5 Pháp quán đưa đến an ổn giải thoát

1. Pháp quán thứ 1,2: Cách quán về già - bệnh khiến tiêu nghiệp được an ổn giải thoát 

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí

1. Sám hối
- Các việc coi thường, khinh chê người già.
- Các việc coi thường, khinh chê người bệnh.
- Các việc không chia sẻ, giúp đỡ, nhường nhịn người già, người bệnh.

2. Quán chiếu khổ
- Quán chiếu về sự khổ khi thân mình, thân người khác bị già.
- Quán chiếu khổ khi thân mình, thân mọi người bị bệnh.
- Quán chiếu về sự khổ của tất cả chúng hữu tình khi bị già, bị bệnh.

3. Khởi tâm nhàm chán sắc thân: Có thân là sẽ có già, có bệnh, khởi sinh tâm nhàm chán thân mình, thân người.

4. Khởi sinh tâm nhàm chán luân hồi
- Thân dù đẹp, dù xấu, dù giàu, dù nghèo, cũng bị khổ vì già, vì bệnh.
- Còn sinh trong luân hồi là còn mang thân các loài và đều bị khổ bởi già, bệnh.
- Khởi tâm muốn chấm dứt sự luân hồi triền miên của sự khổ về già, bệnh.

5. Tăng trưởng tinh tấn
- Không có con đường nào khiến giúp ta thoát khỏi sự khổ của già, bệnh.
- Tư duy các pháp hiện tại chưa tinh tấn.
- Tư duy các việc cần tinh tấn trong pháp hành hiện tại: thân hoà, khẩu hoà, ý hoà, giới hoà, kiến hoà, lợi hoà; bố thí qua công hạnh Bồ đề.

2. Pháp Quán thứ 3: Cách quán về "chết" đưa đến an ổn giải thoát

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí

1. Sám hối:
- Quán chiếu mình và chúng sinh cùng một mạng sống, yêu quý mạng sống và biết đau đớn, sợ chết
- Quán tưởng việc vui thích trước sự chết của người, súc sinh.
- Quán tưởng về việc nguyền rủa, mong muốn cho người, súc sinh chết.
- Quán chiếu các hình thức sát hại mạng sống chúng sinh của mình, phát tâm sám hối.

2. Quán chiếu khổ:
- Quán chiếu sự khổ của mình khi đối diện với cái chết.
- Quán chiếu sự khổ của chúng sinh trước cái chết.
- Quán chiếu sự đau khổ của mình khi quyến thuộc chết.
- Quán chiếu sự khổ của quyến thuộc khi mình chết.

3. Khởi tâm nhàm chán sắc thân: Có thân là sẽ có chết, khởi sinh tâm nhàm chán thân mình, thân người.

4. Khởi sinh tâm nhàm chán luân hồi:
- Thân dù đẹp hay xấu, dù giàu hay nghèo,...cũng bị chết.
- Còn sinh trong luân hồi là còn mang thân các loài và đều bị khổ bởi sự chết.
- Khởi tâm muốn chấm dứt sự luân hồi triền miên của sự khổ về già chết.

5. Tăng trưởng tinh tấn:
- Không có con đường nào giúp ta thoát khỏi sự khổ của già, chết ngoài tu tập Phật Pháp.
- Tư duy các Pháp hiện tại chưa tinh tấn.
- Tư duy các việc cần tinh tấn trong Pháp hành hiện tại: thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa, lợi hòa; bố thí qua công hạnh Bồ Đề và thực hành chánh niệm. 

3. Pháp Quán thứ 4: Sự biến diệt của các Pháp đưa đến an ổn giải thoát

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí

1. Quán chiếu những thứ khả ái (vừa ý sinh yêu quý):
- Người: cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè
- Tài vật; danh vọng; sắc đẹp; âm thanh; ăn, ngủ,…

2. Quán chiếu những thứ khả hỷ (vừa ý sinh vui mừng):
- Người: cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè
- Tài vật; danh vọng; sắc đẹp; âm thanh; ăn, ngủ,…
3. Quán chiếu sự nuối tiếc, phiền não khi những thứ khả ái, khả hỷ đó biến đổi.
4. Cảm nhận sự đúng đắn về lời dạy của Đức Phật.
5. Quán chiếu: Thế gian này cái làm cho ta được vừa ý lại chính là nhân duyên để ta phải khổ về sự luyến tiếc phiền não.
6. Quán chiếu để thấy thêm về sự khổ tiềm ẩn ở khắp mọi sự, mọi việc ở thế gian.
7. Quán chiếu: Hạnh phúc ở thế gian này có thật là có không?
8. Tư duy lợi ích của việc tu hành, thực hành Pháp đưa đến lợi ích thoát khỏi thế gian khổ này.
9. Phát nguyện tinh tấn tu học thực hành Pháp, mong muốn đi trên con đường viễn ly thế gian.
10. Tri ân Phật, tri ân Tam bảo.

4. Pháp quán thứ 5: Ta là chủ nhân của nghiệp đưa đến an ổn, giải thoát

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí

Quán về chánh tri kiến - Dứt trừ nghi ngờ, phát sinh tinh tấn.

1. Quán “Ta là chủ nhân của nghiệp”:
- Có phải chính ta là người suy nghĩ để tác thành ý nghiệp không?
- Có phải chính ta là người nói để tác thành khẩu nghiệp không?
- Có phải chính ta là người làm mọi việc thiện, ác để tác thành thân nghiệp không?
=> Khẳng định: "Ta là người tự tác thành nghiệp, ta là chủ nhân của nghiệp", đó là sự thật, là tri kiến đúng đắn.

2. Quán "Ta là thừa tự nghiệp":
a. Nhân quả hiện tại:
- Có phải chính ta bị bất an khi đang bị các suy nghĩ тнù нằп chi phối không?
- Có phải chính ta sẽ được an lạc khi đang có suy nghĩ thiện mong muốn cho mình, cho người điều tốt đẹp không?
- Có phải chính ta trước, trong và sau khi dùng các lời nói ác khẩu, nói dối,… thì tâm sẽ có cảm thọ không được thoải mái, an lạc không?
- Có phải chính ta khi thân làm việc bất thiện: uống гượц ѕаү ѕưа, пgніệп пgậр, đáпн сướр, тà dâм,… sẽ đem đến sự nguy hại cho chính thân và tâm của chúng ta không?

b. Nhân quá khứ, quả hiện tại:
- Có phải trong một sự việc hoặc hiện tượng, thì mỗi người sẽ có suy nghĩ, lời nói, hành xử khác nhau không?
- Có phải trong gia đình, mỗi người sẽ có sự thay đổi về hoàn cảnh sống (công danh, tài sản, vợ chồng, con cái) khác nhau không?
- Có phải trong một lớp học, mỗi người sẽ có sự thay đổi về hoàn cảnh sống (công danh, tài sản) khác nhau không?
- Có phải sự thay đổi tốt lên hay xấu đi của mình sau này được quyết định từ sự duy trì các hành vi tốt (tích cực) hoặc xấu (тіêц сựс) của thân, khẩu, ý không?

=> Khẳng định: Ta là thừa tự của nghiệp do chính ta đã tạo tác.

3. Quán "Nghiệp là тнаі тạпg, là quyến thuộc, là điểm tựa":
- Ta là người tác thành nghiệp; sau đó, ta lại là người thừa tự nghiệp, tức là ta thừa tự cái nghiệp nó sinh ra ta (vào nhà giàu, nghèo; đẹp, xấu; khoẻ, bệnh;… đất nước này, kia;…) trong kiếp sau có đúng không?

=> Khẳng định:
- Quan điểm (thuyết) có vị giáo chủ, thế giới chủ, quyền chủ nào đó tạo ra chúng ta, ban phát phước lộc cho chúng ta hay trừng phạt chúng ta khi chúng ta không làm theo lời dạy của các vị đó, là quan điểm (thuyết) sai, không đúng đắn, không đúng sự thật. Gọi là tà thuyết, tà đạo, là tri kiến sai lầm. Thấy biết là đúng sự thật, là chánh kiến.

4. Thâm nhập chánh kiến:
- Khi thấy biết rõ sự thật về sự sinh ra, tồn tại (sướng, khổ) rồi снếт đi lại tiếp tục sinh ra… như vậy gọi là có chánh kiến.
- Thực hành chánh kiến gọi là thâm nhập chánh kiến.
- Hiện tại đang nỗ lực thực hành chánh kiến thế nào:
+ Học Pháp để tăng trưởng các chi phần chánh kiến
+ Giới
+ Pháp lục hòa

5. Hoan hỷ:
- Tư duy về những мê lầm và những khổ đau (lo sợ, hoang mang, phụ thuộc, bị sai xử…) khi chưa có chánh kiến.
- Tư duy về sự tự tại, vững tâm, tinh tấn thực hành thiện pháp để được hoặc đã được chuyển hóa, bớt khổ, an ổn hơn.

6. Tri ân:
- Khởi tâm tri ân Tam Bảo, Sư Phụ, chư Tăng.
- Khởi tâm tri ân các bậc thiện hữu tri thức đã giúp đỡ và đồng hành với mình.

-
aa
+
420 lượt xem
01/03/2022

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ