[Video] Giải đáp thắc mắc của các bạn học sinh - sinh viên

-
aa
+

Câu hỏi 1: Mẹ ở nhà nội trợ, đồng ánh và cũng phải lo nghĩ nhiều công việc trong gia đình. Hơn một năm trước, em gái đi lấy chồng sớm. Từ đó, cứ đi ra ngoài là mẹ nghe được mọi người đàm tiếu về gia đình nên sinh bệnh. Bản thân là con trai cả trong gia đình, nên làm thế nào để khuyên mẹ bớt lo nghĩ nhiều, bớt sinh bệnh, buồn phiền?

Câu hỏi 2: Trong Luật Giáo dục, điều 19 là không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thì việc đến trường rủ các bạn về chùa thì có phải là vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi 3: Khu vực đang sinh hoạt có nhiều bạn không theo đạo Phật nhưng rất muốn tham gia vào CLB Tuổi Trẻ và về sinh hoạt hàng tháng. Có những bạn nói dối bố mẹ để tham gia và khi biết, bố mẹ bạn đã ngăn cản và phản đối rất gay gắt. Mặc dù vậy, bạn có tâm sự là bạn rất muốn tham gia sinh hoạt vì các bạn thấy mình được nhiều lợi ích khi tham gia. Các bạn trong trường hợp đó nên làm như thế nào?

Câu hỏi 4: Có một số bạn đăng không đúng thì có được nhắc với mục đích tốt nhưng nhiều thì các bạn cảm thấy khó chịu và có những phản ứng gay gắt. Những bạn nhắc có chia sẻ là thấy khúc mắc ở vấn đề đó và thấy sai không nhắc cũng khổ tâm. Làm thế nào để người nhắc vừa hài hòa được hai bên mà đúng tinh thần lục hòa đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Câu hỏi 5: Bố mẹ bạn làm nông dân. Cách đây khoảng 6 năm, dòng họ có xây một cái đền để trả lễ vì năm xưa lấy đồ của đền ấy. Trong thời gian xây dựng, bác trong họ đã mất. Hiện tại, bà của bạn đang bị tâm thần. Không biết nhân gì mà gia đình bị như vậy và cần tu tập như thế nào để giảm bớt nghiệp?

Câu hỏi 6: Làm thế nào để duy trì số lượng khóa sinh tu tập về thường xuyên? Bản thân đã cố gắng, ngay với những người bạn của mình, bạn cũng cố gắng khuyên nhủ: “Về chùa vui lắm. Về chùa tu tập được rất nhiều lợi ích…” Nhưng không hiểu sao các bạn vẫn không tu tập thường xuyên. Mong được đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

Câu hỏi 7: Trong đội ngũ leader, có các bạn độ tuổi vẫn còn trẻ như sinh năm 2000, 1999. Ngoài ra, có những anh chị và cô chú thuộc độ tuổi rất lớn và đã đi làm, thuộc các đạo tràng. Nếu trong đội ngũ leader này, giữa hai độ tuổi có tâm lý, trải nghiệm và kinh nghiệm sống khác nhau, nên khi thảo luận và bàn bạc các công việc xảy ra một số mâu thuẫn về quan điểm, tư tưởng. Trong trường hợp đó nên làm thế nào và xử lý ra sao để mọi người nói ra được những điều chưa đồng tình trong tâm, tránh trường hợp không đồng tình, không nói ra mà chỉ giữ trong lòng bức xúc riêng và truyền tai nhau thì không giải quyết được, lúc này sẽ gây ra mâu thuẫn nội bộ. Và thật sự, có những vấn đề chưa hiểu, chưa có người giải thích cho, nên mong được chỉ dạy cách làm việc, cách để có thể cùng nhau góp ý, cùng nhau tu tập lục hòa theo đúng tông chỉ của chùa?

Câu hỏi 8: Trong quá trình làm việc trong CLB Tuổi Trẻ, chúng con là thân nữ được chỉ dạy là giữ khoảng cách với chư Tăng, không tiếp xúc gần với chư Tăng nhiều để tránh làm cho chư Tăng động tâm, cũng như là ảnh hưởng đến việc tu hành. Nhưng trong quá trình làm việc, con cũng có nhận thấy là có rất nhiều vấn đề khó khăn và gấp rút, chúng con cần phải xin ý kiến gấp từ Sư Ông chủ nhiệm, nếu như mà phải đưa thông tin và truyền thông tin qua một người trung gian để bạch đến Ông sẽ có một số bất cập. 

- Bất cập đầu tiên, với tính chất công việc có thể gấp gáp nhưng do sự truyền đạt của người trung gian hoặc hiểu sai ý của người truyền đạt trung gian, thì sẽ không truyền đạt hết ý của công việc đó. 

- Vấn đề thứ hai, có thể thời gian phải chờ đợi được sự chỉ dạy của trên Ông cũng rất lâu. 

 - Thứ ba, chúng con cũng lo rằng là trong quá trình truyền đạt, nếu như truyền đạt trực tiếp vậy mà chúng con lại khởi cái tâm xấu, tâm không phải là tâm ái kính với chư Tăng mà không biết thì phải làm sao? 

Do đó, chúng con rất lo lắng trong quá trình làm việc. Trong những trường hợp truyền tải trực tiếp như vậy thì nên làm sao cho đúng?

Câu hỏi 9: Trong CLB Tuổi Trẻ, khi họp thì mọi người cùng đưa ra những ý kiến của bản thân, sau đó đi đến thống nhất. Nhưng bởi vì mỗi người có những quan điểm khác nhau nên sau khi thống nhất, bản thân thấy có một số bạn chưa hài lòng với sự thống nhất ấy. Tuy nhiên, các bạn lại chưa nói ra, chưa bộc bạch. Làm thế nào để các bạn có thể nêu ra những quan điểm của mình, kể cả sai hay đúng, để mọi người cùng thảo luận, đi đến được sự thống nhất.

Câu hỏi 10: Mới lên đại học, lúc ở phòng trọ với các bạn thì thấy mình hay bị nói lắp, nói mớ. Tưởng là do mới lên không quen nên bị nói mớ, nhưng một năm nay, vẫn hay nói mớ, thỉnh thoảng bị cười làm các bạn cùng phòng rất sợ. Làm thế nào để chuyển nghiệp đó ạ?

Câu hỏi 11: Khu vực sinh hoạt của bản thân ở xa, thường di chuyển đến chùa mất khoảng ba tiếng đến ba tiếng rưỡi mà đi từ sớm và về lúc tối muộn. Có nhiều bạn say xe và đi như thế bị mệt. Thứ nhất là việc hoạt động, sự tu tập và học hỏi trong ngày đó không được hiệu quả cao. Thứ hai sẽ ảnh hưởng việc học tập và công việc của ngày hôm sau. Trên xe, các bạn say như thế thì thương và có lập ra một Ban Đời sống để chăm sóc các bạn nhưng cũng không giúp được nhiều. Có thể làm công tác tư tưởng hay có thể làm gì để cho các bạn đỡ say xe hơn để về chùa học hỏi được nhiều lợi ích?

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

795 lượt xem
31/01/2019
0

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.