáu
HẾT
Các bài xem thêm:
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.