Hơn 2.600 năm trước, từ thời Đức Phật còn tại thế, có rất nhiều vị trưởng giả, đại phú với tâm hộ trì Tam Bảo cùng đức tin thanh tịnh đã dâng những tài sản quý cúng dường tới Đức Phật và Tăng chúng. Từ sự cúng dường đúng Pháp đó mà họ đạt được phước báu vô lượng trong nhiều kiếp.
Dưới đây là trích lược câu chuyện về vị đại triệu phú Cấp Cô Độc cúng dường tới Đức Phật và Tăng chúng:
“Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về ông Cấp Cô Ðộc. Ông Cấp Cô Ðộc đã tiêu hết cho Giáo pháp đức Phật một số tiền là năm trăm bốn mươi triệu đồng tiền vàng để xây dựng tinh xá, và ông không nghĩ đến châu báu nào khác ngoài ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Trong khi bậc Ðạo Sư còn ở Kỳ Viên, mỗi ngày vị triệu phú đi đến tinh xá ba lần để cúng dường: một vào buổi sáng, một vào buổi trưa, một vào buổi chiều. Buổi sáng ông đem theo cháo, sau buổi ăn sáng đem theo bơ chín, bơ tươi, mật ong, đường mật. Buổi chiều ông đem theo hương liệu, vòng hoa, vải may y. Ngày này qua ngày khác, vị ấy tiêu dùng như vậy, không hạn chế.
Trong nhà vị triệu phú luôn luôn có phần cơm cho năm trăm Tỷ-kheo, nhà vị đại triệu phú giống như cái giếng trong xanh ở ngã tư đường cho chúng Tỷ-kheo, như ngôi nhà cha mẹ đối với tất cả đại chúng.” - Trích lược Kinh Tiểu Bộ 4 (Tác giả: Hòa thượng Thích Minh Châu dịch - Xuất bản 2001), Chương I. Phẩm Kulavaka 40. Chuyện Hố Than Lửa Cây Keo.
Tiếp nối truyền thống chư Phật và tạo duyên cho chúng sinh được gieo trồng nhân lành nơi phước điền Tam Bảo, chư Tăng ngày nay vẫn duy trì Pháp trì bình khất thực và thọ nhận vật phẩm, tịnh tài tùy duyên do thí chủ cúng dường. Đây cũng là một trong 13 hạnh đầu đà, là Pháp để kết duyên với chúng sinh.
Các bài nên xem:
Bình luận (11)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
DAO ANH
Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật có giảng: “Gia chủ đãi cơm cho trăm người thường không bằng đãi cơm cho một người tốt. Đãi cơm trăm người tốt không bằng đãi cơm cho một vị Tu đà hoàn. Đãi cơm cho trăm vị Tu đà hoàn không bằng đãi cơm cho một vị Tư đà hàm. Đãi cơm cho trăm vị Tư đà hàm không bằng đãi cơm cho một vị A na hàm. Đãi cơm cho trăm vị A na hàm không bằng đãi cơm cho một vị A la hán. Hiến cơm cho trăm vị A la hán không bằng hiến cơm cho một vị Bích Chi Phật. Hiến cơm cho trăm vị Bích chi Phật không bằng hiến cơm cho một vị Phật”.
Đến đây cứ nghĩ Phật đề cao quả vị Phật, nhưng không phải vậy. Xin lắng nghe Đức Phật dạy tiếp:
“Hiến cơm cho một vị Phật không bằng hiến cơm cho tăng đoàn đang tu với Phật. Hiến cơm cho tăng đoàn đang tu với Phật không bằng xây tu viện hiến cúng cho tăng đoàn ở khắp bốn phương trong hiện tại và tương lai. Hiến cúng tăng đoàn bốn phương trong hiện tại và tương lai không bằng đem lòng chí thành mà quy y Tam bảo”.
“Đem lòng chí thành quy y Tam bảo không bằng đem lòng chí thành giữ trọn 5 giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu).
Như vậy phước báu lớn nhất là thực hành theo lời Phật, sống thiện và giữ giới
Nguyễn Thị Kim Anh
Nguyễn Thị Kim Anh
Nguyễn Thị Kim Anh
Trần Huyền