Link nghe Pháp ngồi thiền chương trình 1 tu kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Ấn vào tên bài: Chương trình tu tập kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

A. Hướng Dẫn

I. Đối Tượng Tu

- Nhân dân Phật tử chưa bạch xong phát nguyện tu lục hòa 49 ngày.
- Phật tử đã bạch xong phát nguyện tu lục hòa 49 ngày.

II. Địa Điểm

Tùy duyên: Hoặc trước ban thờ, hoặc ở bất cứ đâu phù hợp cho việc nghe Pháp, ngồi thiền.

III. Các Lưu Ý

- Những ngày nghe Pháp/ngồi thiền không thỉnh vong linh và hồi hướng (đã hồi hướng tại nghi thức tụng kinh).
- Trường hợp không thuận duyên có thể 1 bài nghe pháp/nội dung đề mục quán của 1 ngày làm 2 lần.

B. Các Văn Bạch

Pháp khí: Dành cho trường hợp tu trước ban thờ. Trước khi tu 1 hồi chuông, sau khi chuyển sang phần tu khác: 3 tiếng chuông; kết thúc: 1 hồi chuông.
Chắp tay bạch: Tùy duyên phù hợp với nơi tu. Các nơi không thuận duyên chắp tay thì hướng tâm tới tôn tượng, tôn hình Phật.

1. Nghe Pháp

Văn Bạch Trước Khi Nghe Pháp: Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này con/chúng con xin phép nghe Pháp của chương trình tu kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo với nội dung (tên bài Pháp)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

2. Ngồi Thiền

Văn Bạch Trước Khi Ngồi Thiền: Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này con/chúng con xin phép ngồi thiền theo đề mục (đọc đề mục quán theo ngày tu tập):…
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Văn Bạch Xả Thiền:
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con/chúng con xin xả thiền.

3. Văn Bạch Khi Nghe Pháp Xong/Xả Thiền Xong

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con xin thành kính tri ân Phật, Pháp, Sư Phụ cùng chư Tăng, tri ân các bậc ngoại hộ tri thức đã giúp cho con/chúng con được nhân duyên tu tập giác ngộ này.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

C. Link Nghe Pháp Và Đề Mục Thiền

Nghe pháp: Ấn vào tên bài pháp

Ngồi thiền: Hướng tâm thiền quán theo đề mục

I. Ngày 2

– Nghe Pháp
Video (ấn vào tên bài): Cách hỏi khi chọn pháp môn tu của bậc Bồ Tát

– Ngồi thiền

Đề mục quán:
1. Tự tri:
– Pháp mình đang tu là gì?
– Pháp này, mình có tự tư duy để hiểu được không?
– Mình thực hành pháp này sẽ đưa lại kết quả tốt đẹp ngay trong hiện tại không?
2. Tự chứng:
– Mình đã được trải nghiệm (thực hành) pháp của mình chọn chưa?
– Mình chứng nghiệm từng phần giải thoát thế nào về tâm và về nghiệp quả?
3. Tự đạt:
– Mình thực hành pháp này đã giảm trừ hay từ bỏ được các phần tâm bất thiện như thế nào?
4. An trú:
– Mình đã quyết định an trú trong pháp tu mà mình chọn chưa?
– Có quyết định an trú trong pháp lục hòa để giảm trừ, để bỏ dần tham ái, chấp ngã không?

Tập thiền viễn ly ác, bất thiện pháp
1. Ý
– Từ bỏ suy nghĩ bất thiện, mong cho người khác đau khổ.
– Từ bỏ suy nghĩ mong những việc bất thiện của mình thành tựu.
2. Khẩu
– Từ bỏ những từ ngữ bất thiện.
3. Thân
– Từ bỏ những hành động bất thiện.

II. Ngày 4

– Nghe Pháp
Video (ấn vào tên bài): Đức Phật dạy cách chọn trú xứ chọn Thầy để tu học

– Ngồi thiền
Chuẩn bị thêm các vật dụng sau: 1 bát nước đầy hoặc một quyển sổ, sách dày thay thế bát nước. Vật dụng để đặt bát nước (người trẻ nên thực hành bằng bát nước).

Đề mục quán:
1. Trú xứ
+ Người xuất gia: Chùa và rừng có thể thực hành an trú được trong niệm viễn ly để tăng thượng lên thành niệm xuất ly, niệm đoạn diệt không?
+ Người tại gia: Chùa có phải là nơi cho mình về tu để thực hành các niệm để viễn ly, đoạn trừ được các pháp bất thiện không?
+ Người xuất gia: Chùa và rừng đang tu có vừa đủ để tâm được định tĩnh, thực hành thiền định không?
+ Người tại gia: Về chùa tu tập, có được thực hành các pháp khiến tâm được an ổn, dễ dàng quán chiếu tâm hơn không?
+ Người xuất gia: Chùa và rừng có giúp cho mình đoạn trừ được lậu hoặc không?
+ Người tại gia: Về chùa tu học và pháp môn mình đang tu học, có giúp giảm trừ được tham ái không?

2. Thân cận bậc thầy dẫn đường cho mình
+ Người xuất gia: Về thầy bổn sư, thầy giáo thọ, ở gần vị thầy này có được thực hành các niệm để viễn ly các dục không?
+ Người tại gia: Sư Phụ, chư Tăng, câu lạc bộ, ban cán sự đạo tràng có giúp cho mình thực hành được các pháp khiến chuyển hóa tâm, đoạn trừ được các tâm qua những việc làm lời nói, ý nghĩ, việc làm bất thiện không?
+ Người xuất gia: Lời dạy của thầy bổn sư, thầy giáo thọ có thể hiểu và thực hành; có phù hợp để đưa đến định tâm không?
+ Người tại gia: Pháp mà Sư Phụ giảng, chư Tăng, câu lạc bộ hướng dẫn có phù hợp với đời sống của mình không? Có dễ hiểu, dễ thực hành không? Có đem đến lợi ích, giác ngộ và giải thoát trong tâm, trong nghiệp của mình không?
+ Người xuất gia: Thầy bổn sư, thầy giáo thọ có giúp cho mình giác ngộ và thực hành được tứ diệu đế: nhận biết khổ, nguyên nhân của khổ và các phương pháp tu tập để loại trừ tâm cấu uế không?
+ Người tại gia: Có được tăng trưởng chánh tri kiến không? Trong quá trình tu học có nhận biết được khổ, nguyên nhân dẫn đến khổ của mình và đã biết thực hành chuyển hóa tâm để chuyển hóa nghiệp khổ không?

III. Ngày 6

– Nghe Pháp
Video (ấn vào tên bài): Những sự tinh tấn cần học và cần từ bỏ

– Ngồi thiền
Chuẩn bị thêm các vật dụng sau: 1 chiếc chăn, 1 chiếc gối

Đề mục quán
1. Mình đã từng thực hành tinh tấn khổ hạnh cực đoan, tà kiến nào?
2. Kết quả của việc thực hành tà kiến, cực đoan đó ra sao?
3. Về giới luật của bậc Hiền Thánh, chúng ta hiểu gồm giới luật nào và chúng ta đã thực hành được tới đâu?
4. Về tam muội của bậc Hiền Thánh, chúng ta hiểu như thế nào và thực hành được tới đâu?
5. Về trí tuệ của bậc Hiền Thánh, chúng ta hiểu như thế nào và thực hành được tới đâu?
6. Về giải thoát của bậc Hiền Thánh, chúng ta hiểu như thế nào và thực hành được tới đâu?

16,095 lượt xem
20/12/2022

Bình luận (3)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Đinh Thị Thu

    29/12/2022

    Con xin sám hối Tam Bảo. Con xin sám hối cô chủ nhiệm. Con xin sám hối ban lãnh đạo đạo tràng. Con đã không theo đủ các chương trình con luôn bị giải đãi. Con xin thành tâm sám hối ạ

  2. Đinh Thị Thu

    29/12/2022

    Con Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

  3. H
    H

    Hoàng Thị Lý

    21/12/2022

    Em xin thành kính tri ân công đức của Cô chỉ dạy ạ!