Cách thọ hưởng lạc về ân đức - Sơ đồ tu Phật tâm

Kính thưa quý đạo hữu!
Khi chúng ta ghi nhận được ân đức của những người có ân với mình, chúng ta sẽ sinh ra cảm thọ hạnh phúc về ân đức. Cảm thọ đó là cả tâm biết ơn đối với những người, những sự việc đã thành tựu cho mình. Thời gian chúng ta được cảm thọ hạnh phúc đó ngắn hay dài tùy thuộc vào tâm tri ân (biết ơn) của chúng ta đối với các đối tượng.
 
Để thực hành được tâm tri ân, chúng ta hướng tâm đến cha mẹ của mình, đến các bậc Thầy tổ dẫn đường cho mình, những người đã giúp mình và thành tựu cho mình. Đối với Yến, tất cả những ai đã thành tựu cho Yến, dù là người đó có thể không tốt, có thể ác hại, nhưng Yến khẳng định rằng: Yến chưa bao giờ ngừng tâm mong muốn được trả ân, không nghĩ đến ác hại những người đã ác hại mình. Không chỉ riêng những đối tượng là con người có tình thức, mà chúng ta cũng nên tri ân đến những sự vật, sự việc đã thành tựu cho mình. Ví dụ: những vật như cái cặp, đôi dép, bộ quần áo,... đã đồng hành, giúp đỡ mình rất nhiều; như một người bạn chứng kiến bao nhiêu việc thiện của mình nên mình cần phải biết ơn nó.
Với tâm tri ân như vậy, chúng ta mong muốn cho cha mẹ, Thầy tổ và những người có ân với mình được những cái mà chúng ta đang được, những cái mà chúng ta cảm thấy quý nhất. Đối với Phật tử chúng ta, giáo Pháp của Phật là cao quý nhất, cho nên chúng ta hãy phát tâm Bồ Đề, tu hành cầu Vô thượng đạo, nguyện mang giáo Pháp của Phật đến cho tất cả những ai có hữu duyên với mình. Và chúng ta cũng phải thực hành các công hạnh Bồ Đề. Đó chính là tâm tri ân lớn nhất.
 
Tâm tri ân dẫn dắt chúng ta đến được chính Pháp của Phật, tinh tấn thực hành chính Pháp. Không có người vô ơn nào có thể thực hành được giáo Pháp của Phật, có thể đi đúng vào con đường chính đạo được, mà có thể sẽ đi lạc đạo. Nếu chúng ta không có tâm tri ân thì không thể có tâm chuyển tải Phật Pháp; bởi vì Phật Pháp là thiện đức, và chính thiện đức mới là nhân để cho mình có được các duyên làm các viện thiện tiếp theo. Tri ân sẽ đưa đến cho chúng ta niềm hạnh phúc và an lạc rất lớn. Hơn thế nữa, chúng ta có thể cảm nhận được sự hạnh phúc trong thiền, thành tựu được công đức của thiền. Khi chúng ta quán chiếu tới những người có ân với mình thì đó là thiền, chính sự quán chiếu đó sinh ra đức cho mình thì đó là thành tựu của thiền.
(Trích lời Cô Phạm Thị Yến - Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán)
cách-thọ-hưởng-lạc-về-ân-đức
Cách thọ hưởng lạc về ân đức - Biểu đồ tu Phật tâm
Tóm tắt sơ đồ tư duy:
1. Tư duy để tu tập tâm tri ân
- Ghi nhận được ân đức, sinh ra cảm thọ hạnh phúc về ân đức, biết ơn đối với những người, những sự việc đã thành tựu cho mình
- Khi mình có được thứ gì quý giá:
+ Hướng tâm đến cha mẹ
+ Hướng tâm đến những người có ân với mình
+ Mong cho cha mẹ và những người có ân với mình cũng có được những thứ mình có, những thứ mình cảm thấy quý nhất
- Tri ân lớn nhất:
+ Phát tâm Bồ Đề, tu hành cầu Vô thượng đạo
+ Đưa cha mẹ và những người có hữu duyên với mình vào đạo
+ Thực hành công hạnh Bồ Đề
2. Đối tượng tri ân:
- Những người có ân với mình:
+ Cha mẹ
+ Thầy tổ dẫn đường
+ Những người đã giúp mình và thành tựu cho mình
- Những sự vật, sự việc đã thành tựu cho mình
3. Lợi ích của người có tâm tri ân:
- Tìm được chính Pháp
- Thực hành được chính Pháp
- Chuyển tải được chính Pháp
- Không rơi vào tà đạo
- Tìm được hạnh phúc trong thiền
- Thành tựu được công đức thiền
- Được hưởng sự an lạc

Các bài nên xem:

-
aa
+
1,316 lượt xem
24/04/2020

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.