Làm sao để hết sân giận?

Câu hỏi

Thưa Cô Yến, con vẫn biết sân giận là sai và trong tâm của con cũng không muốn bản thân bị sân giận. Nhưng con lại không điều khiển được suy nghĩ, con không kiềm chế được cảm xúc. Vậy con phải làm sao? Con xin tri ân công đức của cô ạ.

Cô Phạm Thị Yến trả lời

"Trong cái sân giận, nó chia ra làm hai phần:
Phần thứ nhất, vì giáo dục mà người khác không tiến bộ nên mình sinh ra bực mình. Ví dụ như là cô giáo thấy học sinh học không được thì quát mắng và vụt vào tay, đấy là cái tướng bực mình. Cha mẹ mà dạy bảo con không nghe lời thì bực mình; thì cũng muốn đánh muốn quát. Đấy là một cái sân giận đưa đến thiện lành, thì điều đó nó chỉ tùy hợp vào cái trường hợp là mình dạy bảo không được thì mình mới bực mình. Cái này không lo lắng.

Phần thứ nhất, vì giáo dục mà người khác không tiến bộ nên mình sinh ra bực mình.

Phần thứ hai, đó là vô duyên vô cớ mà sân giận bất cứ lúc nào. Ở trong Phật Pháp có câu là cái tôi và cái thứ nữa là bản ngã. Sân giận ở đây thường đi đến cái tôi, đừng động vào tôi, đây là ý kiến của tôi, đây là cái này của tôi, động vào tôi là sẽ biết tay tôi. Đấy là cái sự sân giận do cái tôi. Chẳng hạn như cái cốc nước của mình đang uống dở, người khác tự nhiên uống vào cũng bực mình luôn: “Tại sao mày uống vào cốc nước của tao?”. Đấy là cái sân giận trong cái ích kỷ có cái tôi. Vì tự tôn mình cao quá, mình không bao giờ nhìn thấy mình có lỗi lầm, cho nên khi mình có lỗi lầm, người khác nhắc đến mình cái là mình không có thói quen nhìn lại mình, khiến mình sân giận ngay. Đó là do cái tôi của mình nó to quá, không lúc nào nhìn thấy cái xấu của mình mà toàn nhìn thấy nhất mình thôi.

Phần thứ hai, đó là vô duyên vô cớ mà sân giận bất cứ lúc nào.

Cho nên là khi bạn bị mắc vào cái sân giận loại thứ hai này thì bạn nên tư duy. Thứ nhất là tư duy về đạo đức, đâu là phải kính, đâu là phải nhường. Thứ hai là tư duy về lợi hại. Nếu như chỗ này mình nhường thì mình được lợi gì? Chỗ này mình tha thứ thì mình được lợi gì? Bởi vậy, trong nhà Phật, có phần là mình quán chiếu về nhân quả. Nếu mình nhường cái này thì phúc mình sẽ thế nào? Nếu mình không nhường thì nghiệp mình sẽ thế nào? Cho nên, các bạn phải quán chiếu về nhân quả thì các bạn sẽ có trí giác, trí giác sẽ làm cho các bạn đoạn trừ được sân giận, trí giác sẽ làm cho mình đoạn trừ được sân giận. Trí giác đó là về nhân quả, nhân quả thì thường phải quán về lợi hại, tức là phúc và tội.
Nếu con người sống mà rời xa tư duy, suy nghĩ thì con người ta sẽ trở nên phản xạ bản năng; mà bản năng là nghiệp lực cũ, cho nên nó sẽ tạo tác các nghiệp. Vì vậy, người ta thường phải tư duy về các mối quan hệ hiện tại của mình, đưa ra các tình huống ứng xử, làm sao có lợi ích cho mình trong nhân quả và lợi ích trong hiện tại. Từ sự tư duy này, mình sẽ phân biệt được ra người xấu và mình sẽ cắt đứt được mối quan hệ với những người xấu một cách rất dễ dàng.

Lấy gì để kiềm chế được sân giận?

Thường trong Phật Pháp nói “từ bi” để chuyển hóa được sân giận. Đó là quán nhân duyên hiện tại của mình qua các mối tương quan giao tiếp và để cho mình thiết lập các mối quan hệ, để cho mình làm chủ bằng sự tha thứ, yêu thương, cho đi. Trong sự yêu thương, tha thứ và cho đi; tự nhân quả sẽ cho mình nhận lại rất nhiều. Ví dụ: Mình tha thứ, mình yêu thương, mình cho đi; mình nhận lại một đứa con có hiếu, đó là cái mình cần. Mình tha thứ, mình yêu thương, mình cho đi, sẽ nhận ra các cái mối quan hệ giúp được mình trong những lúc mà mình cần kíp. Đấy là do nhân quả nó tự vận hành, còn cái chúng ta chủ động chỉ là tư duy các mối quan hệ hiện tại và cách ứng xử sao cho nó có cái nhân quả thiện thì chúng ta sẽ bỏ được sân giận rất là nhanh."

Xem thêm: Làm Sao Để Bình Tĩnh Và Điềm Đạm?

-
aa
+
1,674 lượt xem
11/06/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ