[Video] Vô thức hát theo nhạc ngoại đạo có mất niệm quy y?

-
aa
+

Câu hỏi 1:

1. Bản thân sống ở Hàn Quốc, mỗi lần đến dịp Giáng Sinh, đi đâu cũng nghe thấy nhạc Giáng Sinh. Vì vậy, khi nghe những bản nhạc đó, theo thói quen hay hát ra miệng hoặc hát theo trong đầu. Khi hát, chỉ hát trong cô thức, không có ý nương tựa hay tán dương ngoại đạo. Nếu hát như vậy thì có bị mất niệm quy y không ạ?

2. Nếu sau này con gái bảo dạy hát bài Giáng Sinh, mình dạy con thì có mất niệm quy y không? Và bản thân cần làm như thế nào để giữ vững được niệm quy y trong trường hợp này?

Trả lời:

1. Về việc vô thức hát bài hát ngoại đạo

- Dẫn dắt kinh Pháp cú về 500 con khỉ được sinh Thiên:

+ Ở trong khu rừng, có một vị Tỳ kheo xây một cái tháp bằng cách xếp đá lên, hàng ngày vị Tỳ kheo tưởng tượng trong đó đang thời Xá Lợi Phật, lễ bái ở đó. Có 500 con khỉ, thấy vị Tỳ kheo làm như vậy, chúng cũng bắt chước, xây một cái tháp, chúng không biết tháp đó là gì nhưng hàng ngày cũng lễ tháp. 

+ Một hôm nọ, trời mưa to, nước lũ dâng lên rừng cây, 500 con khỉ không chạy thoát được, bị lũ cuốn trôi và chết. Chúng được sinh lên cõi trời.

+ Lên cõi trời, chúng nhớ được kiếp trước, mới biết do bắt chước vị Tỳ kheo lễ tháp mà được sinh lên cõi trời.

500 con khỉ lễ trong vô thức nhưng tâm chúng đã nương vào tâm của vị Tỳ kheo lễ tháp thờ Phật, nên được công đức phước báu đó.

- Tất cả chúng ta đều vô thức nếu không biết đến Phật Pháp. Nghiệp quả là từ sự không biết của bản thân, còn nếu đã biết thì chẳng mấy người tạo tội và có tạo tội họ cũng sám hối. Cho nên tất cả sự vô thức đều tạo tội lỗi cả.

- Đức Phật dạy: Tán thán những điều không đáng tán thán có nhân xuống địa ngục. Đạo Phật đã nói rõ lý nhân quả nên ở đâu nói rằng quyền năng để ban phát hạnh phúc, giáng họa cho chúng sinh mà lại nói sai sự hình thành của loài người, đó là cực kỳ tà kiến. Ta tán dương điều ấy sẽ mất phúc báu. Cho nên Phật tử phải giữ được niệm quy y Tam Bảo.

- Cách giải quyết: 

+ Nếu vô thức hát, tỉnh thức lên ta sẽ sám hối ngay.

+ Tập những bài hát về Phật giáo cho quen đi để hát hàng ngày, tạo thành thói quen tán dương Phật Pháp Tăng.

2. Về việc dạy hát các bài hát ngoại đạo

- Nên cho con hát những bài hát tán dương về Phật và nói rõ chỉ tán dương Phật; giải thích rõ vị giáo chủ của ngoại đạo, tư tưởng của vị ấy thế nào....

Câu hỏi 2: Đạo Phật là đạo nhân quả, được nhiều phước lành nhưng tại sao đệ tử của đạo Phật lại nghèo, đệ tử của nhiều đạo khác cũng giàu?

Trả lời: 

- Là đệ tử đã tu theo Phật thì không nghèo. Ví dụ như ông Cấp Cô Độc, vua Ưu Điền, vua Bình Sa,... Thế nhưng đạo Phật lại thường là những người khổ quá mới vào đạo Phật. Tức là đạo Phật đã đưa những con người cùng khổ trở lên hạnh phúc. Cho nên, đạo Phật là đạo không nghèo, là đạo cải nghèo thành giàu. 

+ Người khổ quá đến với đạo Phật, kho tàng của báu của Phật (kho tàng về kiến thức, về giác ngộ) giàu mới làm cho người nghèo chuyển thành đỡ khổ, thành giàu.

+ Người đệ tử Phật không nghèo, còn đi cứu giúp những người quá nghèo khổ trở nên bớt nghèo khổ. 

+ Người con chính trong đạo Phật không bao giờ khổ, tu mãi thì thành Thánh, thoát khỏi luân hồi không còn khổ.

Câu hỏi 3: Khi hắt xì trước mặt người khác ở nước ngoài, người ta hay nói với mình là “God bless you” nghĩa là “Chúa sẽ phù hộ bạn”, thể hiện thái độ lịch sự với đối phương. Nhưng khi họ nói như thế thì không biết trả lời như thế nào nên thường im lặng hoặc coi như không nghe thấy, nhưng bản thân cảm thấy hơi bất lịch sự. Vì ở nước ngoài nên hay có các ngày lễ của ngoại đạo như: Giáng sinh, Ramalan thì khi gặp nhau mọi người hay chúc mình. Bản thân không biết phản ứng như thế nào khi nghe họ chúc như thế, nếu đáp lại liệu có mất niệm quy y không? Thường những ngày lễ lớn, người ta tổ chức tiệc và chúc nhau, bản thân không muốn tham gia các lễ của ngoại đạo nhưng như vậy tách mình ra khỏi số đông thì không hay. Trong trường hợp này nên ứng xử như thế nào?

Trả lời: 

- Khi người ta bảo mình “Chúa sẽ phù hộ” thì sẽ nói “mô Phật”, “mô Phật, Phật sẽ phù hộ cho anh”, “ Mô Phật, Phật sẽ phù hộ cho anh vì ý tốt này”,...

- Vào ngày lễ hội ăn mừng của họ, ta sẽ bạch Phật ở nhà trước: “Con không vui với niềm vui của họ, con đến với họ vì sự giao tiếp”, tức là ta đến với họ vì sự đối đãi, giao tiếp nhưng không phải đến vì vui hay vì tung hô việc đó.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

Các bài nên xem:

1,332 lượt xem
24/11/2021
0

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.