Duyên tu hay nghiệp chướng

Câu hỏi:
Con thưa cô, con thấy có bạn hỏi câu hỏi này mà con cũng có cùng thắc mắc với họ ạ, mong cô trả lời giúp để chúng con được hiểu ạ: "Tại sao Cô thỉnh oan gia cho người khác mà không thỉnh được cho mình để bị bôi nhọ danh dự, bị xuyên tạc, hàm oan như thế ạ. Cô tu hành lâu như thế thì nghiệp chướng chắc giải được nhiều rồi chứ ạ. Lẽ ra từ giờ đến cuối đời an lạc rồi ạ. Sao mất công kiện cáo làm gì Cô. Người ta bị giết cũng là do nghiệp trước mang tội. Anh hùng liệt sĩ chết cũng là do nghiệp sát sinh từ kiếp trước. Vậy Cô có nhìn ra kiếp trước của mình không ạ?"
 
Câu trả lời:
Cô chào em! 
Cô cũng tiếp nhận được rất nhiều câu nói có ý như câu hỏi của em. Nếu em chưa phải là đệ tử của Phật, thì em nên tham khảo giáo lý trong Đạo Phật về Nhân - Duyên - Quả, em mới hiểu được, nếu em không tìm hiểu, thì mãi mãi chỉ là một thắc mắc trong lòng, nên cô rất hoan hỉ với sự tìm hiểu bằng cách hỏi của em. 
 
Cô sẽ đưa các ví dụ cụ thể bằng các câu chuyện khi Phật độ chúng sinh, để em tham khảo và tư duy: 
Thời Đức Phật còn tại thế, khi Ngài thuyết Pháp cứu độ chúng sinh, có rất nhiều việc mà có nhiều người cho đó là ác nạn, chúng ta cùng phân tích xem đó có được gọi là ác nạn của Phật không nhé, cô lấy ba trường hợp để làm ví dụ là:

1. Ngoại đạo hại Phật và Tăng đoàn

Ngoại đạo giết người, đem xác vào chôn trong tinh xá (chùa), để vu vạ cho Phật và chư Tăng, với ý định để vua quan bắt bỏ tù cùng các hình phạt cho Phật và chư Tăng. Nhưng kết quả cuối cùng sau khi điều tra, sự việc sáng tỏ, nên ngoại đạo đã bị xử đúng tội. 
Cô phân tích:
- Khoảng thời gian đầu, khi bị vu oan như vậy, thì dân chúng có lên án và chửi bới Đức Phật và chư Tăng không? Chắc chắn là có.
- Thời gian đó, ngoại đạo có kích động vua quan và dân chúng tẩy chay Phật và chư Tăng không? Chắc chắn là có.
- Lúc đó ngoại đạo có kích động và cùng dân chúng có kêu gọi vua quan xử nghiêm Phật và chư Tăng không? Chắc chắn là có.
- Lúc đó có thể có một số các quan và ngoại đạo cùng dân được đà lấn lướt Phật và chư tăng không? Chắc chắn là có.
- Quan và dân cả nước vì không hiểu rõ sự việc, nên đã bị mắc mưu của ngoại đạo mà có những hành động hạ nhục Phật và tăng đoàn không?
Chắc chắn là có.
- Để tìm ra một vụ án được dàn dựng công phu có lâu không? Chắc chắn là phải mất không ít thời gian.
- Khoảng thời gian đó Đức Phật và chư Tăng có phải chịu sự xét hỏi do nghi vấn của vua quan không? Chắc chắn là có.
- Khoảng thời gian đó, Đức Phật và chư Tăng đi ra ngoài để khất thực (xin ăn), thì có bị ngoại đạo kích động dân chúng chửi bới xua đuổi Phật và chư Tăng không? Chắc chắn là có......
Gặp chuyện này, Phật và chư Tăng có bị phiền não và đau khổ không? Chắc chắn là không và chắc chắn các Ngài luôn khởi tâm từ bi với những chúng sinh đang tạo nghiệp, vì các Ngài biết họ sẽ thọ chịu quả báo khổ sau này.
Khi được hỏi, chắc chắn là Phật, chư Tăng cùng Phật tử luôn nói thật.

2. Ngoại đạo hại riêng Phật (1 người)

Ngoại đạo âm mưu dàn dựng, cho một cô gái trong suốt hơn một năm liền, cứ buổi tối đi vào Tinh xá (chùa), để cho những người Phật tử làm công quả tại Tinh xá (chùa) nhìn thấy cô gái đi vào lúc trời tối, khi trời vừa sáng cô gái lại đi về, để cho Phật tử nhìn thấy cô gái đi về vào lúc trời sáng. Cô gái ngoại đạo này, đã giả vờ làm bụng chửa giả to dần lên, để gây sự nghi ngờ của phật tử đối với Phật trước, sau đó vào một buổi Đức Phật thuyết Pháp đông thính chúng, cô gái với cái bụng chửa giả 7 tháng, liền đứng dậy nói to rằng: "Ông Cù Đàm (tên của Phật), ông là người không ra gì, ông đã làm tôi có chửa mà không nhận, ông xấu xa như vậy, ông có đạo hạnh gì mà dạy người!". Liền khi đó, Cái bụng chửa giả kia vì có nhân duyên mà bị tuột xuống đất, khiến cho cô gái ngoại đạo này bị lộ rõ sự thật. 
Cô phân tích:
- Trong thời gian cô gái ngoại đạo làm cho cái bụng to dần lên, thì cô gái và ngoại đạo kia, có tự mình tung tin là có chửa với Phật không? Chắc chắn là có.
- Trong thời gian cô gái ngoại đạo làm cho cái bụng to dần lên và nửa kín nửa hở nói là do ngủ với Phật, thì những đồng bọn của cô gái, có đi rêu rao kích động dân chúng và Phật tử khởi nghi ngờ cho Phật không? Chắc chắn là có.
- Ngoại đạo có đi rêu rao rằng đức Phật và Tăng chúng là người không ra gì, bằng tất cả ngôn từ thế gian không? Chắc chắn là có.
- Ngoại đạo có dùng tiền để mua chuộc một số quan không tốt, để những vị quan này kích động dân chúng hành xử không tốt với Phật và chư Tăng không? Chắc chắn là có.
- Quan và dân cả nước vì không hiểu rõ sự việc, nên đã bị mắc mưu của ngoại đạo mà có những hành động hạ nhục Phật và Tăng đoàn không? Chắc chắn là có.
- Trước ngày mà cô gái nói ra ở hội chúng, thì ngoại đạo có đi rêu rao rằng: Đến ngày hôm... mọi người đến dự để biết bộ mặt thật của Phật và Tăng chúng không? Chắc chắn là có.
- Chuyện này do thời gian dài như vậy và ngoại đạo có chủ ý đưa thông tin đến cho vua và quan không? Chắc chắn là có.
- Khi nghe tin như vậy, thì vua và quan có còn tôn trọng ủng hộ cho Phật và chư Tăng không? Chắc chắn là không...
- Trong thời gian đó Phật và chư Tăng, có gặp những chuyện phiền phức không? Chắc chắn là có...
Gặp chuyện này, Phật và chư Tăng có bị phiền não và đau khổ không? Chắc chắn là không và chắc chắn các Ngài luôn khởi tâm từ bi với những chúng sinh đang tạo nghiệp, vì các Ngài biết họ sẽ thọ chịu quả báo khổ sau này.
Khi được hỏi, chắc chắn là Phật, chư Tăng cùng Phật tử luôn nói thật.

3. Ác Tăng hại riêng Phật làm hệ lụy đến Tăng đoàn

Câu chuyện ông Đề Bà Đạt Đa, sau khi tu tập đắc được ngũ thông (5 thứ thần thông), ông ta ngã mạn với sự tu tập của mình, mà sinh tâm đố kỵ với Phật và khởi âm mưu hại Phật để lãnh đạo Tăng đoàn.
Từ âm mưu đó, Đề Bà Đạt Đa đã bịa đặt chuyện nói xấu Phật với vua A Xà Thế. Cũng vì ác nghiệp của vua A Xà Thế là muốn chiếm ngôi của vua cha, Đề Bà Đạt Đa đã giúp A Xà Thế đoạt được ngôi vua, nên vua A Xà Thế đã nghe lời Đề Bà Đạt Đa làm các việc ác với Phật và Tăng đoàn. Vua đã ra lệnh nhân dân trong cả nước, xua đuổi Phật và Tăng chúng, nên khi Phật và Tăng chúng đi khất thực, nhân dân đã dùng gậy, đất, đá tấn công vào Tăng đoàn... Phật và chư Tăng không khất thực được đồ gì ăn, nên Phật sai ngài Mục Kiền Liên dùng thần thông đi khất thực ở nơi khác mang đồ ăn về cho chư Tăng.
Đề Bà Đạt Đa cùng vua A Xà Thế, không hại được Phật và chư Tăng bằng cách hạ nhục, xua đuổi, chết đói. Đề Bà Đạt Đa cùng vua A Xà Thế liền nghĩ ra cách mời Phật và chư Tăng vào cung để cúng dường, Đề Bà Đạt Đa cùng vua A Xà Thế cho voi uống rượu say để dẫm húc chết Phật. Nhưng khi voi say chạy đến chỗ Phật, do oai đức của Phật nên voi say không những không dẫm đạp Phật, mà còn liền quỳ xuống, và Phật đã độ được cho vua và quần thần cùng dân chúng hiểu rõ sự thật về Đề Bà Đạt Đa. Cuối đời Đề Bà Đạt Đa Bị quả báo bệnh tật lở loét hôi thối, chết trong thảm cảnh Đất Nứt (ngày nay gọi là động đất), bị tụt vào lòng đất và đọa địa ngục.
Trong thời gian Đề Bà Đạt Đa làm các việc ác, Đức Phật đã cho ngài Mục Kiền Liên và ngài Xá Lợi Phất đến khuyên can, nhưng Đề Bà Đạt Đa không nghe lời và hậu quả là bị quả báo khổ như vậy.
Cô phân tích:
- Thời gian Phật và chư Tăng bị hại như vậy, dài hay là chỉ là một ngày? Chắc chắn là dài chứ không thể là một ngày. 
- Trong thời gian đó, Đề Bà Đạt có tìm mọi cách để hạ nhục Phật không? Chắc chắn là có.
- Trong thời gian đó, Đề Bà Đạt Đa có lớn tiếng trong triều và giữa đông đảo nhân dân mà sỉ nhục Phật không? Chắc chắn là có.
- Quan và dân cả nước vì không hiểu rõ sự việc, nên đã bị mắc mưu của Đề Bà Đạt (Sư) mà có những hành động hạ nhục Phật và Tăng đoàn không? Chắc chắn là có.
Gặp chuyện này, Phật và chư Tăng có bị phiền não và đau khổ không? Chắc chắn là không và chắc chắn các Ngài luôn khởi tâm từ bi với những chúng sinh đang tạo nghiệp, vì các Ngài biết họ sẽ thọ chịu quả báo khổ sau này.

Kết:
Cô kết ba ý: 
+ Có phải là nghiệp không? 
+ Có biết trước nghiệp không? 
+ Chết do nghiệp có đúng không ?

1. Vậy tất cả các sự việc từ ngoại đạo cho đến ác tăng, làm hại riêng Phật, làm hại chung Tăng đoàn, có phải là nghiệp ác của Phật và chư Tăng do tu tập mà bị quả báo như vậy không?

Để trả lời câu hỏi này, ta nên nhìn vào kết quả tự độ (lợi mình) và độ tha (lợi người):
- Đối với Tăng đoàn (tự độ)
Phật càng được tôn kính và chư Tăng tâm không bị phiền não. Chư Tăng nào chưa chứng đắc thì có duyên để tu, làm tăng thêm đạo hạnh, đó là duyên để chư Tăng tu, như người đi học được kết quả cao đủ được dự các cuộc thi mới, đó chính là phúc báu là cơ hội thăng tiến, chứ không phải quả báo khổ của Phật và chư Tăng, cũng như học sinh được vào dự thi là người có phúc chứ không phải là bị gặp tai hoạ quả báo sấu.
- Đối với chúng sinh (độ tha)
Vua vì nghiệp hại cha mẹ, mà sẽ đoạ địa ngục, nhưng nhờ duyên này mà giác ngộ sám hối nên thoát nghiệp. Nhân dân cũng do sự việc sáng tỏ mà sám hối tinh tấn cúng dường hộ trì Tam Bảo mà thoát nghiệp tăng phúc. Người ác và người thiện luôn hiển hiện nơi đời, người ác luôn tìm cách hại người thiện và người ác luôn hại lẫn nhau, vì cõi này vốn là như vậy. Cũng như thế, Phật và chư Tăng thanh tịnh vẫn hiển hiện ở đời, những kẻ ngoại đạo và những kẻ có ác nghiệp với Tam Bảo, kẻ đố kỵ vẫn hiển hiện ở đời và luôn tìm cách hại người thiện, hại Tăng đoàn thanh tịnh. Nhưng trong duyên đó, do lòng từ của chư Phật cùng chư Tăng, sẽ có người ác được độ, để chuyển hóa, nhưng cũng có những người do ác nghiệp sâu dày nên vẫn tiếp tục tạo nghiệp để sau này sẽ thọ khổ báo giống như Đề Bà Đạt Đa, ta ví người ác không chịu dừng tạo nghiệp ác kia, như chiếc xe trượt bờ vực, cứ thế mà lao xuống vực, không thể có duyên dừng lại được.

2. Đức Phật biết trước tất cả, nhưng Ngài cũng biết được cả lợi ích sẽ có từ nhân duyên tự độ và độ tha của tăng đoàn, nên Ngài rất định tĩnh 

Pháp giới này được tồn tại, là do trùng trùng duyên khởi bởi sự sinh diệt, trong một duyên có thể có chúng sinh diệt được ác nghiệp, sinh thiện nghiệp; nhưng cũng có chúng sinh bị sinh ác nghiệp, diệt thiện nghiệp. Thế nên luân hồi cứ tương tục mãi, quả đến thời thì chín, nghiệp ác đã tạo đủ duyên phải thọ khổ. Là người Phật tử, nên quán chiếu về khổ luân hồi, mà quyết tâm bỏ ác hành thiện

3. Chết do nghiệp có đúng không?
Theo dân gian có câu: Sống mỗi người mỗi nghề, chết mỗi người mỗi nghiệp. Nên theo dân gian cô thấy cũng đúng, đã có ai phản đối câu này đâu, nếu nói là sai, thì ai sẽ là người lên án câu nói này, rồi còn: nghề nào nghiệp ấy nữa...
Theo lý Nhân - Duyên - Quả của đạo Phật, cô trả lời đúng giáo lý. Vì tự do tín ngưỡng, nên cô trả lời theo tín ngưỡng Phật giáo mà cô đang theo là phù hợp.
Cô lấy ví dụ cho em tham khảo, em sẽ tự có câu trả lời cho câu hỏi của em về việc của chùa Ba Vàng và Cô, trong sự việc vô lương tâm của nhà báo đầu năm 2019 này nhé.
Cô không trả lời rõ về việc của cô và chùa trong câu hỏi của em, để ai đọc được bài này, sẽ có cơ hội tăng trưởng trí phân tích (tuệ phân tích), qua liên hệ từ chuyện của Phật và Tăng đoàn.

 

-
aa
+
1,377 lượt xem
25/05/2019

Bình luận (1)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    05/08/2022
    Propecia Side Effects Bumps buy cialis online reviews