Lương Hoàng Sám – Phần 7

(Trang 239)

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Quá Khứ Thất Phật.
Nam mô Thập Phương Thập Phật.
Nam mô Tam Thập Ngũ Phật.
Nam mô Ngũ Thập Tam Phật.

(Trang 240)

Nam mô Bách Thất Thập Phật.
Nam mô Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật.
Nam mô Hiền Kiếp Thiên Phật.
Nam mô Tinh Tú Kiếp Thiên Phật.
Nam mô Thập Phương Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nam mô Thập Nhị Bồ Tát.
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại xin quy y mười phương tận hư không giới vô lượng hình tượng:
Tượng vàng và tượng chiên đàn của vua Ưu Điền.
Tượng đồng của vua A Dục.
Tượng đá của Ngô Trung.
Tượng ngọc của nước Sư Tử.
Tượng vàng, tượng bạc, tượng lưu ly, tượng san hô, tượng hổ phách, tượng xa cừ, tượng mã não, tượng trân châu, tượng ma ni, tượng vàng tử ma thượng sắc diêm phù đàn ở trong các quốc độ. (1 lạy)
Lại quy y hết thảy các tháp thờ tóc của mười phương Phật.
Quy y hết thảy các tháp thờ hàm răng.
Quy y hết thảy các tháp thờ răng.

(Trang 241)

Quy y hết thảy các tháp thờ móng tay.
Quy y hết thảy các tháp thờ xương trên đảnh.
Quy y hết thảy các tháp thờ xá lợi trong thân.
Quy y hết thảy các tháp thờ cà sa.
Quy y hết thảy các tháp thờ muỗng, bình bát.
Quy y hết thảy các tháp thờ bình tắm rửa.
Quy y hết thảy các tháp thờ tích trượng.
Quy y hết thảy các nơi làm Phật sự như vậy. (1 lạy)
Lại quy y nơi tháp Phật giáng sinh. Quy y tháp Phật đắc đạo.
Quy y tháp Phật chuyển pháp luân. Quy y tháp Phật nhập Niết bàn.
Quy y tháp Phật Đa Bửu và tám vạn bốn ngàn tháp của vua A Dục tạo ra. Quy y tháp trên trời, tháp ở nhân gian và tất cả bảo tháp ở trong cung Long Vương. (1 lạy)
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới, hết thảy chư Phật.
Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tôn Pháp.

(Trang 242)

Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)
Nguyện xin Tam Bảo đồng đem từ bi lực, an ủi chúng sanh lực, vô lượng đại tự tại lực, vô lượng đại thần thông lực, thâu nhiếp thọ lãnh chúng con, ngày nay sám hối thế cho hết thảy chúng sinh đang chịu khổ trong A tỳ đại địa ngục, sám hối thế rộng ra cho đến hết thảy chúng sinh trong tất cả địa ngục ở mười phương, nhiều không thể kể xiết. Sám hối thế cho cha mẹ, sư trưởng và tất cả bà con quyến thuộc. Nguyện xin Tam Bảo dùng nước đại bi tẩy trừ tội lỗi cho hết thảy chúng sinh hiện đang chịu khổ trong A tỳ địa ngục và trong những địa ngục khác, khiến chúng sinh được thanh tịnh.
Nguyện xin Tam Bảo tẩy trừ tội lỗi cho chúng sinh, hiện đồng sám hối trong đạo tràng hôm nay; tẩy trừ tội lỗi cho tất cả cha mẹ, sư trưởng, cho hết thảy bà con quyến thuộc của chúng con, khiến tội lỗi được thanh tịnh.
Lại xin tẩy trừ tội lỗi cho tất cả chúng sinh trong sáu đường, khiến chúng sinh thẳng đến đạo tràng hoàn toàn thanh tịnh.

(Trang 243)

Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, chúng sinh đều đoạn trừ được hết khổ não trong A tỳ địa ngục. Rộng ra nữa là đoạn trừ hết thảy thống khổ nhiều không thể nói, không thể nói trong các địa ngục, ở mười phương tận hư không giới. Chúng sinh ấy rốt ráo không còn đọa trở lại trong ba đường ác, rốt ráo không còn đọa trở lại trong các địa ngục. Rốt ráo không còn tạo trở lại mười ác nghiệp; không còn tạo trở lại năm tội nghịch để chịu khổ não. Tất cả các tội, nguyện đều tiêu diệt, bỏ sống địa ngục, được sống Tịnh độ, bỏ mạng địa ngục, được mạng trí huệ, bỏ thân địa ngục, được thân Kim cang, bỏ khổ địa ngục, được vui Niết bàn; nhớ khổ địa ngục, phát tâm Bồ đề, tứ đẳng lục độ thường được hiện tiền; tứ biện lục thông đều được tự tại như ý; đầy đủ trí huệ tu đạo Bồ Tát, dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghỉ, tu hành mãi lên cho đến mãn hạnh Thập địa vào tâm Kim cang, thành đẳng Chánh giác để trở lại đời này, độ thoát hết thảy chúng sinh trong mười phương.

(Trang 244)

Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng còn có các địa ngục khác, chịu khổ rất phức tạp, không thể ghi chép. Danh hiệu như vậy, khổ sở vô cùng, đại chúng giở xem trong kinh sẽ thấy rõ việc ấy.
Trong kinh Phật dạy rằng: “Một niệm ác của vua Diêm Vương sinh ra đủ các việc trong địa ngục. Tự thân Diêm Vương chịu khổ cùng không thể kể xiết”.
Diêm La Đại Vương xưa kia là vị Tỳ Sa quốc vương, nhân vì cùng với Duy Đà thủy chúa chiến đấu thất bại, bèn lập thệ nguyện: “Nguyện ta đời sau làm chủ ngục trị tội nhân vậy”.
Mười tám vị đại thần và trăm vạn tùy tùng đồng phát nguyện như vậy.
Tỳ Sa vương ấy nay là Diêm La vương, mười tám vị đại thần kia, nay là mười tám ngục vương vậy.
Trăm vạn chúng tùy tùng nay là ngưu đầu ngục tốt vậy.
Bọn quan thuộc này đều lệ thuộc Bắc phương Tỳ Sa Môn thiên vương.
Kinh Trường A Hàm chép:

(Trang 245)

“Chỗ ở của Diêm La Đại vương, tại Diêm phù đề trong núi Kim Cang, về phương Nam, vương cung dài rộng sáu ngàn do tuần”. Kinh Đại Địa Ngục dạy rằng: “Thành quách cung vua Diêm vương, ở trong địa ngục rộng dài ba vạn dặm; dùng sắt và đồng mà xây dựng”.
Ngày đêm ba thời có chảo đồng lớn đựng đầy nước đồng sôi, tự nhiên để phía trước vua. Có ngục tốt to lớn nằm trên giường sắt nóng của vua, lấy móc sắt đánh miệng vua, rót nước đồng sôi vào miệng vua. Từ yết hầu trở xuống đều cháy tiêu tan. Các Đại thần kia cũng phải chịu khổ như vậy.
Mười tám ngục vương ấy tên là:
1. Ca Diên giữ ngục Nê lê.
2. Khuất Tôn giữ ngục Đao sơn.
3. Phí Thọ giữ ngục Phí sa.
4. Phí Khúc giữ ngục Phất sí.
5. Ca Thế giữ ngục Hắc nhĩ.
6. Hạp Sai giữ ngục Hỏa xa.
7. Than Vị giữ ngục Hoạch than.
8. Thích Ca Nhiên giữ ngục Thiết sàng
9. Ác Sinh giữ ngục Hạp sơn
10. Thân Ngâm giữ ngục Hàn băng.

(Trang 246)

11. Tỳ Ca giữ ngục Bác bì.
12. Diêu Đầu giữ ngục Súc sinh.
13. Đề Bạt giữ ngục Đao binh.
14. Di Đại giữ ngục Thiết ma.
15. Duyệt Đầu giữ ngục Khôi hà.
16. Xuyên Cốt giữ ngục Thiết sách.
17. Danh Thân giữ ngục Thơ trùng.
18. Quán Thân giữ ngục Dương đồng.
Những ngục như vậy đều có vô lượng địa ngục khác làm quyến thuộc; mỗi ngục đều có chủ ngục. Ngưu đầu ngục tốt tánh tình bạo ngược không có một mảy từ tâm. Thấy chúng sanh chịu ác báo như vậy chỉ sợ chúng sinh không khổ mà thôi. Nếu hỏi ngục tốt:
“Chúng sinh chịu khổ như vậy rất đáng thương xót, sao các ngươi thường cứ ôm lòng độc ác khốc liệt, không chút thương tâm?”
Ngục tốt liền đáp:
“Những người chịu khổ ấy tội ác như thế này: “Bất hiếu với cha mẹ, bài báng Phật Pháp Tăng, chê bai Thánh Hiền, nhục mạ lục thân, khinh mạn sư trưởng, hủy hoại tất cả, nói lời độc ác, nói lời hai lưỡi, nịnh hót,

(Trang 247)

tật đố, chia rẽ tình cốt nhục của người, giận hờn nóng nẩy, sát hại tham dục, dối gạt khinh khi, tà mạng, tà cầu, lại do vì tà kiến, giải đãi buông lung, gây kết nhiều thù oán”.
Những người như vậy, đến đây chịu khổ rồi, mỗi khi được thoát ra chúng tôi thường khuyên bảo rằng: “Ở đây cực khổ lắm, không thể chịu được. Các người nay được ra rồi chớ nên tạo tội mà phải trở vào đây nữa”.
Nhưng các tội nhân ấy không chịu chừa bỏ, ăn năn, ngày nay ra rồi thoạt vậy lại vào.
Lần lựa luân hồi, không biết thống khổ, làm cho chúng tôi phải mỏi mệt vì các chúng sinh ấy. Kiếp này kiếp khác, cứ đối đầu nhau mãi. Vì duyên cớ ấy nên chúng tôi đối với tội nhân không có chút thương tâm, mà còn cố ý làm cho khổ sở thêm nữa.
Chúng tôi mong sao họ biết khổ, biết hổ, biết thẹn, không trở lại đây nữa.
Nhưng chúng tôi xem các chúng sinh ấy thật là chỉ khổ mà không chịu tránh, không chí quyết làm lành để vào Niết bàn.

(Trang 248)

Họ đã là vật vô tri, không biết tránh khổ tìm vui, sở dĩ họ phải chịu đau khổ hơn ở nhân gian, thì làm sao chúng tôi có thể dung thứ mà sinh tâm thương được.
Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng hãy đem việc lao ngục ở thế gian mà so sánh thì có thể biết ngay, tin chắc rằng việc này không phải là luống dối.
Giả sử có người ba phen đến cửa ngục tuy bà con thân tộc nhưng thấy người ấy cứ vào ra cửa ngục mãi cũng đã chán ngán, không có lòng buồn thương. Huống gì ngưu đầu ngục tốt thấy các chúng sinh đã ra lại vào để chịu thống khổ mãi mãi.
Vậy đã thoát khỏi địa ngục rồi thì nên tu tâm dưỡng tánh, cải cách tập quán. Nếu không chừa bỏ thì nhiều kiếp chìm trong biển khổ. Đã vào trong ấy rồi, cứ thứ lớp mà qua, hết khổ này đến khổ khác, không bao giờ dừng nghỉ.
Vì vậy nên oán thù ba đời, nhân quả theo nhau, hai vừng thiện ác chưa từng tạm nghỉ. Việc báo ứng trình bày rõ ràng rất dễ trông thấy. Làm ác gặp khổ, lấy ác trả ác, ở trong địa ngục cùng năm mãn kiếp, chịu

(Trang 249)

thống khổ đủ điều. Hết tội địa ngục lại làm súc sinh. Hết tội súc sinh lại làm quỷ đói; trải qua vô lượng sanh tử, vô lượng thống khổ.
Như thế đại chúng há có thể không lo tu hành Bồ Tát đạo cho kịp thời sao!
Chúng con ngày nay, nhất tâm đầu thành đảnh lễ Tam Bảo, nguyện vì hết thảy chúng sinh trong đường địa ngục, ngục vương, đại thần, ngưu đầu, ngục tốt và quyến thuộc của chúng khắp mười phương, nguyện vì hết thảy chúng sinh trong đường ngạ quỷ, ngạ quỷ vương, ngạ quỷ thần v.v... và quyến thuộc của ngạ quỷ ở khắp mười phương; nguyện vì hết thảy chúng sinh trong đường súc sinh, súc sinh thần v.v... và quyến thuộc của súc sinh khắp mười phương; rộng ra nguyện vì hết thảy chúng sinh vô cùng vô tận trong mười phương mà cầu xin sám hối, cải vãng tu lai, không làm ác nữa. Những tội đã làm nguyện xin diệt trừ, những tội chưa làm thề không dám làm.
Nguyện xin hết thảy chư Phật trong mười phương dùng bất khả tư nghị tự tại thần lực gia tâm cứu hộ thương xót nhiếp

(Trang 250)

thọ, khiến tất cả chúng sinh tức thời giải thoát.
Nguyện xin quy y thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Hoa Nhật Phật.
Nam mô Quân Lực Phật.
Nam mô Hoa Quang Phật.
Nam mô Nhơn Ái Phật.
Nam mô Đại Oai Đức Phật.
Nam mô Phạm Vương Phật.
Nam mô Vô Lượng Minh Phật.
Nam mô Long Đức Phật.
Nam mô Kiên Bộ Phật.
Nam mô Bất Hư Kiến Phật.
Nam mô Tinh Tấn Đức Phật.
Nam mô Thiện Thủ Phật.
Nam mô Hoan Hỷ Phật.
Nam mô Bất Thối Phật.
Nam mô Sư Tử Tướng Phật.
Nam mô Thắng Tri Phật.
Nam mô Pháp Thị Phật.
Nam mô Hỷ Vương Phật.
Nam mô Sa Ngự Phật.

(Trang 251)

Nam mô Ái Tác Phật.
Nam mô Đức Tý Phật.
Nam mô Hương Tượng Phật.
Nam mô Quán Thị Phật.
Nam mô Vân Âm Phật.
Nam mô Thiện Tư Phật.
Nam mô Sư Tử Phan Bồ Tát.
Nam mô Sư Tử Tác Bồ Tát.
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo. Nguyện xin Tam Bảo rũ lòng từ bi, tự tại thần lực cứu vớt chúng sinh trong đường địa ngục, ngục vương, đại thần và quyến thuộc của các vị ấy cùng mười tám địa ngục.
Mười tám ngăn địa ngục này đều có nhiều địa ngục khác làm quyến thuộc.
Nguyện xin Tam Bảo cứu vớt hết thảy ngưu đầu ngục tốt và tất cả chúng sinh chịu khổ trong đường địa ngục, khiến các chúng sinh ấy đều được giải thoát. Tội nhân khổ quả đồng thời tiêu diệt. Từ nay trở đi, rốt ráo vĩnh viễn đoạn trừ hết nghiệp địa ngục,

(Trang 252)

rốt ráo không đọa trong ba đường ác, bỏ sống địa ngục, được sống Tịnh độ, bỏ mạng địa ngục, được mạng trí huệ, bỏ thân địa ngục, được thân Kim cang, bỏ khổ địa ngục được vui Niết bàn. Nhớ khổ địa ngục, phát tâm Bồ đề; tứ đẳng lục độ thường được hiện tiền. Tứ biện lục thông như ý tự tại.
Dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghỉ, tiến lên cho đến mãn hạnh thập địa, trở lại độ thoát hết thảy chúng sinh, đồng nhập Kim cang, thành đẳng Chánh giác.

Từ Bi Ðạo Tràng Sám Pháp Quyển Thứ Tư
Hết

Quyển Thứ Năm
Chương Thứ Chín
Giải Oan Thích Kiết

(Trang 264)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng hiểu rõ tất cả chúng sinh đều có oán thù với nhau.
Vì sao mà biết?
Vì không có oán thù thì không có ác đạo. Nay ác đạo không dứt, ba đường còn mãi, nên biết oán thù không bao giờ cùng tận.
Kinh dạy rằng:
“Hết thảy chúng sanh đều có tâm. Vì có tâm nên đều được làm Phật”.
Nhưng chúng sanh tâm tưởng điên đảo, tham đắm thế gian, không biết lối ra, cứ vun trồng gốc khổ não, bồi đắp cội oán thù. Sở dĩ phải luân hồi ba cõi qua lại sáu đường, xả thân lại thọ thân không bao giờ cùng tận.
Vì sao vậy?
Vì hết thảy chúng sanh từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, mê muội mãi mãi, vô

(Trang 265)

minh che lấp, nước ái nhận chìm, nên khởi ra ba  độc căn, khởi ra bốn điên đảo. Từ ba độc căn ấy sinh ra mười phiền não. Y nơi thân kiến khởi ra ngũ kiến. Y nơi ngũ kiến khởi ra sáu mươi hai kiến. Y nơi thân, khẩu, ý khởi ra mười hạnh ác. Thân sát, đạo, dâm; miệng vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu; ý tham, sân, si.
Tự mình làm mười điều ác, dạy người làm mười điều ác, khen ngợi người làm mười điều ác. Như vậy, y nơi thân, khẩu, ý khởi ra bốn chục điều ác.
Lại y nơi sáu căn tham đắm sáu trần, hơn nữa là mở rộng cửa ác cho tám vạn bốn ngàn trần lao xâm nhập. Trong khoảng một niệm, khởi ra sáu mươi hai kiến chấp.
Trong khoảng một niệm, tạo đủ bốn chục điều ác. Trong khoảng một niệm, mở cửa cho tám vạn bốn ngàn trần lao, huống nữa trong khoảng một ngày, thì khởi ra biết bao tội ác; huống nữa trong khoảng một tháng, khởi ra biết bao tội ác; huống nữa trong khoảng một năm, khởi ra biết bao tội ác; huống nữa chung thân lịch kiếp khởi ra biết bao tội ác.

(Trang 266)

Tội ác như vậy, vô lượng vô biên, oán thù theo nhau không bao giờ cùng tận.
Nhưng chúng sanh đồng sinh với ngu si, vô minh che lấp trí huệ, phiền não che lấp tâm tánh, chúng sanh không tự hiểu biết.
Tư tưởng điên đảo, không tin lời kinh, không tin lời Phật, không biết giải oan, không trông giải thoát.
Chúng sanh tự gieo mình vào đường ác, như phù du tự gieo mình vào đèn sáng,  nhiều kiếp mê muội, chịu vô lượng khổ.
Giả sử nghiệp báo hết rồi, được trở lại làm người, thì người ác như thế, trọn không cải cách, nên Thánh nhân phải sinh tâm thương xót. Như vậy cũng chỉ vì chúng sanh có oán thù với nhau mà ra.
Chúng con nay đã phát tâm Bồ đề, tu Bồ Tát đạo, thấy Bồ Tát Ma ha tát, lấy việc cứu khổ làm tư lương, lấy việc giải oan kiết làm yếu hạnh. Bồ Tát không xả bỏ chúng sanh mà lấy việc cứu khổ, chịu khổ thế cho chúng sanh làm nền tảng.
Chúng con ngày nay cũng phải như vậy; phải khởi tâm dõng mãnh, khởi tâm từ bi, tâm đồng như tâm Phật, nương nhờ Phật

(Trang 267)

lực dựng phan đạo tràng, đánh trống cam lồ, cầm cung trí huệ, nắm tên kiên cố, nguyện vì hết thảy tứ sinh, lục đạo, oán thù ba đời, cha mẹ, sư trưởng, lục thân quyến thuộc mà cởi mở oán thù.
Những oán thù đã kết đều xả bỏ, những oán thù chưa kết, rốt ráo không kết nữa.
Nguyện xin chư Phật, chư Đại Bồ Tát, dùng từ bi lực, dùng bổn nguyện lực, dùng thần thông lực, đồng gia tâm che chở, chiết phục, nhiếp thọ, làm cho vô lượng oán thù ba đời từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật cởi mở sạch hết, không còn kết oán thù trở lại, hết thảy khổ não hoàn toàn đoạn trừ.
Cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ Tam Bảo, nguyện xin thế cho hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường, oán thù ba đời; nguyện xin thế cho cha mẹ, sư trưởng và hết thảy bà con quyến thuộc mà quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Thiện Ý Phật.

(Trang 268)

Nam mô Ly Cấu Phật.
Nam mô Nguyệt Tướng Phật.
Nam mô Đại Danh Phật.
Nam mô Châu Kế Phật.
Nam mô Oai Mãnh Phật.
Nam mô Sư Tử Bộ Phật.
Nam mô Đức Thọ Phật.
Nam mô Hoan Thích Phật.
Nam mô Huệ Tụ Phật.
Nam mô An Trú Phật.
Nam mô Hữu Ý Phật.
Nam mô Ương Già Đà Phật.
Nam mô Vô Lượng Ý Phật.
Nam mô Diệu Sắc Phật.
Nam mô Đa Trí Phật.
Nam mô Quang Minh Phật.
Nam mô Kiên Giới Phật.
Nam mô Cát Tường Phật.
Nam mô Bảo Tướng Phật.
Nam mô Liên Hoa Phật.
Nam mô Na La Diên Phật.
Nam mô An Lạc Phật.
Nam mô Trí Tích Phật.
Nam mô Đức Kỉnh Phật.
Nam mô Kiên Dõng Tinh Tấn Bồ Tát.

(Trang 269)

Nam mô Kim Cang Huệ Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

-
aa
+
4,967 lượt xem
22/08/2021

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.