Ngày 6: Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:
- Quán chiếu, tư duy từ trước tới nay khi giúp đỡ, chia sẻ Pháp có mong muốn cho người: hiểu Pháp, thực hành Pháp, mong Phật Pháp được trụ lâu dài.
- Quán chiếu tâm mình có thanh tịnh khi chia sẻ Pháp hay không? Từ đó, đưa ra những cách giúp mình vượt qua được bản ngã. Nói được ra sự chuyển nghiệp của mình, của bạn đồng tu để người ta tin sâu Phật Pháp và thực hành Phật Pháp.
*Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.
----------
Kinh Nguyệt Dụ - Quán Chiếu Để Chia Sẻ Pháp Với Tâm Thanh Tịnh
Tôi nghe như vầy:
Một thời đức Phật ở trong vườn Trúc, Ca Lan Đà, thành Vương Xá.
Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Tỳ-kheo như thế nào mới đáng là thanh tịnh thuyết Pháp?
Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế Tôn là gốc Pháp, là con mắt Pháp, là nơi nương tựa của Pháp. Cúi xin Thế Tôn nói rộng, chúng con sau khi nghe sẽ nhận lãnh phụng hành.
Phật nói với Tỳ-kheo: Hãy lắng nghe, suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ngươi mà giảng nói. Tỳ-kheo thuyết Pháp cho người mà khởi tâm như vầy: "Ta thuyết Pháp cho những người mà sau khi người đó đã có tâm tịnh tín làm gốc đối, ta sẽ được cúng dường y phục, ngọa cụ, chăn nệm và thuốc men." Thuyết như vậy, gọi là thuyết Pháp không thanh tịnh.
Hoặc có Tỳ-kheo thuyết Pháp cho người, khởi nghĩ như vầy: "Chính Pháp luật được Thế Tôn hiển hiện, lìa các nhiệt não, không đợi thời tiết, ngay nơi hiện thân này, duyên nơi tự tâm mà giác tri, hướng thẳng Niết Bàn. Nhưng chúng sinh thì đắm chìm trong già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Những chúng sinh như vậy nếu nghe được chính Pháp sẽ được làm cho ích lợi, an lạc lâu dài. Do nhân duyên chính Pháp này, bằng tâm từ, tâm bi, tâm thương xót, và tâm muốn chính Pháp được trụ thế lâu dài mà thuyết cho người." Đó gọi là thuyết pháp thanh tịnh.
Chỉ có Tỳ-kheo Ca Diếp mới có tâm thanh tịnh như vậy mà vì người thuyết Pháp; rằng "Chính Pháp luật của Như Lai,... cho đến vì tâm muốn làm chính Pháp được trụ thế lâu dài mà vì người thuyết Pháp."
Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy học như vậy, thuyết Pháp như vậy: Chính Pháp luật của Như Lai,... cho đến tâm muốn khiến cho chính Pháp được thường trụ lâu dài mà vì người thuyết Pháp.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
(Trích soạn từ Đại Tập 6 - Bộ A-Hàm VI - Kinh Tạp A-Hàm Số 2)
----------
Xem thêm các bài kinh:
Chương trình tu kỷ niệm về Ngài Đại Ca Diếp:
- Kinh Sự kiện Tổ sư Đại đầu đà Ca Diếp hạ sinh
- Kinh Tình Duyên Phạm Hạnh Của Ngài Ca Diếp
- Kinh Đức Phật Tán Dương Hạnh Đầu Đà
- Kinh Ngài Ma Ha Ca Diếp Độ Bà Lão Nghèo (Trích đoạn)
- Kinh Nguyệt Dụ (Phần 1) - Xứng Đáng Đi Vào Nhà Người
- Kinh Nguyệt Dụ (Phần 2) - Xứng Đáng Thuyết Pháp Thanh Tịnh
- Kinh Tệ Nạp Y - Công Đức Thắng Diệu Rộng Lớn Của Tôn Giả Ca Diếp
- Kinh Tạp A Hàm Tập 4 - Thắng
- Kinh Mi-tiên vấn đáp, câu số 177: Đầu đà khổ hạnh có ích lợi gì? (Trích đoạn)
Bình luận (19)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Tỵ
Đinh Thị Hường
Lam Thục Trang
Nguyễn thị Là ZpD Tâm Hạnh Liên
Nguyễn Thị Nguyệt
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ?