“Trọng nam - khinh nữ” là một tư tưởng phân biệt về giới tính. Trong đó, nam giới giữ vai trò quan trọng hơn nữ giới. Đây là một hệ thống tư tưởng tồn tại ở hầu hết mọi nơi trên thế giới và đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Ngày nay, tuy chúng ta luôn đề cao tinh thần bình đẳng, nhưng trong xã hội này vẫn còn những gia đình có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Dù tư tưởng đó không rõ ràng, mạnh mẽ, nhưng đâu đó vẫn tồn tại và khiến con trẻ nhận ra sự đối xử phân biệt, không bình đẳng đó. Khi sống trong hoàn cảnh: các bạn nữ xung quanh vẫn được cha mẹ yêu chiều còn mình thì ngược lại - sự phân biệt này gây tổn thương, mặc cảm sâu sắc đối với con trẻ.
Tương tự như vậy, cũng là phân biệt đối xử, trường hợp cha mẹ thiên vị trong gia đình cũng không hề ít. Có thể vì nhiều lý do khiến cha mẹ thương con này hơn con kia. Nhưng con trẻ lại không hiểu được điều đó. Chúng cảm thấy ganh tị và tự ti, cảm thấy mình là người bị bỏ rơi trong gia đình. Đến với chương trình: “Giải quyết vấn đề tuổi teen với cha mẹ” số này, Cô Phạm Thị Yến sẽ chia sẻ về vấn đề: “Câu chuyện trọng nam khinh nữ và bố mẹ thiên vị trong gia đình” thông qua những câu hỏi, những lời tâm sự của các bạn nhỏ trong khóa tu mùa hè năm 2020.
Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chia sẻ với các Phật tử trong CLB.
Các bài nên xem:
Con làm thế nào để cha mẹ hiểu con hơn?
Sau cơn giận hờn, làm thế nào để hàn gắn tình cảm với mẹ?
Chuyển hóa nghiệp khắc khẩu, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình
Mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu trong việc dạy con, con dâu phải ứng xử thế nào?
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.