Đường link tụng kinh – nghe Pháp – ngồi thiền số 1 (Nghi thức tu tập Kỷ niệm ngày Bồ Tát Phổ Hiền đản sinh)

Xem Nghi thức tu tập Kỷ niệm ngày Bồ Tát Phổ Hiền đản sinh (vía Đức Phổ Hiền ngày 21/2 Âm lịch) tại link: https://phamthiyen.com/nghi-thuc-tu-tap-ky-niem-ngay-bo-tat-pho-hien-dan-sinh-via-duc-pho-hien-ngay-21-2-am-lich/

1. Đối tượng

+ Nhân dân và Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa

+ Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa

2. Các văn bạch

Văn Bạch Trước Khi Tụng Kinh: Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này con/chúng con xin phép tụng kinh (đọc tên bài kinh)…

Văn Bạch Trước Khi Nghe Pháp: Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này con/chúng con xin phép nghe Pháp (tên bài Pháp)…

Văn Bạch Trước Khi Ngồi Thiền: Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này con/chúng con xin phép ngồi thiền, theo đề mục (đọc đề mục quán theo ngày tu tập):…
Con/chúng con xin được sự gia trì của Tam Bảo, chư Thiên, chư Thần Linh, (Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa đọc thêm: chư linh Thần hộ trì) và xin thỉnh các chúng có hữu duyên nơi đàn tràng này cùng tùy duyên tu tập.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Văn Bạch Xả Thiền:
(Ba tiếng chuông; chắp tay)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con/chúng con xin xả thiền.

Ngày 1

– Tụng kinh: Bài kinh (ấn vào tên bài)Bài kinh: Bồ Tát Phổ Hiền quyết định được thọ ký

– Nghe Pháp: Video (ấn vào tên bài)Quán chiếu để thực hành các công đức được Đức Phật thọ ký

– Ngồi thiền: Đề mục quán:

1. Nghĩ đến công đức to lớn của Bồ Tát làm lợi ích cho chúng sinh, làm sao để mình phát được tâm Bồ Đề, thực hành lục hòa, phát được nguyện tu lục hòa để tích tập các công đức Bồ Đề, cầu vô thượng Bồ Đề.

2. Hướng tâm cảm niệm ân đức vĩ đại của các bậc Bồ tát: Chúng ta thực hành một chút vô ngã để tạo công đức Ba la mật còn thấy khó khăn, mà các Ngài hóa hiện vô số thân, chịu khổ trong các kiếp để giáo hóa chúng sinh phát tâm Bồ Đề.
=> Từ đó, cảm niệm công đức vô lượng vô biên của các Đức Phật, vì các bậc Bồ tát là tiền thân của các Đức Phật.

3. Tri ân Sư Phụ, chư Tăng, các đạo hữu:
– Sư Phụ đã kiến lập pháp hội đạo tràng cho chúng ta tu hành. Nếu không có Sư Phụ, chư Tăng, chúng ta không có sự học hỏi, hiểu biết.
– Các đạo hữu xung quanh đã giúp đỡ, sách tấn chúng ta trên con đường tu học.

Ngày 2

– Tụng kinh: Bài kinh (ấn vào tên bài)Bài kinh: Hạnh nguyện Bồ Đề của Bồ Tát Sư Tử Hương

– Nghe Pháp: Video (ấn vào tên bài)Quán chiếu để tích tập công đức được Đức Phật thọ ký mai sau

– Ngồi thiền: Đề mục quán:

1. Tư duy về công đức phát nguyện của Đức Phổ Hiền Bồ tát.
2. Tùy hỷ với các Phật tử tu lục hòa để tích tập các công đức Ba la mật
3. Mong nguyện bao giờ được Đức Phật thọ ký thì sẽ phát được đại nguyện như Đức Phổ Hiền Bồ tát.

Ngày 3

– Tụng kinh: Bài kinh (ấn vào tên bài)Bài kinh: Bồ Tát Phổ Hiền quyết định được thọ ký

– Nghe Pháp: Video (ấn vào tên bài)Quán chiếu về giá trị của Pháp để phát đại nguyện

– Ngồi thiền: Đề mục quán:

1. Quán chiếu sự phát nguyện của Bồ tát Phổ Hiền và của các vị Bồ tát.

2. Quán chiếu sự phát nguyện của chính mình từ trước đến nay: vì mong cầu cho mình hay vì mong cầu cho Phật Pháp, cho chúng sinh.

3. Quán chiếu về sự khác biệt giữa phát nguyện của Bồ tát và chúng sinh thông qua phát nguyện cũ của mình: Phát nguyện của Bồ tát là vô ngã, Ba la mật vì lợi ích chúng sinh; còn phát nguyện của chúng ta vì bản ngã: tôi và của tôi.

4. Sinh tâm hổ thẹn vì từ trước đến nay chúng ta toàn thích bản ngã, không có Ba la mật. Từ đó, hướng tới mong nguyện sớm phát sinh nhân duyên được thực hành lục hòa để giác ngộ được các công đức Ba la mật và sớm đủ duyên phát nguyện Bồ Đề, thực hành nguyện Bồ Đề theo công hạnh: “Phát tâm Bồ Đề, hộ trì Tam Bảo, chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian, cầu Vô Thượng Bồ Đề”.

-
aa
+
1,059 lượt xem
12/05/2022

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ