Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân

Là người đệ tử Phật, ngày đêm nên chí tâm, nhớ nghĩ và tư duy, về tám điều giác ngộ, của các bậc Đại nhân.

Điều giác ngộ thứ nhất:
Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội, nếu quán sát như thế, dần dần lìa sinh tử.

Điều giác ngộ thứ hai:
Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn, đều từ tham dục khởi, nếu ít muốn biết đủ, thân tâm được tự tại. 

Điều giác ngộ thứ ba:
Tâm nếu không biết đủ, chỉ lo việc tham cầu, sẽ tăng thêm tội ác, Bồ Tát không như vậy, thường nhớ đến tri túc, vui cảnh nghèo giữ đạo, lấy tuệ làm sự nghiệp.

Điều giác ngộ thứ tư:
Lười biếng phải sa đọa, nên thường hành tinh tấn, để phá phiền não ác, chiết phục cả bốn ma, ra khỏi ngục ấm giới. 

Điều giác ngộ thứ năm:
Ngu si phải sinh tử, nên Bồ Tát thường nhớ, luôn học rộng nghe nhiều, để tăng trưởng trí tuệ, và thành tựu biện tài, rồi đem niềm vui lớn, giáo hóa cho tất cả.

Điều giác ngộ thứ sáu:
Nghèo khổ hay oán hờn, thường kết nhiều duyên ác, Bồ Tát hành bố thí, bình đẳng với oán thân, không nhớ đến lỗi cũ, không ghét bỏ người ác. 

Điều giác ngộ thứ bảy:
Năm dục là tai họa, thân dẫu ở cõi tục, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bát và pháp khí, chí nguyện người xuất gia, luôn giữ đạo trong sạch, thực hành hạnh thanh tịnh, từ bi với tất cả.

Điều giác ngộ thứ tám:
Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não thật vô biên, nên phát tâm Bồ đề, tu hành cầu Thánh đạo, cứu độ khắp tất cả, nguyện thay thế chúng sinh, gánh chịu vô lượng khổ, khiến cho tất cả loài, đều được đại an lạc.

Tám điều nói trên đây, chư Phật và Bồ Tát, đã tự mình giác ngộ, và tinh tấn hành đạo, tu từ bi trí tuệ, nương theo thuyền Pháp thân, đến nơi bờ Niết bàn, rồi trở lại sinh tử, độ thoát các chúng sinh, cũng đem tám điều này, chỉ dạy cho tất cả, khiến mọi loài chúng sinh, biết được sinh tử khổ, xa lìa năm món dục, tu tâm theo Thánh đạo. Nếu người đệ tử Phật, tư duy tám điều này, sẽ ở trong mỗi niệm, diệt được vô lượng tội, thẳng tiến đến Bồ đề, mau thành tựu Chính giác, dứt hẳn đường sinh tử, thường an trú tịnh lạc.

Chú thích: Kinh Tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân còn được gọi là: kinh Bát Đại nhân giác.

(Việt dịch: Ngài An Thế Cao)

-
aa
+
232,850 lượt xem
08/12/2019
358

Bình luận (111)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. L
    L

    Lã thi thoả

    27/03/2025
    Con nam mô boin sư thich ca máu ni phat
  3. H
    H

    Hue Nguyen

    27/03/2025
    Bài kinh thiết thực với cuộc sống,càng học đệ tử thẩm thấu và thực hành để chuẩn bị cho ngày vô thường,con xin tri ân Tam Bảo, Sư Phụ cùng Chư Tôn Đức Tăng thiện hữu tri thức giúp con tu hành ạ
  4. L
    L

    Lã thi thoả

    26/03/2025
    Con nam mô bôn sư thich ca mâu ni phât
  5. T
    T

    Trần Thị Huana

    26/03/2025
    Con xin thành kính tri án công đức T,ĐỨC THẾ TÔN ,TAM BẢO SƯ PHỤ ĐẠI TĂNG VÀ Cô Chủ Nhiệm cùng đồng tâm PHẬT ạ , chỉ dậy giúp đỡ chúng con tập tu và tu BQT nhiều lợi ích ạ !
  6. L
    L

    Lã thi thoả

    13/03/2025
    Con mam mô bôn su thich ca máu ni phât