Độ Ta Không Độ Nàng"? - Phật dạy tán thán những điều không đáng tán thán có nhân rơi vào địa ngục!

Câu hỏi

Cháu thưa Cô, dạo gần đây cháu thấy trên mạng đang phát tán rộng rãi một bài hát với tiêu đề là “Độ Ta Không Độ Nàng” (“Ta” là một vị Tăng, “Nàng” là một cô gái mà vị Tăng ấy yêu thương.)
Lời của bài hát này chính là lời độc thoại của một vị Tăng, tuy đã xuất gia nhưng vẫn vướng bận về tình cảm đối với người con gái mình yêu. Kiếp này không thể tiếp tục nối lại duyên phận kiếp trước, chỉ mong đến kiếp sau không làm Tăng nữa, để có thể cùng người con gái mình thương yêu kết thành vợ chồng.
Còn cô gái đó thì vẫn đau khổ chờ vị Tăng ấy quay trở về, nhưng mới mấy năm trôi qua đã chết. Chính vì cái chết của cô gái đó nên khiến cho vị Tăng này oán trách Đức Phật, rằng: “Vì cớ gì lại độ ta mà không độ nàng?”. Bởi vị Tăng đó nghĩ rằng, nếu Phật có thể độ hóa cho người con gái đó xuất gia giống như vậy, thì quãng đời còn lại chính cô gái đó và vị Tăng sẽ không phải chịu đau khổ.

Sau khi nghe xong nội dung bài hát, cháu có tìm hiểu thì được biết lời bài hát này được viết theo bối cảnh của một câu chuyện như sau ạ:
“Trước kia có một quận chúa, nàng sống ở gần một ngôi chùa. Khi còn nhỏ nàng thường theo cha đến chùa lễ phật, từ đó nàng đã quen biết được một vị tiểu hòa thượng thường ngồi gõ mõ tụng kinh trong chùa. Mỗi ngày, nàng đều đến chơi với vị tiểu hòa thượng đó, còn đem theo đồ ăn ngon cho chàng. Tiểu hòa thượng tay cầm mõ, dáng vẻ rất ngại ngùng và cẩn thận dè dặt. Khi nàng cười nói vui vẻ thì chàng mỉm cười lắng nghe.
Thứ mà tiểu hòa thượng thích ăn nhất là kẹo hồ lô, tuy chàng chưa từng nói về điều đó, nhưng mỗi lần đến chơi với chàng, quận chúa đều mang cho chàng một xiên kẹo hồ lô.

6 năm trôi qua, tiểu hòa thượng tu vi càng ngày càng cao, nàng cũng ngày càng xinh đẹp. Một ngày nọ, cha của nàng đến tìm Sư phụ của tiểu hòa thượng với nét mặt đầy lo lắng. Còn nàng thì tỏ vẻ phản đối, không cười, không gây sự.
Tiểu hòa thượng không hiểu rõ sự tình ra sao, nàng bèn hỏi: "Chàng có thích ta không?". Tiểu hòa thượng không đáp lại nàng.
Nàng nói: "Ta hiểu rồi". Lúc đó cha của nàng trở ra, dự định dẫn nàng đi. Nàng một mực không đi, nhất quyết ở lại bên tiểu hòa thượng. Tiểu hòa thượng lại nói rằng: "Nam nữ thụ thụ bất thân, mời quận chúa về cho". Nàng bèn hét lên với chàng rằng: "Ta thích chàng". Nhưng tiểu hòa thượng lại quay lưng lại với nàng rồi bước về phòng.
Sau đó, nàng không còn đến chùa chơi nữa. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư….vẫn không thấy bóng dáng của nàng. Còn tiểu hòa thượng tu vi ngày càng cao.

Một ngày nọ, khi vị hòa thượng nọ dự định sẽ truyền bá Phật pháp thì nghe được tin dữ - quận chúa đã mất. Nàng mặc bộ váy xuất giá đỏ, treo cổ mà chết. Thì ra trước đó có một vị hoàng tử tâm địa xấu xa đã nhắm trúng nàng, muốn cưỡng hôn ép nàng làm thiếp. Nhưng nàng không bằng lòng, cha của nàng cũng vì hạnh phúc của nàng, đã cầu xin sư phụ của chàng thương xót mà thành toàn cho hạnh phúc của con gái. Thế nhưng Sư phụ của chàng lại nói chàng là hiện thân sống của Phật, không thể để chàng vì chuyện nữ nhi tình trường mà từ bỏ tu hành. Đêm trước ngày thành thân, vị hoàng tử kia đã uống say rồi tìm đến phòng nàng, cưỡng ép chiếm đoạt sự trong trắng của nàng, muốn cùng nàng động phòng trước.
Nhìn thi thể nàng trong bộ váy xuất giá, đầu đeo khăn voan đỏ, tiểu hòa thượng nói: "Nếu Phật đã không độ nàng, vậy thì ta sẽ biến thành ma quỷ để bảo vệ cho nàng".
Ngày hôm sau, vị hòa thượng tìm đến tên hoàng tử đã bức chết nàng, một kiếm chém đứt yết hầu.”

Cháu thưa Cô, khi bài hát này được chia sẻ rộng rãi trên mạng, thu hút sự quan tâm của mọi người, cháu thấy nội dung không đúng, vì người xuất gia mà vẫn vướng bận tình yêu thế gian thì sao gọi là Tăng. Thêm nữa là lời bài hát còn là giọng than khóc, oán trách đối với Đức Phật. Thế nhưng, có rất nhiều bình luận của các bạn cũng “đồng cảm” theo bài hát mà oán trách Phật, và nói những lời không tốt về hình ảnh của những người xuất gia. Cháu thưa Cô, cháu nghĩ nếu với tình trạng này, thì trong tư tưởng của rất nhiều người sẽ hình thành quan điểm không tốt về người xuất gia.
Cháu mong Cô phân tích điều này để chúng cháu được hiểu rõ hơn ạ!

Cô Phạm Thị Yến Trả Lời

Cô chào em!
Đó là một bộ phim, mà làm phim thì dựa vào tâm của tác giả, có tác giả muốn viết tác phẩm để chuyển tải nội dung đúng với hiện thực và đưa ra cách giải quyết hướng thiện cho người xem, để làm tốt cho xã hội. Mặt khác, còn có tác giả dựa theo thị hiếu của người xem, mục đích là lợi nhuận, nên họ chỉ nghĩ ra những gì kiếm ra được tiền thì họ viết.
Đức Phật là người chỉ ra con đường đi đến chỗ hết khổ. Nếu ai muốn đến chỗ đó, thì thực hành lời Phật dạy, chứ Phật không chọn độ ai và chọn không độ ai.
Phật dạy: Chúng sinh vô minh, nên tự tạo các nghiệp ác và phải chịu quả báo khổ.
Theo cô, tác giả không phải là người biết về giáo lý của Phật, không biết về nhân quả, và những người thích bài hát này họ cũng vậy. Cho nên chúng ta cần phải nỗ lực chuyển tải giáo lý của Phật đến cho mọi người. Dù vô tình hay cố ý NGHĨ, NÓI VÀ LÀM, THÌ CŨNG TẠO THÀNH Ý NGHIỆP, KHẨU NGHIỆP và THÂN NGHIỆP. Nghiệp thiện thì có thiện báo, nghiệp ác thì có ác báo.

https://youtu.be/wfxhgnmHyV4

Các bài nên xem:

-
aa
+
740 lượt xem
10/06/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.