Câu hỏi 1:
Giữa con dâu và mẹ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, không hợp nhau, thường hay bất đồng quan điểm trong rất nhiều việc. Con dâu rất nặng tình, dặn lòng kiềm chế bản thân nhưng khi xảy ra chuyện thì vẫn sân lên và cãi lại mẹ chồng. Chồng nằm thực vật ba năm rồi, con dâu nên làm gì để chuyển hóa nghiệp này?
Trả lời:
1. Lý giải nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu căng thẳng
- Tình cảm giữa vợ chồng có sự giao thoa, tạo nên các cung bậc cảm xúc và các cung bậc cảm xúc này khiến cuộc sống trở nên thi vị. Khi chồng nằm thực vật, cung bậc cảm xúc còn duy nhất là khát khao và đau khổ. Cho nên rất dễ nổi nóng.
- Mặt khác, điều duy nhất còn lại để giao thoa tình cảm là mẹ chồng, mà mẹ chồng không thể đáp ứng được tình cảm nam nữ dù tốt đến đâu. Đôi khi những thiếu hụt tình cảm vợ chồng lại dồn hết lên mẹ chồng, chăm sóc chồng mệt quá thì sẽ tức luôn sang mẹ chồng, vì chồng không còn là đối tượng giao thoa tình cảm nữa. Cho nên, mình khó chịu với chồng thì lại dồn, trút hết lên mẹ chồng. Từ đó, đã bất hòa lại bất hòa hơn.
2. Cách hóa giải
- Ngồi tĩnh lặng để xem sự sân giận, khao khát của mình như thế nào. Sau đó, hướng tâm tới mẹ chồng, mẹ có một người con trai như vậy thì sẽ khổ như thế nào. Và thấy được rằng tình cảm của người mẹ dành cho con nặng hơn tình cảm của người vợ dành cho chồng. Cho nên, mẹ sẽ khổ hơn mình, nhưng có điều, mẹ không nói ra được, đôi lúc cũng lực bất tòng tâm về việc chăm sóc cho con cũng không thể. Từ đó, hiểu và đồng cảm với mẹ chồng. Như vậy cuộc sống hiện tại sẽ hóa giải nhanh hơn.
- Ứng dụng Phật Pháp: Tu tập dài ngày để hồi hướng cho chồng được tăng phúc lành. Theo dòng nhân quả được hưởng thiện quả. Như trong kinh Địa Tạng, phẩm thứ 6, Đức Phật dạy: Nếu thiện nam, tín nữ nào có người thân ốm lâu ngày, liệt giường, liệt chiếu, cầu sống không được, cầu chết không cho thì người nhà lớn tiếng tụng kinh, tác phước nơi Tam Bảo để hồi hướng phúc lành cho người ốm. Nếu còn nhân duyên thì người đó sẽ tỉnh khỏe trở lại. Nếu không có nhân duyên ở kiếp này thì người đó sẽ bỏ thân, sinh về cảnh giới an lành.
Câu hỏi 2:
Trong đạo tràng có đạo hữu, gia đình người đó rất nặng nghiệp. Cả gia đình chồng đều hắt hủi, coi em đó như người thừa trong gia đình. Em đã tu được hơn một năm nhưng vẫn chưa giảm được tham, sân, si; khi duyên đến thì em đối đầu với mẹ chồng kịch liệt. Khi được đạo hữu khuyên bảo, góp ý, em lại nghĩ có tâm yêu ghét, sau đó xin ra đạo tràng. Lúc nghĩ lại, em lại xin vào đạo tràng. Lần thứ hai vẫn tương tự như vậy, các đạo hữu trong đạo tràng rất thương em. Nếu để em ra khỏi đạo tràng thì em cũng không biết nương tựa vào đâu. Vậy nên giúp em ấy như thế nào?
Trả lời:
- Thứ nhất, khuyến tấn em vào ngày 19 tháng 6 về chùa phát tâm Bồ đề để nhẹ nghiệp này đi một chút. Vì tâm không hòa hợp thì không ở đâu, không có ai có thể vừa ý được và rất khó sống. Cho nên, phải nương tựa vào năng lực của Tăng để phát khởi tâm Bồ đề.
- Thứ hai, hàng ngày cho bạn đọc Pháp quy y Tam Bảo, Pháp tu lục hòa để giảm dần nghiệp này.
- Thứ ba, bắt đầu giao cho bạn những việc nho nhỏ như: Đi trợ duyên, tụng kinh, giúp đỡ người khác,... – tức là biết làm theo những việc phân công của đạo tràng.
Vì tâm bất hòa quá lớn, nghiệp bất hòa lớn quá nên bây giờ phải học một chút hạnh vâng lời (hạnh vâng lời để làm việc thiện). Ví dụ, phân công cho em đi tụng kinh trợ duyên, em nhận lời phân công đó – tức là vâng lời trong các thiện Pháp. Như vậy, nghiệp sẽ giảm đi.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
---
Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chia sẻ với các Phật tử trong CLB.
Các bài nên xem:
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.