Ngôi nhà lục hòa: Tiếp nối Phật hoàng Trần Nhân Tông để dòng chảy Phật Pháp mãi mãi không dừng nghỉ

Nằm ở vị trí chính giữa trong Không gian: Cuộc đời và Sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, ngôi nhà lục hòa của CLB Cúc Vàng do Cô Chủ nhiệm Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) lên ý tưởng và chỉ đạo thực hiện đã thu hút đông đảo nhân dân, Phật tử tham quan, tìm hiểu.

Không gian này là một điểm nhấn trong sự kiện Đại lễ kính mừng 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh diễn ra vào ngày 11 - 12/11/Quý Mão (tức ngày 23 - 24/12/2023).

Ngôi nhà được thiết kế với ý nghĩa sâu sắc, mô phỏng dòng chảy của Phật Pháp mãi mãi không bao giờ dừng nghỉ: Hạnh đầu đà, Pháp lục hòa và tinh thần nhập thế của đạo Phật được truyền thừa từ Đức Phật Thích Ca đến Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông và cho tới ngày nay, được tiếp nối bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Tăng đoàn chùa Ba Vàng nói riêng.

Mô hình nhà lục hòa được thiết kế và trang trí sáng tạo

Mô hình nhà lục hòa được thiết kế và trang trí sáng tạo

Hạnh tu đầu đà 

Ở giữa không gian nhà lục hòa là nội dung về hạnh tu đầu đà mà Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nối tiếp từ lời dạy của Đức Phật.

trai-luc-hoa-1612

Dân tộc Việt Nam chúng ta thật hạnh phúc khi mặc dù ở rất xa nơi phát tích của đạo Phật (Ấn Độ) nhưng lại có một vị minh quân, một vị tu sĩ đặc biệt là Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài đã thấm nhuần giáo Pháp của Đức Phật nên khi xuất gia, Ngài đã nắm lấy cốt tủy của Phật giáo, tu hạnh đầu đà để tiếp nối và lấy đó để tiếp tục lưu truyền Phật Pháp được lâu dài trên đất nước Việt Nam.

Chính vì vậy mà đã hơn 700 năm, dấu tích của Ngài tu hành ở Yên Tử vẫn còn nguyên vẹn và cho tới ngày nay, chúng ta lại được thấy Tăng đoàn chùa Ba Vàng nghiêm trì thực hành pháp hạnh đầu đà.

Quả thật, đúng như lời Đức Phật đã chỉ dạy, thực hành hạnh đầu đà sẽ khiến cho chánh Pháp được trụ lâu dài: “Nếu Hạnh Đầu Đà này được ở đời thì Pháp của ta cũng sẽ được lâu dài ở đời, thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm, Thánh quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A La Hàm, Đạo Tam Thừa đều còn ở đời”.

Chư Tăng chùa Ba Vàng thực hành hạnh đầu đà trong rừng

Chư Tăng chùa Ba Vàng thực hành hạnh đầu đà trong rừng

Pháp lục hòa

Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã áp dụng rất khéo léo lời dạy của Đức Phật về Pháp lục hòa. Chính hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng trong thời nhà Trần là minh chứng tiêu biểu, thể hiện tinh thần hòa hợp, lục hòa của quân dân Đại Việt. Trong một xã hội quân chủ phong kiến tập quyền như vậy mà Ngài lại có thể gắn kết được vua tôi trên dưới đồng lòng, có được sự hòa hợp hết sức đặc biệt.

Điều này xuất phát từ tâm Phật của Ngài. Ngài hiểu được cái lõi của đạo Phật, ứng dụng và khiến cho quân dân Đại Việt chiến thắng được quân giặc Nguyên Mông hung hãn nhất thời bấy giờ. Đó là sức mạnh của hòa hợp, của đoàn kết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta sau này đã nêu cao tư tưởng đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết toàn dân.

Đến ngày nay, tại chùa Ba Vàng, Phật tử được tu Pháp Lục Hòa, tham gia CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa dưới sự chỉ dạy của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và sự hướng dẫn, sách tấn trực tiếp của Cô Chủ nhiệm Phạm Thị Yến. Câu lạc bộ được Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đặt tên theo hình tượng hoa cúc - tượng trưng cho sự đoàn kết, hòa hợp và cũng là biểu tượng của thời Trần, với ý nghĩa tiếp nối Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Cô Chủ nhiệm Phạm Thị Yến thuyết trình về nội dung Pháp lục hòa

Cô Chủ nhiệm Phạm Thị Yến thuyết trình về nội dung Pháp lục hòa

Tinh thần nhập thế của đạo Phật

Phật Pháp là tại thế gian, bất ly thế gian giác. Đạo Phật không phải là một thứ đạo hay một triết lý để chúng ta học, chơi cho vui mà đạo Phật là thiết thực, mang đến lợi ích ngay trong hiện tại cho chư Thiên và nhân loại. Phật Pháp làm tươi đẹp cuộc đời và cuộc đời lại tô thắm cho Phật Pháp. 

Cô Phạm Thị Yến thuyết trình về nội dung tinh thần nhập thế của đạo Phật

Cô Phạm Thị Yến thuyết trình về nội dung tinh thần nhập thế của đạo Phật

Thời xưa, khi có chiến sự xảy ra, rất nhiều Hòa thượng, Tăng sĩ đã cởi áo cà sa, khoác chiến bào, trở thành người chiến sĩ ra trận, bảo vệ hạnh phúc, non sông đất nước. Tiêu biểu như Hòa thượng - Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu trong thời kỳ Phật giáo bị chính quyền Ngô Đình Diệm chủ trương tiêu diệt. 

Xem thêm: Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu và 3 sự linh ứng nhiệm màu

Cho tới ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và chùa Ba Vàng nói riêng cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh, giáo dục xã hội để dòng chảy Phật Pháp được chảy mãi, chảy vào đời sống của nhân dân. Các hoạt động nổi bật có thể kể đến như: Lễ cầu quốc thái dân an; hỗ trợ người dân ở những nơi vùng cao, có hoàn cảnh khó khăn; phát động các chương trình tu tập hồi hướng cho anh linh anh hùng liệt sĩ, thiên tai dịch bệnh được hóa giải, tiêu trừ,...

Chùa Ba Vàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội

Chùa Ba Vàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội

Tháp lục hòa 

Tháp lục hòa nằm ở chính giữa ngôi nhà lục hòa, được làm hoàn toàn bằng tre trúc. Giống như đường lối ngoại giao của Việt Nam ta hiện nay là ngoại giao cây tre - mềm dẻo mà cứng rắn (theo lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng). 

Phần trên là lá Bồ đề có khắc hạnh nguyện Bồ đề của CLB Cúc Vàng (Phát tâm Bồ đề - Hộ trì Tam Bảo - Chuyển tải Phật Pháp - Rộng khắp thế gian) và được đặt trên một bông hoa cúc vàng. 

Phần thân dưới là khối trụ gỗ có 6 cạnh, tương ứng với 6 pháp hòa kính. Tất cả đều từ tâm Bồ đề mà lưu xuất ra tất cả, như chư Phật cũng từ tâm Bồ đề mà thành Phật, Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng là từ tâm Bồ đề mà thị hiện và ngày nay, chư Tăng Ni cũng được tiếp nối tâm Bồ đề đó. Hiện nay, dưới sự giáo dưỡng của Sư Phụ và đại Tăng, chùa Ba Vàng đang thực hiện Pháp lục hòa, góp phần xây dựng đất nước, thế giới tốt đẹp.

Cô Phạm Thị Yến thuyết trình về tháp lục hòa

Cô Phạm Thị Yến thuyết trình về tháp lục hòa

Tháp tùng đoàn chư Tăng Sri Lanka về chùa Ba Vàng tham dự đại lễ và tham quan Không gian: Cuộc đời và Sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đại đức - Tiến sĩ Kaluwane Kumarakassapa Thero - Giảng viên Đại học Tỳ kheo Sri Lanka chia sẻ: “Tôi nghĩ Thầy Thích Trúc Thái Minh có nhân duyên là một hậu duệ của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thầy có một trái tim rộng lớn và có năng lực kết nối được tứ chúng hòa hợp, xây dựng một ngôi chùa tuyệt vời, có thể nói là như nơi Đức Phật sống thời Ngài còn tại thế”.

Tiến sĩ Kaluwane Kumarakassapa Thero - Giảng viên Đại học Tỳ kheo Sri Lanka chia sẻ

Tiến sĩ Kaluwane Kumarakassapa Thero - Giảng viên Đại học Tỳ kheo Sri Lanka chia sẻ

Anh Arlin van der son - du khách người Hà Lan tới tham quan chùa và Không gian: Cuộc đời và Sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với không gian và kiến trúc ở đây. Trước khi tới đây, tôi chưa từng biết về vua Trần Nhân Tông, nhưng qua những thông tin đọc được ở khu vực trưng bày này, tôi thấy đây là một vị vua có tài. Ngài đã kết nối và giáo dục người dân Việt Nam hướng thiện. Chắc chắn, sau chuyến đi này, tôi sẽ tìm hiểu thêm về Phật hoàng Trần Nhân Tông và nếu có cơ hội, tôi sẽ trở lại đây để tham gia các lễ hội của chùa”.  

Anh Arlin van der son (áo trắng) - du khách người Hà Lan chụp ảnh lưu niệm tại Không gian: Cuộc đời và Sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Anh Arlin van der son (áo trắng) - du khách người Hà Lan chụp ảnh lưu niệm tại Không gian: Cuộc đời và Sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông

-----

Chúc cho các Phật tử noi gương Phật hoàng Trần Nhân Tông, vâng lời Sư Phụ dạy và sự hướng dẫn, sách tấn của Cô Chủ nhiệm Phạm Thị Yến mà tinh tấn tu tập, thực hành Pháp, vun bồi tâm Bồ đề ngày càng kiên cố để góp phần lan tỏa Phật Pháp, giữ gìn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian cho tới mãi về sau.

Các bài nên xem:

-
aa
+
141 lượt xem
26/12/2023

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ