Ta đi tìm ta, ta là ai? Chu kỳ 2 - Chương trình 1

-
aa
+

– Ngày 3:

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Quán chiếu về 5 ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), không một ấm nào làm chủ (nếu chỉ có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức thì không tạo nên một con người. Nếu thọ làm chủ, những ấm còn lại biến mất thì không tạo thành con người, không tạo thành chúng sinh).

2. Tứ đại luôn luôn thay đổi; năm ấm cũng luôn luôn thay đổi, không cái nào làm chủ (trong thọ không có cái thọ nào làm chủ, trong tưởng không có cái tưởng nào làm chủ,…).

3. Quán chiếu đến sự vô thường của 5 ấm, luôn luôn sinh, diệt, biến đối.

4: Khẳng định lời Phật dạy là đúng, từ đó phát sinh ra tín lực ⇒ sinh ra phước báu và năng lực tính tấn khiến chúng ta có trí tuệ.

– Ngày 4:

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

Nếu nhân dân Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa thì quán đề mục này:

1. Quán chiếu tứ đại không phải là ta, mà tổng nghiệp mới chính là ta trong hiện tại, nhưng nếu thay đổi (tu tập, chuyển hóa tâm, chuyển hóa nghiệp lực) thì cái ta sẽ mất ⇒ Quán chiếu ta sẽ là Pháp, là 5 giới, 8 giới.

2. Giác ngộ mình và người rồi cũng bị sinh diệt và không có cái ta ⇒ Tư duy để không đắm chấp, không phiền não với sắc thân, cảm giác, cảm thọ, tâm và ý thức của người; từ đó phát sinh tinh tấn, hướng Pháp cho người khác, kiên nhẫn thực hành.

Nếu Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa thì quán đề mục này:

1. Quán chiếu tứ đại không phải là ta, mà tổng nghiệp mới chính là ta trong hiện tại, nhưng nếu thay đổi (tu tập, chuyển hóa tâm, chuyển hóa nghiệp lực) thì cái ta sẽ mất ⇒ Quán chiếu ta sẽ là Lục Hòa, ta là Pháp, là 5 giới, 8 giới.

2. Giác ngộ mình và người rồi cũng bị sinh diệt và không có cái ta ⇒ Tư duy để không đắm chấp, không phiền não với sắc thân, cảm giác, cảm thọ, tâm và ý thức của người; từ đó phát sinh tinh tấn, hướng Pháp cho người khác, kiên nhẫn thực hành.

----------

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Tôi được nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Vườn Lộc Uyển (Isipatana) gần Ba La Nại (Bénarès). Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo:
"Này các thầy, sắc không phải là ta, là tự ngã. Nếu sắc là ta thì sắc sẽ không gây đau khổ (bệnh tật) và đối với thân thể ta có thể ra lệnh: "Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì thân thể không phải là ta, nên nó không tránh khỏi bệnh tật và không ai có thể ra lệnh cho thân thể: "Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". 

Này các thầy, cảm thọ không phải là ta, là tự ngã. Nếu cảm thọ là ta thì cảm thọ sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với sự cảm thọ ta có thể ra lệnh: "Cảm thọ của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì cảm thọ không phải là ta, nên nó không tránh khỏi đau khổ phiền não và không ai có thể ra lệnh cho cảm thọ: "Cảm thọ của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". 

Này các thầy, tri giác không phải là ta, là tự ngã. Nếu tri giác là ta thì tri giác sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với tri giác ta có thể ra lệnh: "Tri giác của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì tri giác không phải là ta, nên nó không tránh khỏi khổ đau phiền não và không ai có thể ra lệnh cho tri giác: "Tri giác của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". 

Này các thầy, tâm tư không phải là ta, là tự ngã. Nếu tâm tư là ta thì tâm tư sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với tâm tư ta có thể ra lệnh: "Tâm tư của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì tâm tư không phải là ta, nên nó không tránh khỏi khổ đau phiền não và không ai có thể ra lệnh cho tâm tư: "Tâm tư của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". 

Này các thầy, ý thức không phải là ta, là tự ngã. Nếu ý thức là ta thì ý thức sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với ý thức ta có thể ra lệnh: "Ý thức của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì ý thức không phải là ta, nên nó không tránh khỏi khổ đau phiền não và không ai có thể ra lệnh cho ý thức: "Ý thức của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi".

Này các thầy, các thầy nghĩ sao? Sắc là thường hay vô thường?
- Sắc là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn. 

Các thầy nghĩ sao? Cảm thọ là thường hay vô thường?
- Cảm thọ là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.

Các thầy nghĩ sao? Tri giác là thường hay vô thường?
- Tri giác là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn. 

Các thầy nghĩ sao? Tâm tư là thường hay vô thường?
- Tâm tư là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.

Các thầy nghĩ sao? Ý thức là thường hay vô thường?
- Ý thức là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn. 

Này các thầy, như thế thì tất cả những gì thuộc sắc thân quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".

Cũng thế, tất cả những gì thuộc cảm thọ, tri giác, tâm tư và ý thức quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta". 

Khi nhận định sự vật như thế, này các thầy, người hành giả thông minh xa lìa và nhàm chán sắc thân, xa lìa và nhàm chán cảm thọ, tri giác, tâm tư và ý thức. Do nhàm lìa nên vị ấy không còn ham muốn. Do hết ham muốn nên được giải thoát. Khi được giải thoát, trí huệ khởi lên: "Đây là sự giải thoát" và vị ấy biết: "Tái sinh chấm dứt, phạm hạnh đã thành, điều nên làm đã làm, không còn trở lại thế gian này nữa".

Khi Đức Thế Tôn nói xong, năm vị Tỳ Kheo đều hoan hỷ: Trong lúc đang nghe giảng, tâm của năm vị được hoàn toàn giải thoát khỏi ái luyến và ô nhiễm.

----------

Xem thêm các bài kinh:

Chương trình tu mùa hạ: theo kinh Bát Đại Nhân Giác

32,628 lượt xem
30/06/2021
1

Bình luận (38)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. P
    P

    Phan Thanh Vũ

    14/12/2023
    Nam Mô A Di Đà Phật. Kiếp này con gây ra quá nhiều ác nghiệp. Nên giờ con phải chịu quả báo của Luật Nhân Quả. Con cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi phù hộ độ trì cho con thoát khỏi sự đau khổ này.
  3. L
    L

    Lưu Thị Liên

    28/10/2023
    Nghe Pháp Cô giảng rất hay và ý nghĩa, tri ân công đức của Cô
  4. Đ
    Đ

    Đinh Thị Thu

    20/10/2023
    Con xin tri ân cô chủ nhiệm đã chỉ dạy cho con ngày càng kính tín Tam Bảo và chăm chỉ tu học ạ.
  5. T
    T

    Trần Thị Thủy

    04/07/2023

    Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con xin tri ân công đức của cô CN ạ!

  6. L
    L

    Lê Thu Hằng

    30/06/2023

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Con thành kính tri ân công đức trên Cô chủ nhiệm ạ