Bài kinh: Lời Di Giáo “Lấy Giới Làm Thầy, Chánh Pháp Làm Ngọn Đèn”

Trong thời gian trước khi nhập diệt, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo:
Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy lấy giới làm thầy, chánh pháp làm ngọn đèn, tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác.

…“Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt."

“Giới luật chính là thuận theo gốc của giải thoát, cho nên gọi là tùy thuận giải thoát. Nhờ nương theo giới luật mà sanh ra các môn thiền định và trí huệ diệt khổ. Vì vậy mà Tỳ-kheo phải giữ giới trong sạch, không để có sự hủy phạm, thiếu sót. Nếu ai giữ giới trong sạch, ắt được các pháp lành. Nếu không giữ giới trong sạch, thì các công đức lành đều chẳng thể sinh ra. Nên phải biết rằng, giới luật là chỗ trụ an ổn bậc nhất sinh các công đức."

…Đức Phật lại bảo Ananda và các thầy Tỳ Kheo:

Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, Chánh Niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, Chánh Niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

(Trích soạn từ:  Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả: HT.Thích Trí Tịnh, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội năm 2012 và Kinh Tạng Nam Truyền, Trường Bộ Kinh – Tập 2, Kinh Đại Bát-niết-bàn, Tụng Phẩm II, tr. 108-109, Hòa thượng Thích Minh Châu – Việt dịch)

-
aa
+
8,433 lượt xem
14/12/2022

Bình luận (4)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. L
    L

    Lê Thị Mai

    22/01/2023
    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Đệ tử con một lòng nương tựa Tam Bảo, nương tựa Phật, nương tựa Sư Phụ cùng Đại Tăng chùa Ba Vàng và Cô chủ nhiệm để tu tập ạ
  2. L
    L

    Lê Thị Mai

    22/12/2022
    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu. Chúng con xin một lòng nương tựa và thực hành theo giáo pháp của Phật ạ
  3. T
    T

    Trương thịDần

    21/12/2022
    Con xin thành kính tri ân công đức Tam Bảo, tri ân công đức trên Sư Phụ và các đại Tăng chùa Ba Vàng. Mam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
  4. G
    G

    Gia Khánh

    21/12/2022
    Bài kinh Phật dạy người đệ tử Phật cần lấy Chính Pháp làm ngọn đèn, nương tựa vào chính mình không nương tựa vào một pháp nào khác.