[Video] Chế ngự năm căn - kinh Di Giáo | Tu quán niệm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn - chương trình số 3

-
aa
+

Ngày 3: Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

Nhận biết và chế ngự

1. Quán chiếu sự buông lung của các căn: (qua các sự việc cụ thể)

- Mắt khi thấy sắc (nam/nữ), cảm xúc ham muốn khởi lên: ít/nhiều

- Tai nghe thấy lời khen/chê: ít/nhiều.

- Mũi thích các mùi thơm (nước hoa, hương hoa, thực phẩm,…): ít/nhiều.

- Lưỡi ham vị: tham ăn ít/nhiều

- Thân tham thích xúc chạm các cảm giác êm dịu: ít/nhiều.

2. Quán chiếu sự ràng buộc, sai sử, khổ phát sinh của các ham thích đó.

3. Đưa ra các phương pháp đối trị giảm trừ từng ham thích buông lung đó.

*Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.

----------

Kinh Di Giáo - Năm Giác Quan

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, lúc mới Chuyển pháp luân độ ông A-nhã Kiều-trần-như, đến khi thuyết pháp lần cuối cùng độ ông Tu-bạt-đà-la. Khi những người đáng độ đã độ hết rồi, ở giữa hai cây Sa-la, Ngài sắp nhập Niết-bàn. Bấy giờ là nửa đêm, khắp nơi yên lặng không một âm thanh gì, Phật vì hàng đệ tử mà lược thuyết những chỗ cốt yếu trong giáo pháp.

...Tỳ-kheo các ông! Đã có thể trụ yên nơi giới rồi, nên chế ngự năm căn, chớ để phóng dật, chạy theo năm dục. Ví như người chăn bò, cầm gậy canh giữ, chẳng để cho tự do chạy bậy, xâm phạm ruộng người.

Nếu buông thả năm căn, chẳng những là chúng chạy theo năm dục không có giới hạn, không thể chế ngự được, lại như ngựa dữ không dây cương kiềm chế, sẽ lôi người xuống hầm hố. Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

Vậy nên người có trí chế ngự các căn, chẳng hề tùy theo; phòng giữ như giặc cướp, không để buông thả. Nếu buông thả ra, chẳng bao lâu ắt phải diệt mất vì xúc chạm.

...Tỳ-kheo các ông! Thường nên hết lòng chuyên cần cầu học đạo giải thoát. Hết thảy các pháp động và bất động ở thế gian đều là tướng bại hoại, chẳng an ổn. Các ông thôi đừng nói gì nữa. Thời giờ sắp qua, ta sắp diệt độ. Đây là những lời dạy dỗ cuối cùng của ta vậy.

(Trích soạn từ kinh Di Giáo)

----------

Xem thêm các bài kinh:

Chương trình tu quán niệm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn:

11,633 lượt xem
21/03/2024
0

Bình luận (6)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. P
    P

    Phạm Thị Ngọc Phượng

    30/04/2024
    Chúng con xin thực hiện lời Di Giáo của Ngài
  3. T
    T

    Trần Thị Hương Giang

    30/04/2024
    Con xin thành kính tri ân Cô ạ. Chúng con nguyện sẽ chế ngự năm căn theo tịnh giới ạ
  4. N
    N

    Nguyễn Thị Tuyến

    26/03/2024
    Bài trạch pháp của Cô rất ý nghĩa. Con xin tri ân Cô ạ
  5. Đ
    Đ

    Đỗ Thị Liên

    26/03/2024
    Con xin kính tri ân công đức của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Sư Phụ cùng Đại Tăng và Cô chủ nhiệm ạ. Cho các con được tu tập kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo ạ.
  6. V
    V

    Vũ Thị Thu

    24/03/2024
    Con xin thành kính tri ân Cô CN. Lời giảng giải của Cô rất hay và vô cùng ý nghĩa.