Chuyến hoằng Pháp ở Nhật: Những chuyện chưa kể

15h ngày 15/4/2023, sân bay Haneda (Tokyo, Nhật Bản) dường như nhộn nhịp hơn thường ngày. Một nhóm khoảng gần 100 người Việt Nam háo hức cầm băng rôn, hoa,... đứng xếp hàng chờ.

Nhìn sự trọng thể và mừng vui đó, có thể nhiều người sẽ nghĩ, máy bay hôm nay chắc phải chở những hành khách thực sự quan trọng và đặc biệt.

17h30, những hành khách ấy cuối cùng cũng xuất hiện, đúng thật đặc biệt với màu y vàng và màu áo nâu giản dị. Đó là Thầy Thích Trúc Thái Minh, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng.

hoang-pha-tai-nhat-ban
Màu y vàng và màu áo nâu giản dị tại sân bay Haneda
phat-tu-don-doan-tai-nhat
Rất đông Phật tử đã có mặt tại sân bay từ sớm để đón đoàn

10 ngày trên đất Nhật, là 10 ngày những đôi chân ấy bước đi trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, mang Phật Pháp đến gần hơn với những người con Việt xa quê hương và kết nối Phật giáo quốc tế.

Phật Pháp với thế hệ người Việt trẻ tại Nhật Bản

Nhìn hội trường rộng lớn chật kín tại Tokyo, Toyota (Aichi), chùa Đại Nam (Hyogo), chùa Kokutai (Hiroshima), Fukuoka,... hóa ra có nhiều người hướng Phật đến thế, lại phần đông là người trẻ. Thật mừng khi thế hệ trẻ hướng thiện, muốn tìm về bản thể thân tâm, sống sâu sắc hơn,...

Các Phật tử trong đạo tràng Phật tử xa xứ Tokyo - Hokkaido đã phải thay đổi địa điểm giảng Pháp của Thầy Thích Trúc Thái Minh sang một hội trường lớn hơn. Ban đầu, số lượng dự tính là khoảng 300 người, gần ngày Thầy và Cô đến, số người lên đến hàng ngàn.

Cũng vậy, hội trường giảng Pháp ở Toyota và Fukuoka đều phải thay đổi địa điểm do số lượng người đăng ký tham gia quá lớn so với dự tính ban đầu.

su-phu-giang-phap
Hội trường đông kín người (phần lớn là người trẻ) tại Tokyo

Các buổi giảng Pháp chính được tổ chức tại 5 tỉnh/thành phố là Tokyo, Toyota - Aichi, Himeji - Hyogo, Hiroshima, Fukuoka. Nhiều người nghe tin về chuyến hoằng Pháp, đã từ các tỉnh, các vùng miền trên khắp Nhật Bản, đi những chặng đường dài để đến gặp Thầy, gặp Cô.

Vũ Thị Thanh Loan là một trong số những bạn trẻ đó. Đang sinh sống ở thành phố Nagahama tỉnh Shiga, chưa đến Aichi bao giờ, cũng không biết đường; bạn đã đến Aichi từ tối ngày hôm trước vì sợ rằng hôm sau không kịp đến buổi giảng Pháp.

May mắn kết nối được với một người chị trong đạo tràng Phật tử xa xứ, bạn đến nhà chị ngủ qua đêm, dù bạn không sinh hoạt trong đạo tràng và hai chị em chưa hề biết nhau trước đó. Vậy là, bạn đã có thêm một người chị tại nơi xa xứ - mà theo bạn, hai chị em thân thiết, không có khoảng cách đến lạ kỳ.

cac-ban-tre-sinh-song-tai-nhạt
Nhóm bạn trẻ từ nhiều tỉnh của Nhật Bản đi tàu đến Toyota (Aichi) để nghe Thầy giảng Pháp và gặp Cô trực tiếp (Bạn Vũ Thị Thanh Loan mặc áo khoác trắng đứng ngoài cùng bên trái)

Cơ duyên đến với những người nước ngoài tại Nhật Bản

Trên đường đi hoằng Pháp, Thầy và Cô đã gặp nhiều người Nhật, những người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật, hoặc những người đến Nhật du lịch. Khi nghe tin Thầy và Cô đến, hoặc tình cờ gặp gỡ trên đường, họ đã thể hiện sự kính trọng, kính mến dành cho Thầy, chư Tăng và Cô - những sứ giả của Đức Thế Tôn.

Một cặp vợ chồng người Nhật - là thầy cô giáo của một Phật tử trong đạo tràng Phật tử xa xứ. Hai thầy cô đã mở lớp tình nguyện dạy tiếng Nhật miễn phí cho người Việt ở Nhật.

Họ đã đến gặp và cúng dường Thầy cùng Tăng đoàn khi biết tin về chuyến hoằng Pháp. Lần đầu được cúng dường chư Tăng đi khất thực, họ đã tự tay chuẩn bị món chè rất ngon và cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc - một tâm trạng họ chưa từng gặp trong đời.

co-giao-nguoi-nhat
Cô giáo người Nhật (mặc áo xanh) cung kính khi gặp Thầy, chư Tăng và Cô

Có vị du khách đến từ Nepal khi nhìn thấy hình bóng Tăng đoàn đi khất thực trên đường phố tại ga Meitetsu Gifu, đã đến gần Thầy, cảm kích cảm ơn vì đã cho họ thấy được hình ảnh như vậy. Họ cũng không nghĩ được rằng có thể chứng kiến được truyền thống Phật giáo gần gũi đến thế tại đất Nhật.

hanh-phuc-khi-nhin-thay-hinh-anh-tang-doan
Du khách đến từ Nepal (áo xanh) cung kính khi thấy hình ảnh tăng đoàn trang nghiêm trên đường phố Nhật
nguoi-nuoc-ngoai
Du lịch đến Nhật Bản, có những vị du khách đã rất ấn tượng khi được gặp Tăng đoàn, thể hiện sự kính mến và cúng dường quý Thầy
gap-su-phu-tai-nhat
Một bà cụ người Nhật gặp Thầy ở Đông Đại Tự (Nara, Nhật Bản)

Vậy là, không phải chỉ có người Việt mới quan tâm đến Thầy, đến Phật Pháp; mà có lẽ, ai cũng có những nỗi đau, sự trắc trở cần tháo gỡ; ai cũng cần một điểm tựa tâm linh để cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản và hạnh phúc hơn. Và cũng có thể, hình bóng đặc biệt của những vị tu hành chân thật đã tự nhiên khuất phục được mọi người, ngay trong lần gặp đầu tiên.

Khởi tâm đối với Phật Pháp thì sẽ có nhân duyên trong Phật Pháp. Hóa ra là vậy, không phải ngẫu nhiên mà Tăng đoàn khất thực ở đường phố Nhật Bản, không phải ngẫu nhiên mà những bước chân du hóa đi đến thật nhiều nơi trên đất nước Nhật.

Những kính trọng, hoan hỷ khi mọi người tiếp xúc với đoàn đi hoằng Pháp sẽ là nhân duyên để ngay trong kiếp này hay một kiếp nào đó, họ có duyên với Phật Pháp. Mà từ Phật Pháp, họ sẽ dễ dàng lý giải được mọi khổ đau trong cuộc đời, và sẽ tháo gỡ những nút thắt tưởng như rất phức tạp ấy.

Người phụ nữ đặc biệt trong đoàn đi hoằng Pháp

Đến tận Nhật, mà người phụ nữ ấy vẫn chỉ mặc một màu áo nâu giản dị trong suốt cả chuyến đi. Thật kỳ lạ, không rực rỡ hào nhoáng, thế mà vẫn rất nổi bật với nụ cười, lời nói và sự quý trọng mà mọi người dành đến mình. Đó là Cô Phạm Thị Yến - một người rất đặc biệt trong lòng các Phật tử xa xứ tại Nhật Bản.

phat-tu-xa-xu-14
Các Phật tử xa xứ tại Nhật rất yêu mến Cô
hanh-phuc-khi-duoc-gap-co
Nhiều Phật tử rất xúc động khi được gặp Cô Phạm Thị Yến

Trong 10 ngày tại Nhật, có Cô, Phật tử xa xứ chùa Ba Vàng có lẽ chưa bao giờ thấy Phật Pháp gần gũi như thế. Từ bài giảng của Thầy, Cô trạch giảng lại cho Phật tử dễ áp dụng vào cuộc sống. Đi đến đâu, Cô cũng chia sẻ với mọi người những bài học đơn giản và sâu sắc.

Từ đó mà nhiều người chưa phải Phật tử cũng khởi tâm tò mò về Phật Pháp, cũng muốn tìm hiểu thêm về giáo lý đạo Phật.

co-pham-thi-yen-chia=se
Cô thường chia sẻ giúp các Phật tử dễ áp dụng Phật Pháp vào cuộc sống

Bạn Nguyễn Công Thành (Aichi) kể lại rằng, có một điều Cô Phạm Thị Yến nói khiến bạn rất tâm đắc và thích thú hơn với đạo Phật: “Nếu biết cho đi thì chúng ta ai cũng là người giàu có, người giàu có mà không biết cho đi thì họ vẫn là người nghèo”.

Gần Cô, bạn cảm nhận được nguồn tâm mát mẻ, từ bi rộng lớn. Bạn đã như vỡ òa hạnh phúc khi được gặp Thầy gặp Cô, được nghe Thầy giảng, được hiểu sâu hơn về nhân quả và cách làm phước - mà theo bạn, dù đã 10 năm tìm hiểu về đạo Phật, đến nay bạn mới hiểu được sâu nhất về điều này.

chup-anh-cung-co-yen
CaBạn Nguyễn Công Thành (áo đen, đứng thứ ba từ trái sang) chụp ảnh cùng Cô Phạm Thị Yếnption

Thầy và Cô đã nhắc rất nhiều, hơn 2000 năm trước, Đức Thế Tôn và Tăng đoàn của Ngài đi khắp nơi để hoằng Pháp, Đức Thế Tôn đã thuyết Pháp không ngừng nghỉ trong suốt 49 năm. Đến nay cũng vậy, Thầy cùng các đệ tử của mình theo gương Ngài, mang giáo Pháp của Ngài gắn kết vươn xa trên thế giới.

Câu chuyện phía sau còn nhiều và chuyến hoằng Pháp không chỉ dừng lại ở đó. Phật tử khắp nơi đang mong chờ Thầy và Cô đến…

Các bài nên xem:

-
aa
+
3,968 lượt xem
26/04/2023

Bình luận (7)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. P
    P

    Phạm Thị Lan Hương

    29/04/2023

    Thầy và Cô noi gương Đức Phật mang ánh sáng Phật pháp phổ độ khắp thế gian, chúng con cung kính đảnh lễ hạnh nguyện Bồ Đề của Thầy Cô ạ!

  2. L
    L

    Lê Thị Thắm

    26/04/2023

    Thật sự hoan hỉ khi mỗi ngày sẽ có thêm nhiều người được đủ duyên lành giác ngộ Phật pháp ạ. Con xin thành kính tri ân công đức trên Tam Bảo ?. Con xin thành kính tri công đức trên Sư Phụ cùng Đại Tăng và cô chủ nhiệm ạ ?

  3. L
    L

    Lương Thị Yến

    26/04/2023

    Hoan hỷ và xúc động vô cùng

  4. n
    n
    25/04/2023

    Mong sao Phật pháp lan tỏa khắp muôn nơi!

  5. H
    H

    Hạnh Bình

    24/04/2023

    Thật tuyệt vời vì ngày càng có nhiều người biết đến Phật Pháp, tâm từ bi của Thầy, Cô đã lan toả đến muôn nơi. Chúng con thành kính tri ân ạ