Làm thế nào để con không bất hiếu với cha mẹ khi về già?

Kính thưa các cụ! 
Các cụ sống cả cuộc đời này tận lực vì con, vì cháu nhưng đôi khi mình lại phiền não từ sự bất hiếu của con cháu khiến mình rất khổ. Bây giờ, mình biết đến Phật Pháp, mình nương vào giáo Pháp của Phật để cho mình không phiền não và biết cách để con cháu mình không bất hiếu với mình. 
Về vấn đề ăn uống, các cụ nói: “Mẹ bây giờ đi chùa rồi, có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít, có bát cơm và chút muối cũng được, mẹ không chê trách. Chúng mày ăn gì thì mẹ ăn nấy”. Mình nói như thế thì con mình sẽ không bị áp lực là ta phải cho mẹ bao nhiêu. Và bây giờ các cụ phải thực tập: hôm nay con mua gì thì mình ăn nấy, mình đừng bao giờ khen ngon và đừng bao giờ chê không ngon. Con mình thấy như thế thì cảm thấy mình không là gánh nặng, nó lại mua cho mẹ ăn uống nhiều hơn. Còn nếu mình chỉ cần nói: “Sao hôm nay đồ ăn thế này?”, tự nhiên con dâu, con rể mình sẽ nói ngay: “Mẹ già rồi khó tính lắm!”. Như thế, các con của mình sẽ mất đi tâm hiếu và không muốn mua cho mình ăn nữa.

Người ta thường nói mẹ già như Phật trong nhà. Khi mình dễ tính như vậy, các con sẽ rất quý mình, nó sẽ xem mình như Phật trong nhà, tức là ban phước lại cho con. Còn nếu mình khó tính, mình quá quắt thì con mình nó sẽ không kính Phật đâu. Trong trường hợp con mình biết đến Phật Pháp, nó đến chùa chỗ các Thầy, các Thầy từ bi thì nó mới kính được, nhưng về nhà lại gặp mình “ăn không nói có” thì con mình nó cũng không kính được. Cho nên, để con mình không bất hiếu với mình thì mình phải dễ tính. Thứ nhất là để cho mình không bị phiền não; thứ hai là để đỡ mất phước cho con cháu mình, vì nếu mình không quá quắt thì con mình sẽ không mất phước. Vì thế, trước đây con cũng nói với con của con rằng: “Mẹ nói thật là nuôi mẹ dễ lắm, có gì ăn nấy, không đòi hỏi. Có no ăn no, có đói ăn đói, không cho ăn không bị phiền não”.

gia-đinh

 Tuổi già làm thế nào để con cháu không bất hiếu

Còn về vấn đề ốm đau, bệnh tật, khi mình bị ốm đau thì mình bảo rằng: “Mẹ đau lắm, nhưng mẹ chịu được, các con lo việc của các con đi, lúc nào rỗi thì lo cho mẹ”. Khi mình nói như thế thì các con sẽ chăm sóc mình. Còn nếu mình nói: “Tao đẻ ra chúng mày, chăm chúng mày như thế mà bây giờ tao đau chúng mày để đấy!”. Khi đó, con mình sẽ vừa chăm mình nhưng nó vừa tức, không muốn gặp mặt mình. Đằng nào mình đau cũng đau rồi, có gớm lên cũng không giảm đau được, mà các con cũng không thương mình thêm được. Cho nên, mình hiền thì các con sẽ yêu thương mình hơn. Trong trường hợp mình bị trọng bệnh thì mình nên nói với con để cho mình chết tự nhiên, chứ đừng đưa lên bệnh viện mở khí quản ra để thở rồi kéo dài thời gian bệnh tật, nằm liệt giường mấy năm khiến cho con cái phải thay phiên nhau chăm sóc. Các cụ nói: “Mẹ bệnh già mẹ thích chết theo tự nhiên, đau vài ba hôm rồi mẹ chết. Lúc mẹ chết thì mời các cụ đến trợ niệm cho mẹ”. Như thế, mình sẽ không thành gánh nặng cho con của mình.

Về phần tài sản, các cụ nên phân chia rõ ràng trước để anh em sau này đỡ bất hòa, đỡ cãi nhau mà mất đi chữ nghĩa, sẽ làm tổn phúc của các con cháu mình. Còn ngôi nhà thì các cụ đừng vội chia ngay, nhỡ đâu vợ của các con mình đành hanh mà đuổi mình ra đường. Cho nên, các cụ phải lo tất cả vấn đề ấy từ sớm, khi mà vẫn còn minh mẫn. Các cụ nên nói là: “Nhà này mang tên mẹ, bao giờ chết thì đến thằng này…”. Hoặc khi con cái muốn các cụ nay đi nhà đứa này, mai sang nhà đứa kia để chăm sóc thì các cụ nói luôn: “Mẹ không chấp nhận việc nay đi nhà này, mai đi nhà kia. Nhà mẹ, mẹ ở. Ai cho năm trăm, ba trăm thì mẹ dùng tiền đó mua thức ăn. Mẹ không quan trọng vấn đề này. Mẹ ăn cháo trắng cũng được, mẹ thích cháo trắng”. Các cụ ăn cháo trắng cũng rất tốt, nó đào thải ra những chất độc trong cơ thể mình, chứ mình lúc nào cũng đòi hỏi “Tao thích ăn cháo tim cơ”, thì con mình sẽ bảo “Mẹ như thế này thì không thể nào nuôi được đâu”. Mình phải biết hoàn cảnh của con mình, nó còn vợ, còn chồng nên sẽ rất khó xử. Cho nên, chúng ta thương con thì thương đến cùng, hy sinh đến cùng.

Tuổi già làm thế nào để con cái không bất hiếu Về phần tài sản, các cụ nên phân chia rõ ràng trước để anh em sau này đỡ bất hòa, đỡ cãi nhau mà mất đi chữ nghĩa, sẽ làm tổn phúc của các con cháu mình
Tuổi già làm thế nào để con cái không bất hiếu Về phần tài sản, các cụ nên phân chia rõ ràng trước để anh em sau này đỡ bất hòa, đỡ cãi nhau mà mất đi chữ nghĩa, sẽ làm tổn phúc của các con cháu mình

 

Mình hy sinh cho con như thế, kiếp sau mình sinh ra mình được phước báu, đi đến đâu người ta cũng thương mình. Mình được đầu thai vào gia đình giàu có, được yêu thương, được chăm sóc. Đó chính là quả báo của mình. Cho nên, không chỉ lợi ích trong đời này cho con cháu các cụ mà vừa lợi ích trong đời sau của chính các cụ. 
Còn về đám tang thì các cụ nói ngay từ đầu: “Mẹ theo Phật rồi, mẹ thương các con nên khi mẹ mất mẹ không bao giờ về bắt các con, các con đừng nghe mấy ông thầy này nọ nói linh tinh rồi cấm không cho mẹ vào nhà. Khi mẹ mất, con cầu siêu cho mẹ ở trên chùa để mẹ về chùa. Bây giờ mẹ sống mẹ về chùa, mẹ mất mẹ cũng về chùa. Cho nên đừng bao giờ cần phải yểm mộ. Mẹ chỉ cần phát hiện ra tâm mày không thích cho mẹ về nhà là mẹ ở hẳn chùa luôn”. Và khi còn minh mẫn, mình phải viết di chúc để lại: “Khi mẹ mất thỉnh thầy chùa xem giờ, thầy chùa xem ngày, thầy chùa hạ huyệt, thầy chùa làm lễ rồi cho mẹ ra chùa để suốt ngày mẹ được ăn cháo cúng thí. Còn các con thì đi làm suốt ngày, tuần rằm thì có đĩa hoa quả nên mẹ ở chùa sẽ no hơn vì ngày nào cũng sẽ được ăn. Còn đến giỗ mẹ thì chỉ cần làm một mâm cơm chay thôi, không mất cái gì, trước làm sau ăn”. Bởi vì khi con cháu mình sát sinh để cúng tế cho mình thì một con vật chết đi vì mình sẽ đi theo và báo oán mình. Cho nên, mình phải dặn con cháu cúng chay cho mình. Mà các cụ là người tu Phật nên sẽ được đầu thai làm người rất nhanh, cho nên khi mất về chùa sẽ được ăn lộc ở chùa, được nghe kinh, lễ Phật, được tu hành để sớm đầu thai làm người.

Còn bây giờ khi vẫn còn khỏe, các cụ nên tranh thủ dễ tính, dạy các con các cháu, ở nhà trông cháu cho con mình đi làm. Khi trông cháu thì các cụ dạy chúng là: “Mẹ các con đi làm rất vất vả. Cho nên khi mẹ về con phải biết chào mẹ, biết quý mẹ và phải giúp đỡ cho mẹ con”. Lời dạy ấy sẽ khiến cho các cụ sinh được phước lành và con cái của mình sẽ rất quý mến mình, sẽ chăm sóc, yêu thương mình. Đó chính là công đức phước báu mà các cụ nhận được, sẽ khiến cho các cụ đời này được an vui, đời sau được tốt đẹp.

Chúc các cụ sẽ luôn có được những người con có hiếu và nhận được sự hiếu thuận của con cháu mình!

-
aa
+
2,386 lượt xem
30/09/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ