Trạch Pháp thường kỳ ngày 8/6 nhuận năm Đinh Dậu

Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hoà chia sẻ với các Phật tử trong CLB.

Trong buổi trạch Pháp với các Phật tử trong CLB Cúc Vàng - Tập tu Lục Hòa, cô Phạm Thị Yến đã trạch giảng kinh Mi-tiên vấn đáp để các Phật tử có thêm kiến thức trong tri kiến tu tập. Đồng thời, cô cũng giải đáp những thắc mắc liên quan đến các chủ đề như hương linh người mất, gia đình, tu tập, cách ứng xử,...
Trạch Kinh Mi - Tiên vấn đáp:
- Bài 109 (bắt đầu từ phút 0:15 đến phút 36:20): Đức Thế Tôn có lãnh đạo, bảo quản Giáo hội Tỳ kheo không?
- Bài 110 (bắt đầu từ phút 36:23 đến 1:04:08): Tại sao Đức Thế Tôn không thu thúc lục căn?
1. Bắt đầu từ phút thứ 1:04:22
Cháu kính bạch cô, cháu có một việc muốn hỏi cô. Xin cô hoan hỷ trả lời giúp cháu. Cháu rất tin vào pháp thỉnh hương linh tại chùa và bản thân cháu cũng đã thỉnh nhiều lần nhưng càng thỉnh thì nghiệp lại trổ nghiệp mới. Có tháng cháu thỉnh tới 2, 3 lần và lần nào cháu cũng trả nợ đủ. Nhưng bây giờ khả năng của cháu không đủ trả bởi số lần thỉnh ngày một tăng do nghiệp mới lại trổ. Vậy nên số tiền thỉnh trước cháu chưa trả hết mà lại thỉnh lần mới lên tịnh tài. Cháu nợ Tam Bảo cũng không phải là ít, cháu cũng lo số tiền nợ Tam Bảo sau này không đủ khả năng trả thì cháu có nợ Tam Bảo mãi mãi với tới nhiều kiếp về sau không? Cháu xin cô giải đáp.
2. Bắt đầu từ phút thứ 1:16:33
Hiện giờ con có một Phật tử tâm trí không ổn định, bị mấy năm nay, thường cho vào bệnh viện tâm thần để điều trị. Nhưng mỗi lần điều trị về thì chỉ được một năm lại bị lại. Thường nằm một mình nói lẩm bẩm hay nói chuyện với người âm và nhìn thấy hương linh "chồng với các cụ" trong gia đình.
Hôm nay, con có đưa người bệnh ra đây để thọ Bát Quan Trai Giới thì người bệnh tự nhiên thích ở đây làm công quả. Nhưng lại quên mang chứng minh thư thì có được ở không? Tại vì ở nhà thì người bệnh không ngủ được, ra đây thì lại ngủ được. Ở chùa mình có pháp thỉnh oan trái chủ nhưng con muốn người bệnh ở đây làm công quả để tu tập trước, xong mới thỉnh hay phải thỉnh luôn. Cô hoan hỷ cho con một lời khuyên.
3. Bắt đầu từ phút thứ 1:19:02
Con mới được về chùa nghe Pháp nay con mới hiểu. Từ trước con ra đồng nhập đã lập. Hiện tại ra bây giờ con muốn quay đầu quy y Tam Bảo. Và con muốn giải bảo điện nhưng tâm con rất lo sợ. Và bây giờ con muốn cô cho con hằng ngày nên lễ Phật Thánh như thế nào cho phải phép.
4. Bắt đầu từ phút thứ 1:21:10
Tôi kính bạch cô Yến, tôi có một thắc mắc. Tôi xin cô giải đáp cho tôi cùng đại chúng được rõ ạ. Nếu như tôi đang đi dạo cùng một số người bạn trên phố, các bạn tôi nhìn thấy một con chó và họ bắt đầu trêu tôi bằng cách gọi con chó là "Anh ơi, anh ơi" (Ví dụ A là tên tôi) thì tôi nên cư xử như thế nào ạ?
5. Bắt đầu từ phút thứ 1:23:40
Tôi chưa hiểu thế nào là gọi là "cãi ngang". Vì nhiều lúc có người góp ý cho tôi về một vấn đề nào đó, nhưng tôi thấy điều góp ý của họ là không đúng so với những gì tôi được học, được biết. Tôi phản bác lại thì họ bảo tôi là "đồ cãi ngang".
6. Bắt đầu từ phút 1:26:51
Tôi là một người trẻ tuổi đã tu ở chùa Ba Vàng được một thời gian rồi. Trong quá trình tu tập ở chùa, tôi đã được nghe rất nhiều các bài trạch Pháp của cô chỉ dạy cho hàng Phật tử chúng tôi cách nói chuyện đúng chính ngữ. Nhưng các bạn trẻ mới biết đến chùa, chưa được nghe nhiều bài trạch Pháp của cô thì các lại nói chuyện rất ngoài đời. Tôi lấy ví dụ: Các bạn nghịch thì lại bảo "Quẩy lên" hoặc có khi còn gọi nhau là "Con chó này", đi về phòng lại bảo là "Đã về tới chuồng rồi".
Tôi biết nhân quả của những câu nói đó nên khi nghe các bạn nói vậy tôi không lấy làm vui. Còn cách bạn lại cười một cách hồn nhiên. Chính vì vậy, tôi khó hòa đồng với những người bạn này. Tôi xin cô cho tôi một lời khuyên để tôi có cách xử sự tốt nhất khi gặp những người bạn này.
7. Bắt đầu từ phút 1:29:45
Con có đi xem bảo mệnh cho con trai là Nguyễn Huy Tưởng 32 tuổi (1980) thì cô cho biết là phải thờ bát nhang ông Hoàng 10, cụ Vương Tất Bẩy.
Từ ngày 11/10/2011 (năm Tân Mão) đến nay, con thấy cháu lại không có lộc làm ăn cứ lông bông, chơi bời, hư hỏng. Lúc đầu, cháu chịu khó theo lễ nhưng sau dần dần cháu bỏ không đến nữa. Sau con vào xin chuyển về đình, chùa đi lễ cho gần nhưng cô không đồng ý. Vậy con xin hỏi, cho con biết bỏ như vậy có sao không? Cho con hỏi lời khuyên làm thế nào để giải được, để cháu trở lại ngoan ngoãn, chịu khó làm ăn như trước.
Các bài nên xem:

-
aa
+
592 lượt xem
30/07/2017

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ