Đúng hay sai khi thờ chung gia tiên trên một bát hương?

Thờ cúng tổ tiên là phong tục đã có từ lâu và mang ý nghĩa biểu trưng cho sự biết ơn, lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Vì vậy trên bàn thờ của các gia đình thường có đặt các bát hương để tưởng nhớ gia tiên. Nhưng vì chưa biết đến Phật pháp, nhiều gia đình đã bị sai lầm về số lượng bát hương để thờ gia tiên. Vậy thờ gia tiên như thế nào cho đúng, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Gia Đình Con Gộp Chung Một Bát Hương Gia Tiên

Câu hỏi: Con bạch Cô! Nhà cô con trước đây trên bàn thờ có thờ hai bát hương: Một bát thờ bên nội, một bát thờ bên ngoại. Nhưng cô con có được nghe giảng pháp của Thầy là nên thờ ba bát hương bát thứ nhất là thờ Phật, bát thứ hai thờ chư Thiên, chư Thần, bát thứ ba là thờ tổ tiên. Cô con có nghe được Thầy giảng như vậy nên đã về nhà giải đi một bát hương thờ bên nhà ngoại và thờ chung cùng với trong một bát hương bên nhà nội. Như vậy cô con làm như thế có phạm lỗi gì không? Xin Cô hoan hỷ chỉ dạy giúp cho cô con. Con xin tri ân công đức của Cô!

Chỉ Cần Cúng Tế Đúng Pháp

Cô trả lời: Đức Phật dạy trong bài Kinh "Thờ cúng" cõi ngạ quỷ (hương linh) họ nhận được đồ ăn nhờ sự cúng tế đúng pháp của mình.
Cô cháu thờ gia tiên bên nội, bên ngoại chung một bát hương là đúng vì bát hương chỉ là nơi hướng tâm để chúng ta mời thỉnh mà thôi. Còn gia tiên về nhận được phải gồm hai yếu tố: Phúc báo của họ và sự cúng tế đúng pháp của mình (không sát sinh).

Ví dụ đơn giản cho cháu dễ hiểu: Gia đình mình có việc mời ông bà nội và ông bà ngoại đến ăn cỗ thì ông bà nội sẽ ngồi chung với ông bà ngoại một mâm để còn hàn huyên, bàn bạc các chuyện nhằm giúp đỡ con cháu. Cháu yên tâm nhé, việc này là đúng đạo đức làm con cháu rồi.

Xem thêm: Cách Sắp Xếp Bàn Thờ Tại Gia

-
aa
+
1,175 lượt xem
28/10/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ